Năm 2002, Giang Trạch Dân bất ngờ nhận “trát đòi hầu tòa” ở Chicago
- Thanh Hà
- •
Nhà độc tài Giang Trạch Dân ra quốc tế, nhưng không ngờ đồng bào Hoa Kiều ở hải ngoại chào đón ông bằng một đơn kiện vì đàn áp Pháp Luân Công.
Chuyến thăm Hoa Kỳ của Giang được đồn đại từ mùa Hè năm 2002, nhưng không tiết lộ chi tiết cụ thể. Mãi đến ngày 10/10/2002, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trương Khải Nguyệt mới tuyên bố trong một cuộc họp báo thường kỳ rằng ông sẽ thăm Hoa Kỳ từ ngày 22 đến ngày 25/10 .
10h38 sáng ngày 22/10/2002, chuyên cơ của Giang chậm rãi hạ cánh xuống sân bay Chicago trong sương mù. Khác theo thông lệ mà ở đó nguyên thủ quốc gia sẽ có đôi lời vui vẻ với đội nghi lễ chào đón, Giang đã lên thẳng xe và rời đi.
Rời sân bay, Giang cùng đoàn xe hộ tống hướng về thành phố dọc theo Quốc lộ 90. Những người biểu tình Pháp Luân Công lần lượt xuất hiện trên sân ga của mỗi ga tàu điện ngầm trên đường đi, và họ giương cao các khẩu hiệu và biểu ngữ có nội dung “Chấm dứt đàn áp Pháp Luân Công.”
Tuy nhiên, Giang Trạch Dân không ngờ rằng chào đón ông sẽ không chỉ có biểu tình, mà còn là một vụ kiện ở Chicago. Kể từ sau Đại thế chiến lần thứ II, thì đây là khởi đầu cho một loạt các vụ kiện về nhân quyền lớn nhất thế giới nhắm vào cá nhân Vua không ngai của Trung Quốc Đại Lục. Dù sao thì đây là thế giới tự do, chứ không phải là Hoa Lục.
Việc truy tố Giang là một vụ án dân sự, cần phải đưa giấy triệu tập của tòa đến bị cáo. Nhưng lộ trình chuyến thăm Chicago của ông ta được giữ bí mật. Mà dù có biết tuyến đường rồi, thì tầng tầng lớp lớp nhân viên an ninh cũng sẽ không cho ai tiếp cận.
Ngày 21/10/2002, tòa án Illinois đã phát lệnh của tòa án. Như vậy nhóm pháp lý quyết định gửi gián tiếp qua người phụ trách an ninh của Giang, nếu gặp khó khăn trong việc gửi trực tiếp cho ông.
Ngày 22/10, luật sư chính của vụ kiện, bà Terry Marsh, cùng 7 người trong nhóm gửi giấy triệu tập đã thảo luận về cách làm suốt gần một giờ tại công ty thám tử tư. 3 người trong số họ là những người có kinh nghiệm đưa giấy triệu tập đến tòa, và 4 người là học viên Pháp Luân Công (3 người da trắng và 1 người Trung Quốc).
Khoảng 4h chiều, một người trong nhóm đã đến Công an Quận 18 hy vọng sẽ giao hồ sơ triệu tập cho cảnh sát trưởng cấp quận. Nhưng cảnh sát trưởng đi đi vắng nên đã để lại hồ sơ cho trợ lý của ông. Một người khác đã vượt qua rất nhiều khó khăn, vượt qua các đe dọa và cản trở từ an ninh của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như áp lực của cảnh sát Mỹ, cuối cùng đã thành công chuyển hồ sơ cho ông Joseph Griffin, Cảnh sát trưởng Quận 18, người đang làm nhiệm vụ lúc đó ở ngoài khách sạn. Theo pháp lệnh, ông Griffin là một trong những người bảo vệ mà có thể nhận hồ sơ pháp lý thay mặt cho ông Giang. Ông Griffin đã nhận hồ sơ và biểu thị rằng ông hiểu nghĩa vụ của mình. Trong hoàn cảnh khởi kiện Giang có thể gặp nhiều trở ngại, thì lựa chọn chuyển giao hồ sơ thông qua các nhân viên bảo vệ được coi là một cách chuyển giao hiệu quả, và cuối cùng việc đó đã thành công.
Khi Giang biết mình bị học viên Pháp Luân Công kiện và lệnh triệu tập của tòa án đã tới tay, mặt ông ta tái đi rồi ngã phịch xuống ghế sô pha và bắt đầu run rẩy. Sau khi hồi phục một lúc, ông ta nổi trận lôi đình và mắng mỏ thậm tệ Tổng lãnh sự Trung Quốc ở Chicago bấy giờ là Ngụy Thụy Hưng.
Ông Ngụy là một nhà ngoại giao kỳ cựu của ĐCSTQ. Nhưng trong 2 năm trở lại trong cộng đồng người Hoa có tin đồn rằng ông ta có vấn đề về quan hệ nam nữ, và ông ta đã trở về Trung Quốc để “dưỡng sức” trong 3 tháng. Ý đồ của ông Ngụy lần này là muốn lợi dụng cuộc đàn áp Pháp Luân Công để lấy lòng Giang và tiếp tục leo lên. Do đó, ngay khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu, ông Ngụy đã đến Illinois để lên tiếng phản đối Pháp Luân Công. Sau đó, Lãnh sự quán của ông đã tổ chức một số buổi phê bình theo phong cách thời Cách mạng Văn hóa.
Sau khi trải qua khoảng thời gian khó chịu ở Chicago, Giang trở về Trung Quốc vào cuối tháng 10. Ngày 4/11, ông Ngụy bị cách chức Tổng lãnh sự và được chuyển trở lại Trung Quốc. Sự nghiệp chính trị của ông cũng kết thúc ở đó. Làm việc cho một người như Giang là rất nhiều rủi ro, gần Vua như gần cọp.
Để đảm bảo, nhóm pháp lý đã đăng ký và gửi đơn khiếu nại pháp lý đến Trung Nam Hải nhiều lần sau khi Giang trở về Bắc Kinh.
Ngày 13/12/2002, một bộ hồ sơ gồm thông báo bằng tiếng Anh và tiếng Trung về việc lên lịch điều trần trước tòa, với một lá thư bằng tiếng Anh và tiếng Trung để giải thích và thông báo, cũng như nội dung tố cáo, và một bản sao chép văn bản cho phép nguyên đơn dùng các phương cách khác nhau truyền đạt cho bị đơn, đã thông qua FedEx chuyển đến văn phòng chính thức của bị cáo ở Trung Nam Hải, Bắc Kinh, Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Trung Quốc ban đầu nhận được đơn khiếu nại.
Người của Bộ Ngoại giao nhận kiện thư chuyển phát nhanh này và thấy nó quá đặc biệt. Họ lúng túng vì không thể lấy lý do “không tìm được người nhận, cho nên trả lại”, nhưng cũng không dám tùy tiện ký nhận. Bằng cách này hay cách khác, họ chuyển bưu kiện đến “Văn phòng ông Giang” ở Trung Nam Hải. Người tên Hoàng (T. Hoàng) “Văn phòng Giang” rất sảng khoái ký nhận bằng một nét bút. Vụ việc này vẫn đang được lưu hành như một truyện tiếu lâm của các nhà lãnh đạo chóp bu của ĐCSTQ.
Sau đó Giang vội vàng chỉ đạo Giả Đình An, Giám đốc Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, khẩn trương đàm phán với Chính phủ Hoa Kỳ, yêu cầu gác lại vụ án với lý do “miễn nhiễm ngoại giao”. Tiếp theo, Giang gọi La Cán và Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Hứa Vĩnh Dược đang ở xa tại Bắc Kinh, “Khẩn cấp điều tra xem ai là nguyên đơn trong và ngoài nước, và bắt tất cả bọn chúng!”
La Cán không dám lơ là, đã nhanh chóng ra lệnh cho các cơ quan công an địa phương điều tra, và bắt giam rất nhiều học viên Pháp Luân Công.
Thanh Hà, Vision Times
Từ khóa Dòng sự kiện Pháp Luân Công Giang Trạch Dân