Hơn 2.000 học viên Pháp Luân Công cao tuổi bị ĐCSTQ bức hại trong năm 2021
- Lý Khiết Tư
- •
Theo thống kê do Minghui.org báo cáo, năm 2021, có 58 học viên Pháp Luân Công cao tuổi chết oan do cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), 1.318 người bị bắt cóc và quấy rối, 278 người bị kết án phi pháp, 327 người bị lục soát nhà và cướp đoạt tài sản, 142 người bị giữ lại lương hưu, và 55 người bị lấy máu một cách thô bạo, 13 người buộc phải rời bỏ nhà cửa sống lang bạt, tổng cộng 2.191 người cao tuổi đã bị bức hại.
Năm 2021, tòa án và cảnh sát ĐCSTQ đã tống tiền các học viên Pháp Luân Công cao tuổi 2.056.547 nhân dân tệ (NDT, khoảng 324.120 USD), trong đó tòa phạt 1.180.600 NDT (khoảng 186.067 USD) và cảnh sát tống tiền 875.947 NDT (khoảng 138.052 USD).
Các trường hợp bức hại điển hình
Ông Lưu Hy Vĩnh, 80 tuổi, ở Đại Liên, bị kết án oan và bức hại đến chết
Ông Lưu Hy Vĩnh bị kết án 3 năm tù phi pháp vào tháng 7/2008. Ngày 26/2/2017, ông lại bị bắt cóc vì nói sự thật về Pháp Luân Công. Ông được thả ở tuổi 77. Sau 8 tháng, ông lại bị kết án oan 3 năm. Ngày 9/4/2008, ông bị buộc vào tù.
Trong tù, ông bị bức hại đến nỗi lâm trọng bệnh, gia đình nhiều lần yêu cầu cho ông được “bảo lãnh ra ngoài chữa trị” nhưng đều bị Cảnh sát An ninh Quốc gia Trung Quốc từ chối. Sau khi mãn hạn tù oan, ông lại bị kết án 4 năm tù phi pháp và bị đưa đến nhà tù số 3 ở thành phố Đại Liên, bị bức hại và qua đời vào ngày 29/12/2021.
Ông Lưu Vĩnh Tồn, 89 tuổi, qua đời vì bị bức hại ở thành phố Thư Lan, tỉnh Cát Lâm
Ông Lưu Vĩnh Tồn, khi đó 89 tuổi, bị bắt cóc vào mùa đông năm 2020 vì nói cho mọi người biết sự thật về Pháp Luân Công, và bị buộc phải ký vào “3 cam kết” (“Cam kết Bảo đảm”, “Thư Sám hối” và “Cam kết Từ bỏ”). Ông bị thương nặng, sợ hãi, xuất huyết não, phải nằm liệt giường. Sau đó, ông vẫn bị cảnh sát lục soát nhà, tống tiền, và qua đời một cách oan uổng vào ngày 10/9/2021.
Đại tá Sơn Đông về hưu Công Phi Khởi bị tra tấn đến chết trong tù
Ông Công Phi Khởi, lúc đó 66 tuổi, một học viên Pháp Luân Công và là đại tá nghỉ hưu từ thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, đã bị thao túng và hãm hại bởi Ủy ban Chính trị và Pháp luật Thanh Đảo, “Phòng 610” (một tổ chức bất hợp pháp chuyên bức hại Pháp Luân Công), và Lữ đoàn An ninh Quốc gia Công an huyện Thị Bắc. Ông bị kết án 7,5 năm tù phi pháp, bị tra tấn đến chết trong nhà tù Tế Nam, tỉnh Sơn Đông vào tối ngày 12/4/2021. Thi thể bị thương ở đầu, chảy máu từ tai, và đầu bị sưng và ướt.
Một giáo viên 82 tuổi về hưu ở tỉnh Hà Bắc bị kết án 10 năm tù oan
Ngày 22/10/2018, ông Lý Đăng Thần (Li,Dengchen), một giáo viên đã nghỉ hưu 82 tuổi tại thành phố Thâm Châu, tỉnh Hà Bắc, đã bị cảnh sát khám xét nhà bất hợp pháp, với số đồ bị đánh cắp trị giá khoảng 150.000 NDT (tương đương 23.640 USD). Sau đó ông bị đưa đến Trung tâm giam giữ thành phố Thâm Châu, nơi ông bị từ chối vì lý do sức khỏe.
Ông bị buộc phải rời bỏ nhà cửa sống lang bạt và bị bắt cóc lần nữa vào khoảng Tết Dương lịch năm 2021. Ông bị kết án 10 năm tù phi pháp và đến nay vẫn bị giam giữ bất hợp pháp tại nhà tù Bảo Định.
Bà Thái Tú Phương, gần 90 tuổi tại Cát Lâm, bị xét xử phi pháp trong một phiên tòa bí mật
Bà Thái Tú Phương, sống trong tiểu khu Thủ phủ Tây Thành, đường Trường Xuân, quận Thuyền Doanh, Cát Lâm, đã bị Tòa án quận Thuyền Doanh xét xử bí mật vào ngày 28/10/2021, trước sinh nhật lần thứ 90 của bà.
Ngày 14/5/2021, bà Thái Tú Phương đã bị bắt cóc và khám nhà bất hợp pháp bởi cảnh sát từ nhiều đồn cảnh sát tại chợ ngựa Phùng Gia Đồn, Tây Quan, quận Thuyền Doanh, thành phố Cát Lâm. Đêm đó, bà được “tại ngoại trong thời gian chờ xét xử”, và sau đó bị đưa ra xét xử tại Viện kiểm sát quận Thuyền Doanh, Cát Lâm.
Giáo viên Vương Cảnh Linh của Học viện Công nghệ Hoài Âm Giang Tô bị truy thu lương hưu gần 500.000 NDT
Bà Vương Cảnh Linh, một học viên Pháp Luân Công từ thành phố Hoài An, tỉnh Giang Tô, một nhân viên đã nghỉ hưu của Học viện Công nghệ Hoài Âm, đã bị bắt cóc vào tháng 5/2021 vì phân phát tài liệu sự thật về Pháp Luân Công và bị kết án 3 năm tù phi pháp. Cục An sinh Xã hội buộc bà phải trả lại số tiền lương hưu đã nhận khi chấp hành án.
Cuối cùng, bà Vương Cảnh Linh buộc phải giao nộp tổng cộng 500.000 NDT (khoảng 78.802 USD) tiền lương hưu, phí kiện tụng và phí bảo quản tài sản.
Ông Vương Học Bân, 84 tuổi, buộc phải rời khỏi nhà ở quận Dĩnh Châu, thành phố Phụ Dương, tỉnh An Huy sống lưu lạc
Chiều ngày 23/3/2021, ông Vương Học Bân, học viên Pháp Luân Công 84 tuổi đã bị Đội An ninh Quốc gia thuộc Cục Công an, đồn cảnh sát và nhiều người trong tiểu khu tại địa phương lục soát nhà, quay video và chụp ảnh bất hợp pháp.
Khoảng 9h đêm hôm đó, cảnh sát lại đến nhà ông Vương Học Bân, gõ cửa ầm ầm và xe cảnh sát bấm còi inh ỏi. Ông Vương Học Bân nhất quyết không chịu mở cửa, đến tận hơn 10h đêm họ mới rời đi. Sau đó ông Vương Học Bân buộc phải bỏ nhà sống lang bạt.
“ĐCSTQ là gốc rễ của thảm họa”
Ông Lý Nguyên Hoa, cựu giáo sư của Đại học Sư phạm Thủ đô Bắc Kinh, hiện đang sống ở Úc, từng nói với Epoch Times rằng ĐCSTQ đã bức hại các học viên Pháp Luân Công cao tuổi, những người kiên định với tín ngưỡng của họ. ĐCSTQ đã thực hiện nhiều cách đàn áp khác nhau, có thể thấy họ vô pháp vô thiên, không tuân theo luật và không có chút nhân quyền nào chỉ vì muốn “duy trì sự ổn định”.
Ông nói rằng ĐCSTQ đã hủy hoại đức tính tôn trọng người cao tuổi trong văn hóa truyền thống Trung Hoa. Những người cao tuổi này được hưởng lợi từ việc tu luyện, kiên định đức tin của mình và làm người tốt, nhưng ĐCSTQ tin rằng điều này cản trở sự chuyên chế của mình, nên đã bức hại họ.
Về vụ án ông Lưu Hy Vĩnh, một cụ ông 80 tuổi, bị bức hại đến chết, luật sư nhân quyền người Trung Quốc sống tại Hoa Kỳ, ông Ngô Thiệu Bình, nói với phóng viên Epoch Times rằng đây thực sự là một cuộc đàn áp chính trị điển hình của ĐCSTQ đối với những người có tín ngưỡng. “Đó không chỉ là vấn đề pháp lý thuần túy, không có nghĩa là nếu bạn thực sự vi phạm pháp luật, bạn sẽ bị trừng phạt tương xứng.”
“Đây là một điều khủng khiếp, có nghĩa là, ĐCSTQ có thể thao túng pháp luật và sử dụng nó để tùy tiện đàn áp và giết những người không tuân theo mình.”
Ông Lưu Hiểu Bân, cựu giáo viên hướng dẫn tại đồn cảnh sát Đại Liên, trú tại Hoa Kỳ, từng nói với phóng viên Epoch Times rằng từ quan điểm đạo đức mà nói, việc coi thường tính mạng ông Lưu Hiểu Bân, “tự nó đã đáng bị lên án. Như cách nói của người dân, lương tâm của những cảnh sát này đã bị chó tha đi mất. Họ hoàn toàn đáng bị lên án về mặt đạo đức.”
Từ quan điểm pháp lý, họ là “bỏ qua nhiệm vụ và bất hợp pháp. Từ quan điểm pháp lý, họ đã “bỏ bê chức trách và vi phạm pháp luật.”
Cuối cùng, ông cụ vẫn không từ bỏ tín ngưỡng của mình, ĐCSTQ các cấp không dám chịu trách nhiệm (không chuyển hóa được các học viên Pháp Luân Công từ bỏ tín ngưỡng của họ), và không dám thả ông cụ đi.
Ông Lý Nguyên Hoa khuyên những quan chức trong ngành công an, viện kiểm sát, tư pháp và chính quyền các cấp, những người vẫn đang chấp hành các luật ác độc tài ngày nay hãy dừng cuộc bức hại và lựa chọn một tương lai tốt đẹp hơn cho bản thân mình.
“Đồng thời, tôi cũng kêu gọi chính phủ các nước cùng lên tiếng tìm lại công lý, tố cáo ĐCSTQ và chấm dứt cuộc đàn áp. ĐCSTQ là căn nguyên của thảm họa, và sự tồn tại của nó đã mang lại thảm họa cho toàn nhân loại,” ông nói.
Các vụ án lấy từ trang Minghui.org.
Theo Lý Khiết Tư / Epoch Times
Xem thêm:
Từ khóa Dòng sự kiện Pháp Luân Công Cuộc đàn áp Pháp Luân Công