Lý do nào khiến người Trung Quốc liều chết “đào thoát” đến Anh?
- Nghiêm Đan
- •
Gần đây, 39 người chưa rõ danh tính vượt biên tới Anh đã bị phát hiện chết trong một chiếc container. Đối diện với thảm kịch đột nhiên xảy đến này, không ít người Trung Quốc cảm thấy khó có thể tin đây là sự thực. Khi bình luận dưới các bản tin, ngoài những bình luận nghi ngờ nguyên nhân dẫn đến tử vong, còn có không ít người hỏi “giờ đã là niên đại nào rồi, người Trung Quốc còn vượt biên đến Anh Quốc?”
Hình ảnh chiếc xe chở container phát hiện 39 thi thể nghi là người Trung Quốc tại Anh Quốc hôm 23/10. (Ảnh Getty Images)
Những người bạn trên mạng này có lẽ không biết, do “an ninh trên đường hầm Eo biển Dover và Eo biển Manche đã được tăng cường”, người vượt biên phải “lên xe từ nơi xa xôi hơn”, hơn nữa “các nhóm buôn lậu người cũng đang sử dụng các biện pháp nguy hiểm hơn nữa để vận chuyển người vượt biên”. Truyền thông tại Trung Quốc Đại Lục trích dẫn thông tin từ Đài BBC cho biết, “các xe chở container đã trở thành một phương thức vận chuyển người thường thấy nhất”; “đối với người vượt biên mà nói, họ phải gánh chịu rủi ro rất lớn, trong khi phải bỏ ra rất nhiều tiền cho việc này”.
Rủi ro khi dùng container vận chuyển người rốt cuộc lớn ngần nào, một bản báo cáo của Cục Tấn công tội phạm Quốc gia Anh (NCA) đã miêu tả như sau: “Người vận chuyển người trái phép thường thích dùng xe chở container đông lạnh để vận chuyển di dân bất hợp pháp tới Anh, còn người bị vận chuyển có nguy hiểm tử vong trong container”, “Do họ bị khóa ở bên trong đó, nên không thể nào tự cứu, do đó mà rủi ro rất lớn, có nhiều vụ tử vong như vậy đã được ghi chép lại.”
Cảnh sát Anh tham gia điều tra lần này cũng công khai cho biết, trong container, nạn nhân ngoài việc bị nghi ngờ chết do lạnh, còn có khả năng tử vong do ngạt khí. Ngay cả Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐSCTQ) Hồ Tích Tiến cũng lên tiếng xác nhận: “Năm 2000, một chiếc xe chở hàng của Anh có 58 người Trung Quốc di dân bất hợp pháp bị chết ngạt khi đang trên đường vận chuyển.”
Con đường vượt biên vốn đầy rẫy khó khăn và nguy hiểm, hoặc là vượt biển hoặc là vượt đường núi, hoặc là phải chịu nóng bức ngột ngạt hay chịu lạnh trong container. Nếu muốn vượt biên, cần phải chuẩn bị đối mặt “thập tử nhất sinh”. Điều này khiến người ta nhớ đến thời đại Mao Trạch Đông, nhớ đến khoảnh khắc lịch sử mà 2,5 triệu người Trung Quốc Đại Lục liều chết “chạy trốn đến Hồng Kông”. Theo Wikipedia, cuộc “chạy trốn đến Hồng Kông” tại bản địa Hồng Kông cũng được gọi là “làn sóng vượt biên”, “là chỉ những năm 1950 trước khi Trung Quốc diễn ra Cải cách mở cửa, rất nhiều người Trung Quốc Đại Lục vì muốn thoát khỏi sự thống trị của ĐCSTQ, nên đã thử vượt biên đến thuộc địa của Anh – Hồng Kông.”
Tháng 12/2015, có 3 người đã đào thoát sang Hồng Kông công khai kể về trải nghiệm sinh tử của họ. Theo lời kể, “Có 3 đường Đông, Trung, Tây, và 3 phương thức để đào thoát sang Hồng Kông: đi đường bộ, bơi qua biển, ngồi thuyền. Đường phía Đông là từ Vịnh Đại Bằng (Mirs Bay) bơi sang, khu vực này có rất nhiều cá mập, rất nhiều người đã bị cá mập cắn chết. Đường giữa là từ sông Thâm Quyến qua, tại đây có cảnh sát và cảnh khuyển trấn giữ, phòng bị nghiêm ngặt. Đường phía Tây là từ đường bộ Quảng Châu đến Vịnh Thâm Quyến, sau đó bơi đến Nguyên Lãng (Yuen Long) tại Hồng Kông. Đường tuy dài nhưng tỷ lệ thành công cao, và thời gian bơi dưới nước là dài nhất, khoảng 9 – 10 giờ đồng hồ. Đèn chiếu sáng liên tiếp quét qua mặt biển, có lúc phải lặn xuống để tránh đèn soi vào.” Có thể gọi đây là cuộc đào thoát ‘cửu tử nhất sinh’. Để “tương lai có thể đào thoát đến Hồng Kông”, “rất nhiều gia đình từ nhỏ đã cho con nhỏ tập luyện bơi lội”.
Hơn nữa, “người không biết bơi chỉ có thể lựa chọn đi đường bộ. Để tránh bị quan chức vây kích chặn đường, người đào thoát thường phải đi những con đường nguy hiểm và khó khăn”. Theo hồi ức của một người đã đích thân trải qua, khi đó bà “đi được 13 ngày 13 đêm để vượt qua đường núi, mỗi ngày nhân lúc trời tối mới đi, ban ngày nằm trên mặt đất, thậm chí là trong quan tài bỏ không để tránh bộ đội biên phòng.” Giống như những người đào thoát đến Hồng Kông năm xưa, hiện nay người Đại Lục lựa chọn đào thoát đến Anh cũng có thể thấy rõ được “đường đào thoát, đầy máu và nước mắt”. Nhưng điều đáng suy nghĩ lại là, giả dụ như người đào thoát đến Hồng Kông là để trốn khỏi sự thống trị của ĐCSTQ, vậy thì lần này, mục đích của “người đào thoát đến Anh” có sự khác biệt không?
Theo một người đào thoát đến Hồng Kông nói, “đi đến bước phải vượt biên, là dùng chân để bỏ phiếu, là muốn hướng đến nơi tươi sáng”. Họ còn hỏi: “Vì sao người ta lại muốn xa biệt quê hương, liều mạng đào thoát?” Vấn đề này có lẽ để cho những di dân hợp pháp người Trung Quốc đang ở hải ngoại trả lời. Năm 2017, “Sách Xanh tài năng quốc tế – Báo cáo di dân quốc tế Trung Quốc” cho thấy, Trung Quốc Đại Lục đang xuất hiện làn sóng di dân hải ngoại quy mô lớn lần thứ 3. Năm 2014, Viện nghiên cứu Hurun công bố báo cáo nói rằng, “64% người giàu Trung Quốc (tài sản hơn 1,6 triệu USD) hoặc đã di dân đến quốc gia khác, hoặc đang có ý định di dân. Và nguyên nhân hàng đầu khiến họ di dân là an toàn và đảm bảo tài sản.” Năm 2017, trong bảng xếp hạng của Viện nghiên cứu Hurun cho thấy, né tránh ô nhiễm môi trường là một trong 3 nguyên nhân chính mà người giàu Trung Quốc muốn di dân.
Người giàu Trung Quốc đều chạy hết, người nghèo ở lại liệu có còn đường sống? Ở một “quốc gia lợi hại” như hiện nay, người dân không sợ chết, lấy cái chết để đe dọa thì không có tác dụng. Thêm nữa, người nghèo hiện cũng đang tìm đường đào thoát, thực đúng là quá mỉa mai. Ngày càng nhiều người Trung Quốc thà liều chết đào thoát, cũng không muốn nghèo chết, mệt chết, đói chết dưới sự thống trị của ĐCSTQ. Dù đã qua vài thập kỷ, thảm cảnh, bi kịch người Trung Quốc vì “chạy trốn sự thống trị của ĐCSTQ” phải đối mặt ở nơi đất khách quê người đang tiếp tục xảy ra.
Điều này đã đủ để cho thấy, dưới chế độ độc tài của ĐCSTQ, người dân Trung Quốc chưa từng thực sự no ấm và tự do. Ăn một miếng cơm lại phải nộp nửa miếng thuế, nhà cửa đất đai được mua từ tài sản tích lũy hàng mấy thế hệ, sau 70 năm rất có khả năng trở thành “quốc hữu” của ĐCSTQ. Thật không dễ dàng để trở lên giàu có, nhưng cũng phải cúi đầu chịu phục trước ĐCSTQ, chịu sự kiểm soát của ĐCSTQ. Cuộc sống dưới sự kiểm soát của chính quyền bạo chính độc tài, chỉ cần là người bình thường thì đều cảm thấy khó có thể chịu đựng được.
“Chịu đủ rồi và chán sống rồi”, điều này e rằng mới thực sự là miêu tả chân thực nhất nội tâm của người Trung Quốc. Điều đáng buồn là, dù như thế, người Trung Quốc vẫn thà lựa chọn đào thoát, chứ không lựa chọn đấu tranh. Dưới sự giáo dục tẩy não trường kỳ của ĐCSTQ, người Trung Quốc thà bị khóa trong “container chết chóc”, cũng không có dũng khí giống như người Hồng Kông, dùng sinh mệnh để bảo vệ tôn nghiêm, chống bạo chính, dùng bản thân để giành lấy hy vọng sống.
Hiện nay, người Hồng Kông không ngại mạo hiểm, hy sinh để bước ra đường kháng nghị, không những “chính nghĩa được ủng hộ”, mà còn khiến cho ĐCSTQ không còn đường lui. Còn người Trung Quốc sợ ĐCSTQ, liều chết “đào thoát đến Anh”, nhưng không may mất mạng. Bi kịch dường như ngẫu nhiên này đã đang khuyên bảo người Trung Quốc, dám nói “không” với ĐCSTQ. từ chối bạo chính làm dụng uy quyền, thì mới có thể thực sự có được tương lai tươi sáng.
Nghiêm Đan
Xem thêm:
Từ khóa Đào thoát vượt biên chạy trốn ĐCSTQ