Huawei đang dần đánh mất thị trường vì liên quan tới chính phủ Trung Quốc
- Trí Đạt
- •
Lâu nay, Huawei vẫn luôn tích cực mở rộng bản đồ thị trường của mình ra thế giới, nhưng do các nước lo lắng Bắc Kinh sẽ thông qua các thiết bị của Huawei để tiến hành các hoạt động gián điệp, do đó thời gian qua, Mỹ và nhiều nước đồng minh liên tiếp chống lại Huawei. Có kênh truyền thông chỉ ra, hiện nay tại châu Âu, Huawei đang dần mất đi đồng minh, thậm chí có nhà phân tích cảnh báo, trong 3 năm tới, Huawei sẽ mất phần lớn thị trường.
Tờ Business Times dẫn tin từ Bloomberg News chỉ ra, trước đó khu vực châu Âu do áp lực từ Mỹ, nên biểu hiện không mấy tích cực. Nhưng từ tuần trước, có ngày càng nhiều quốc gia và các nhà mạng viễn thông biểu thị thái độ sẽ giữ khoảng cách với Huawei. Nguyên nhân chủ yếu là do lo lắng Bắc Kinh sẽ thông qua thiết bị của Huawei để tiến hành hoạt động gián điệp.
Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông như Deutsche Telekom (Đức), Orange SA (Pháp) và BT Group (Anh), v.v. đều cho biết sẽ không lựa chọn Huawei làm nhà cung cấp thiết bị mạng 5G trong tương lai; gần đây, chính phủ Na Uy cũng cho biết, tương lai sẽ không sử dụng thiết bị viễn thông của các nhà cung cấp hợp tác với quốc gia có chính sách không an toàn, điều này được cho là ám chỉ Huawei và Bắc Kinh, ngay cả chính phủ Pháp cũng có cách làm tương tự.
Neil Campling Neil Campling, nhà phân tích công nghệ, truyền thông và viễn thông thuộc Mirabaud Securities cho biết, ngoài thị trường Bắc Kinh ra, viễn cảnh tương lai của Huawei tương đối ảm đạm, gần đây dù kết quả các sự kiện rối bời liên quan tới Huawei có ra sao, thì danh tiếng của công ty này cũng đã bị tổn thất tương đối lớn, thậm chí là trong 3 năm tới, Huawei sẽ mất phần lớn thị trường.
Giám đốc điều hành Bengt Nordstrom của Công ty tư vấn viễn thông Northstream cho rằng, hiện tại nhiều nhà mạng lớn của châu Âu cũng đã trở nên cẩn thận hơn trong việc mua các thiết bị viễn thông của Huawei.
Trong bản tin của Business Times có nói, Huawei mất rất nhiều đối tác tại châu Âu, đồng nghĩa với việc mất đi các đơn hàng lớn có trị giá lên đến hàng tỷ Euro. Deutsche Telekom, một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn tại châu Âu và vốn là đối tác của Huawei, theo kế hoạch đến trước cuối năm 2021, Huawei sẽ đầu tư mạnh vào mạng 5G tại Đức, tổng số vốn lên đến 20 tỷ Euro, nhưng hiện nay Huawei đã bị loại bỏ. Được biết, hiện tại doanh số của Huawei tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi chiếm khoảng 27% tổng doanh số.
Huawei giúp Bắc Kinh trong hoạt động gián điệp?
Ngày 17/4, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) đã thông qua quyết định, cấm các công ty mạng di động có nhận trợ cấp của chính phủ Liên bang mua bất cứ thiết bị viễn thông nào do doanh nghiệp Trung Quốc là Huawei và ZTE sản xuất, bởi các thiết bị của hai nhà cung cấp này có thể tiềm ẩn nguy cơ an ninh quốc gia.
Sau đó vài ngày, Ủy ban Thẩm tra Kinh tế và An ninh Mỹ – Trung thuộc Quốc hội Mỹ đã công bố một bản báo cáo, nội dung điểm tên 3 doanh nghiệp Trung Quốc là Huawei, ZTE và Lenovo có thể đã chi viện cho chính phủ Bắc Kinh trong các hoạt động gián điệp, để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Trung Quốc và giúp Trung Quốc thu được lợi ích.
Ngày 11/12, theo Đài truyền hình Fuji tại Nhật Bản đưa tin, nhân sĩ liên quan thuộc Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (đảng đang cầm quyền tại Nhật) tiết lộ rằng sau khi tháo dỡ thiết bị của Huawei, họ đã phát hiện rằng trong phần cứng của các thiết bị này có chứa các thành phần không cần thiết, đó là chip gián điệp. Vấn đề này đã khiến các cơ quan chức năng của Nhật Bản phải chú ý.
Từ chối hợp tác với Huawei
Hồi tháng 8, Úc đã cấm Huawei đầu tư vào mạng 5G tại nước này; ngày 15/9, Ấn Độ cũng loại bỏ Huawei ra khỏi hợp đồng hợp tác phát triển mạng 5G; ngày 15/9, nhà mạng di động lớn nhất của Hàn Quốc SK Telecom tuyên bố, đã lựa chọn Samsung, Ericsson, Nokia là các doanh nghiệp tham gia đấu thầu thiết bị mạng 5G, Huawei của Trung Quốc không được tham gia đấu thầu.
Sau khi Thủ tướng Úc Turnblin gặp các nhà lãnh đạo Nam Thái Bình Dương bao gồm Bộ trưởng Quần đảo Solomon ở London, Quần đảo Solomon tuyên bố vào ngày 19 tháng 4 rằng họ sẽ từ bỏ kế hoạch để cho Huawei xây dựng hệ thống cáp viễn thông của nước này.
Ngày 10/12, Huawei đã gửi thư thỉnh cầu tới Ủy ban Quốc phòng Đan Mạch nhằm khôi phục lại mối quan hệ với các khách hàng Đan Mạch đang có kế hoạch từ bỏ hợp tác với Huawei.
Trí Đạt
Xem thêm: