Minh Báo: Nếu “người trẻ” thế chỗ ông Vương Kỳ Sơn thì sẽ là người kế nhiệm ông Tập
- Miêu Vĩ
- •
Truyền thông Hồng Kông phân tích rằng ông Vương Kỳ Sơn có thể từ chức Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và nếu ông Tập Cận Bình chọn “người trẻ” thay thế ông Vương Kỳ Sơn làm cấp phó, thì người này sẽ là người kế nhiệm ông Tập.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc – ĐCSTQ (Đại hội 20 ĐCSTQ) sắp được tổ chức, có nhiều ý kiến xoay quanh việc thay đổi nhân sự cấp cao nhất trong đảng.
Theo các kênh truyền thông tổng hợp, Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc ĐCSTQ đã sửa đổi hiến pháp năm 2018, bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ đối với chủ tịch và phó chủ tịch nước, mở đường cho ông Tập Cận Bình nắm quyền nhiệm kỳ thứ 3 hoặc thậm chí lâu hơn.
Nếu không nằm ngoài dự liệu, ông Tập Cận Bình sẽ được bầu lại làm Tổng Bí thư tại Đại hội 20 ĐCSTQ, và sẽ được bầu lại làm Chủ tịch nước tại Kỳ họp thứ 2 vào năm tới, và tiếp tục nắm quyền.
Tiếp theo, việc một nhân vật quan trọng khác, Phó Chủ tịch Vương Kỳ Sơn đi hay ở, cũng sẽ liên quan đến sự cạnh tranh giữa các phe phái cấp cao của ĐCSTQ, và ảnh hưởng đến việc sắp xếp nhân sự của ông Tập.
Ông Vương Kỳ Sơn, người sẽ trên 74 tuổi vào tháng Ba năm sau, từng là “đồng minh” thân cận nhất của ông Tập Cận Bình. Ông từng là Ủy viên Thường vụ Tổng cục Chính trị, kiêm Bí thư Ủy ban Kỷ luật Trung ương sau Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 18 của ĐCSTQ năm 2012. Sau khi thôi giữ chức Ủy viên Ban Thường vụ vào năm 2017, ông đã không còn giữ bất kỳ chức vụ gì trong đảng.
Tuy nhiên, sau đó ông Vương Kỳ Sơn đã trở thành Phó Chủ tịch ĐCSTQ, thuộc cấp quốc gia, chỉ sau 7 thành viên Ủy ban Thường vụ Tổng cục Chính trị ĐCSTQ. Vì vậy, ngoại giới còn gọi ông là ủy viên thứ 8 của Ủy Ban Thường vụ ĐCSTQ. Tháng Sáu năm nay, ông Vương Kỳ Sơn được bầu làm đại biểu của Đại hội 20 ĐCSTQ tại tỉnh Giang Tô.
Kênh truyền thông Hồng Kông “Ming Pao” (Minh Báo) đã bình luận trong bài viết ngày 8/9, rằng ông Vương Kỳ Sơn dự kiến sẽ từ chức vào năm tới. Việc phó chủ tịch tương lai sẽ là ủy viên Bộ Chính trị, hay giữ tư cách người ngoài cuộc, sẽ có tác động nhất định đến việc bố trí nhân sự của Đại hội 20.
Theo bài viết, kể từ năm 1998, các phó chủ tịch ĐCSTQ đều được kiêm nhiệm bởi các ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và bí thư điều hành của Ban Bí thư Trung ương ĐCSTQ, gồm các ông Hồ Cẩm Đào, Tăng Khánh Hồng và Tập Cận Bình. Trong đó, ông Tập và ông Hồ Cẩm Đào đều là những người kế nhiệm nắm thực quyền.
Sau khi trở thành phó chủ tịch, ông Lý Nguyên Triều (Li Yuanchao) chỉ là ủy viên Bộ Chính trị, chức vụ này chỉ ở mức cấp phó quốc gia. Cho đến khi ông Vương Kỳ Sơn lên thay, vị trí này mới trở lại thành cấp quốc gia.
Bài viết cho rằng tại Đại hội 20 ĐCSTQ, nếu phó chủ tịch nước theo mô hình của ông Vương Kỳ Sơn, thì không cần chiếm các ghế trong Bộ Chính trị, sinh mệnh chính trị của một nguyên lão vẫn có thể được tiếp tục. Nếu theo khuôn mẫu của cựu Phó Chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng, vì là kiêm nhiệm nên không cần chiếm vị trí khác.
Điều không thể xảy ra chính là mô hình của ông Hồ Cẩm Đào và ông Tập Cận Bình, vì rất khó để người kế nhiệm được xuất hiện trong phiên họp này. Ngược lại, nếu ông Tập Cận Bình chọn một “người trẻ” thay thế ông Vương Kỳ Sơn làm cấp phó, thì người này sẽ là người kế nhiệm ông Tập.
Hôm 8/9, cựu phó giáo sư Lý Nguyên Hoa tại Đại học Sư phạm Thủ đô Bắc Kinh, nói với Epoch Times rằng với tính cách của ông Tập và nhu cầu phân bổ quyền lực của ông, khó có khả năng phó chủ tịch sẽ áp dụng mô hình người kế nhiệm hay mô hình nắm thực quyền.
Về mối quan hệ giữa 2 ông Vương Kỳ Sơn và Tập Cận Bình, ngày 6/9, bà Thái Hà – giáo viên Trường Đảng Trung ương ĐCSTQ, cũng tiết lộ một số chi tiết ít người biết trong bài viết mới nhất, đăng trên tạp chí “Foreign Policy” (Chính sách Ngoại giao).
Bà Thái Hà viết, sau khi lên nắm quyền, ông Tập không thể chịu đựng được những lời chỉ trích. Theo bạn bè của ông Vương Kỳ Sơn, ông Vương từng đề nghị ông Tập nên thay đổi “8 điều lệ” đối với đảng, thành một thể chế nội bộ chính thức.
“8 điều lệ” là do ông Tập Cận Bình đề xuất tại cuộc họp Bộ Chính trị cuối năm 2012. Ông Vương Kỳ Sơn thực ra đang muốn lấy lòng ông Tập, nhưng ông Tập lại cho rằng đây là hành vi mạo phạm, vì không phải ông Tập tự mình nghĩ ra, nên đã khiển trách ông Vương Kỳ Sơn ngay tại cuộc họp.
Bài viết cũng dẫn lời một cựu quan chức ở Bắc Kinh, tiết lộ rằng ông Vương Kỳ Sơn, khi đó là 1 trong 7 Ủy viên Ban Thường vụ và là đồng minh lâu năm của ông Tập, từng phàn nàn với bạn bè, rằng mối quan hệ giữa ông Tập và các thành viên khác của Ủy ban Thường vụ đã trở thành “mối quan hệ quân thần ( vua – tôi).”
Bà Thái Hà cũng nói rằng đằng sau hậu trường, “quyền lực của ông ấy đang bị nghi vấn chưa từng có” bởi sự sùng bái Mao Trạch Đông quá mức của cá nhân ông Tập đã khiến nhiều người trong ĐCSTQ nổi giận.
Ngoài ra, hàng loạt sai lầm về chính sách đã khiến những người ủng hộ ông Tập phải thất vọng. Sự bất mãn từ giới tinh hoa đang lan xuống các khu vực địa phương và phi chính phủ. “Trong vài tháng trước Đại hội ĐCSTQ lần thứ 20, cuộc đấu tranh trong nội bộ ĐCSTQ có thể sẽ ngày càng gay gắt.”
Bà Thái Hà tin rằng nhiệm kỳ thứ 3 của ông Tập Cận Bình vẫn chưa chắc chắn, ngày càng nhiều người chống Tập có thể vẫn lật đổ ông.
“Không thể nói rằng không có khả năng này.” Tuy nhiên, kết quả có thể xảy ra nhất vào mùa thu năm nay là nhiệm kỳ thứ 3 của ông Tập. Chỉ là việc ông Tập tái đắc cử không phải điều hoàn toàn không gây tranh cãi, và “thành công kiểu này sẽ dẫn đến nhiều sóng gió hơn trong tương lai.”
Từ khóa Vương Kỳ Sơn Truyền thông Hồng Kông Đại hội 20 của ĐCSTQ Tập Cận Bình