5 vấn đề nhà cầm quyền Trung Quốc sợ hãi nhất
Tính hợp pháp cầm quyền của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) luôn là một vấn đề. Kể từ khi thành lập đến nay, nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc liên tục thực hiện các chiến dịch đàn áp người dân Trung Quốc, gây vô số nợ máu. Nhưng ĐCSTQ ngày càng như con chim sợ cành cong, ngày càng nhiều vấn đề trở thành vấn đề nhạy cảm đối với họ. Bài viết này liệt kê năm vấn đề mà ĐCSTQ hiện đang lo ngại nhất, dù trên thực tế có liệt kê cả trăm vấn đề vẫn không hết.
Sợ người tập Pháp Luân Công nói rõ sự thật về cuộc bức hại
Từ ngày 20/7/1999, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân thao túng toàn bộ bộ máy nhà nước, dưới trợ giúp của phe cánh gồm La Cán, Chu Vĩnh Khang, Vương Mậu Lâm, Lưu Kinh, Lý Đông Sinh, đã phát động chiến dịch đàn áp mang tính hủy diệt đối với những người theo niềm tin vào “Chân – Thiện – Nhẫn” của Pháp Luân Công.
Ông Giang Trạch Dân chủ trương tiêu diệt Pháp Luân Công bằng các thủ đoạn như vu khống bôi nhọ danh dự, vắt kiệt tài chính, tra tấn hủy hoại thể xác, giết chết xem như là tự sát, hỏa táng mà không cần kiểm tra danh tính…
Suốt 19 năm qua, không biết bao nhiêu người tập Pháp Luân Công đã bị bắt cóc bất hợp pháp, bị đưa vào bệnh viện tâm thần, trung tâm tẩy não, trại cưỡng bức lao động và nhà tù, thậm chí bị bức hại đến chết, bị tàn tật, phát điên loạn, và thậm chí bị mổ cắp nội tạng bán. Vô số gia đình đã bị tan nát, vợ chồng ly tán.
Đứng trước chiến dịch đàn áp tàn bạo chưa từng có, người tập Pháp Luân Công mạo hiểm sinh mạng để đi khắp nơi phát tờ rơi, dán áp phích, dùng kênh truyền hình phát sóng về sự thật Pháp Luân Công, kể lại những điều tốt đẹp của Pháp Luân Công, đồng thời tố cáo trước thế giới về sự thật cuộc đàn áp Pháp Luân Công, dùng tấm lòng thiện lương truyền cảm hứng về điều thiện cho mọi người.
Để duy trì chính sách khủng bố Pháp Luân Công, phe cánh ông Giang Trạch Dân đã chi vô số nhân lực và nguồn lực tài chính, ở giai đoạn đỉnh cao đàn áp thậm chí đã sử dụng nguồn lực tài chính tương đương với một phần tư GDP Trung Quốc. Ngay sau khi bắt đầu cuộc đàn áp, các quan chức ĐCSTQ đã không giấu giếm chỉ ra chi phí dành cho chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công vượt quá một cuộc chiến tranh.
Cho đến nay, những kẻ gây tội ác với Pháp Luân Công như Giang Trạch Dân, La Cán, Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Tăng Khánh Hồng, đã bị các học viên Pháp Luân Công tại hơn 30 quốc gia gửi đơn kiện đến tòa án quốc tế về tội “diệt chủng”, “tra tấn cực hình”, “tội ác chống lại loài người”.
>>Ủy ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ: ĐCSTQ vẫn tiếp tục mổ cướp nội tạng
Theo trang mạng Minghui.org của Pháp Luân Công thống kê, kể từ năm 2015 đến nay, đã có hơn 200.000 người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc Đại lục và người thân gia đình họ dùng tên thật kiện ông Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công đến Tòa án và Viện Kiếm sát tối cao tại Trung Quốc.
Theo số liệu thống kê của Epoch Times, tính đến ngày 27/11/2017, ít nhất 138 quan chức cấp Phó tỉnh và bộ cũng như quân đội trở lên bị “ngã ngựa” vì tham gia đàn áp Pháp Luân Công, nhìn bề ngoài thì họ bị “ngã ngựa” vì tham nhũng, nhưng trong hàng ngàn năm qua người Trung Quốc đã tin “thiện ác đều có báo ứng”.
Vào tháng Ba năm nay, nhiều tổ chức thành lập từ thời ông Giang Trạch Dân nắm quyền, tích cực tham gia vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công đều đã bị giải thể hoặc tái cơ cấu, như: Ủy Quản lý chung trị an xã hội, Văn phòng Ban Chỉ đạo Giữ gìn an ninh trật tự, và Văn phòng 610.
Thời ban đầu, ông Giang Trạch Dân đã từng lớn tiếng “Tận diệt Pháp Luân Công chỉ trong ba tháng”. Tuy nhiên, sau 19 năm, đến nay Pháp Luân Công vẫn phát triển mạnh mẽ, đưa sự thật Pháp Luân Công truyền đến mọi ngõ ngách của thế giới.
Đến nay, Pháp Luân Công đã phát triển đến hơn trăm quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Người sáng lập Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công đã nhận được nhiều giải thưởng quốc tế. Ông Lý Hồng Chí đã 4 lần được đề cử giải Nobel Hòa bình.
Theo bài viết của tác giả “Hối Văn” (Huiwen) tại Hồng Kông, trước việc người tập Pháp Luân Công “bị đánh không đánh lại, bị chửi không chửi lại”, ĐCSTQ cảm thấy như gặp phải kẻ thù lớn, họ sợ gì? Theo bài viết, ĐCSTQ sợ những tội ác ghê tởm của họ sẽ phải bị tính sổ; ĐCSTQ sợ người tập Pháp Luân Công giảng sự thật; ĐCSTQ sợ người dân thức tỉnh, lật đổ họ.
Bài viết của tác giả Hối Văn cho rằng, với việc người tập Pháp Luân Công đi giảng sự thật ngày càng mạnh mẽ, sẽ có ngày càng nhiều người Trung Quốc nhận rõ những trò lừa dối của nhà cầm quyền. Ngày mà toàn dân Trung Quốc thức tỉnh chính là ngày sụp đổ của ĐCSTQ.
Sợ sự thật về thảm sát Thiên An Môn
Năm nay là năm thứ 29 thảm kịch Thiên An Môn ngày 4/6/1989. Như những năm trước, các nhà bất đồng chính kiến và các nhà bảo vệ nhân quyền trên khắp Trung Quốc đều bị chính quyền Trung Quốc giám sát đi lại nghiêm ngặt.
Vào trước thời điểm 4/6, cựu thư ký chính trị hiện nay 85 tuổi của cố Tổng bí thư ĐCSTQ Triệu Tử Dương là Bào Đồng (Bao Tong) đã bị cấm ra nước ngoài và trả lời phỏng vấn truyền thông, nếu không chắc chắn ông sẽ “bị đi du lịch”.
Từ cuối tháng Năm vừa qua, tất cả các thành viên của hội “Các bà mẹ Thiên An Môn” đã bị cơ quan chức năng giám sát và theo dõi chặt chẽ. Hàng năm vào ngày 4/6, thành viên của “Các bà mẹ Thiên An Môn” và những người ủng hộ đều đi đến nghĩa trang để tưởng niệm người thân, nhưng năm nay một số thành viên đã bị bắt đi.
Bên cạnh đó, nhiều người khác từng bị thương tích trong sự kiện Thiên An Môn cũng bị quản thúc tại gia hoặc bị ép “đi du lịch”. Trước ngày 04/6 hàng năm, nhà bất đồng chính kiến Hồ Giai (Hu Jia) nổi tiếng Bắc Kinh đã “bị đi du lịch”, hiện đang lan truyền thông tin năm nay ông bị đi đảo Tần Hoàng.
Vào ngày 04/6, ĐCSTQ tăng cường kiểm duyệt mạng xã hội: trên mạng Weibo, người dùng bị cấm chuyển đổi tiền tệ với con số 89,64 hoặc 64,89 nhân dân tệ, bởi số tiền này ám chỉ đến ngày 04/6/1989.
Trong 29 năm qua, sự kiện Thiên An Môn ngày 4/6 luôn là đề tài nhạy cảm đối với nhà cầm quyền, là vấn đề lịch sử họ muốn che giấu. Nhưng các nhóm nạn nhân dù phải chịu áp lực khủng khiếp từ nhà cầm quyền, họ vẫn không ngừng lên tiếng về sự thật giết người man rợ này. Năm này qua năm khác, ở khắp mọi nơi trên thế giới đều có những người tổ chức tưởng niệm những nạn nhân trong ngày 4/6/1989.
Ngày 4/6 năm nay, người dân Hồng Kông đã tổ chức tưởng niệm 29 năm thảm họa 4/6 tại Công viên Victoria. Theo ước tính của Hội Liên hiệp ủng hộ, số người đến hiện trường tham gia khoảng 115.000 người.
Sự kiện đã ghi hình và phát sóng người mẹ Vương Hồng Khải (Wang Hongqi) có con là nạn nhân 4/6, bà nói: “Đây là một hành vi phạm tội của nhà nước, chúng tôi yêu cầu công bố về sự thật bi kịch 4/6, bồi thường cho những người thân của các nạn nhân, và đưa những kẻ chịu trách nhiệm ra pháp luật! Trả lại tôn nghiêm con người cho chúng tôi! Trả lại chúng tôi công bằng và công lý!”
Ông Đinh (Ding) người Hành Dương tỉnh Hồ Nam tại Trung Quốc đại lục lần đầu tiên đến Hồng Kông tham gia tưởng niệm 4/6, ông chỉ trích ĐCSTQ là đàn áp quá tàn bạo các sinh viên: “Đây là hành vi tàn bạo, hoàn toàn sai trái, chắc chắn phải lôi ra ánh sáng trả lại công lý. Kết thúc một đảng độc tài là phải làm…”.
Tối 03/6/1989 đến sáng sớm ngày 04/6/1989, ĐCSTQ đã huy động hơn 200.000 binh sĩ giới nghiêm trong cuộc đàn áp đẫm máu tại Thiên An Môn, dưới hỗ trợ của xe tăng và xe bọc thép, binh lính đã bắn giết những sinh viên và người dân Bắc Kinh không vũ trang. Sự kiện này được thế giới bên ngoài gọi là “Thảm sát Thiên An Môn”.
Có bao nhiêu người đã chết trong vụ thảm sát Thiên An Môn 4/6? Câu hỏi này vẫn còn là một bí ẩn.
Cuối tháng Mười Hai năm ngoái, Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Anh mở niêm phong tài liệu lưu trữ ngoại giao, tiết lộ các chi tiết Quân đoàn 27 thực hiện nhiệm vụ giải phóng hiện trường. Tài liệu ghi lại một quan chức cấp cao chính phủ Trung Quốc ước tính có ít nhất 10.000 thường dân đã thiệt mạng.
>>Hồ sơ giải mật Anh: Thảm sát Thiên An Môn giết chết hơn 10.000 người
Ông Giang Trạch Dân được cho là hưởng lợi lớn nhất sau bi kịch Thiên An Môn 4/6/1989, vì sau đó đã bước lên đỉnh cao quyền lực. Sau khi Giang Trạch Dân nhậm chức, ông ta luôn sống trong sợ hãi, trong đó sợ nhất là lật lại thảm sát ngày 4/6 và đàn áp Pháp Luân Công.
Sợ các cựu chiến binh kháng nghị bảo vệ quyền lợi
Vào trước ngày 4/6 năm nay, bà Địch Hồng Liên (Di Hong Lian) cựu chiến binh ở Tháp Hà tỉnh Hà Nam đến “Ban Sự vụ Cựu chiến binh” tại Bắc Kinh kêu oan nhưng bị đuổi về, sau đó bị cảnh sát bắt giam 7 ngày. Ngày 29/5, hơn 70 cựu chiến binh Tháp Hà kéo lên trụ sở thành phố yêu cầu thả bà Địch Hồng Liên, nhưng tất cả đều bị bắt.
Thông tin hàng chục cựu chiến binh bị bắt nhanh chóng lan truyền đến đông đảo lực lượng cựu chiến binh, hàng ngàn cựu chiến binh từ hơn 20 tỉnh thành như Tứ Xuyên, Chiết Giang, Sơn Đông, An Huy, Hà Bắc, Nội Mông, Quảng Tây, Giang Tô… đã kéo đến Tháp Hà la hét và giơ các biểu ngữ như “Trả tôi tự do”, “Diệt trừ tham nhũng”, v.v, tạo thanh thế vô cùng mạnh mẽ.
Một cựu chiến binh giấu tên cho biết, các cựu chiến binh hoạt động quy mô lớn làm chính quyền địa phương sợ hãi, đã cử hàng ngàn cảnh sát bao vây và ngăn chặn, nhưng tất cả các cựu chiến binh đồng lòng đã vượt qua mọi trở ngại tiến vào Tháp Hà, đêm ngủ ngoài trời, kiên định đấu tránh bảo vệ quyền lợi.
Cho đến ngày 03/6, nhà cầm quyền chính thức bị buộc phải thỏa hiệp, phải thả vô điều kiện tất cả những người bị bắt giữ, đồng thời bồi thường các cựu chiến binh bị bắt mỗi người 1.500 nhân dân tệ, hoạt động kháng nghị đã giành được thành công.
Sự kiện này là hoạt động phản đối quy mô lớn đầu tiên của các cựu chiến binh kể từ khi ĐCSTQ thành lập Ban Sự vụ Cựu chiến binh.
Tại “lưỡng hội” vào tháng Ba năm nay, Trung Quốc đã thông qua kế hoạch cải cách Chính phủ. Cải cách này đã thành lập cơ quan mới là “Ban Sự vụ Cựu Chiến binh”, cơ quan chức năng giải thích nhiệm vụ của tổ chức để hỗ trợ công tác chuyển nghề và nghỉ hưu cho các quân nhân.
Theo những nguồn tin từ truyền thông nước ngoài, lý do chính của việc thành lập mới “Ban Sự vụ Cựu Chiến binh” là vì trong những năm gần đây, hoạt động kháng nghị bảo vệ quyền lợi của các cựu chiến binh xảy ra liên tục, trở thành mối đe dọa cho sự ổn định của chế độ Cộng sản Trung Quốc.
Như cuối năm 2016 và đầu năm 2017, hàng chục ngàn cựu chiến binh đã bao vây tòa nhà 81 Quân ủy Trung ương; tháng 2/2017, hàng chục ngàn cựu chiến binh tụ tập trước trụ sở Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương kiến nghị.
Những cựu chiến binh kháng cáo vấn đề giải quyết ổn định an sinh cho họ, sự kiện này đã trở thành sự kiện kháng nghị cựu chiến binh lớn nhất trong nhiều năm qua, làm các nhà chức trách Trung Quốc lo lắng.
Sợ giới lao động phổ thông đấu tranh vì quyền lợi
Thời điểm ngày quốc tế lao động 1/5 năm nay, giới lái cần trục, cầu trục tại hơn 40 thành phố thuộc gần 20 tỉnh vì không hài lòng với mức lương thấp, đãi ngộ kém, đã tập hợp cùng nhau kháng nghị, họ giơ băng rôn và la hét khẩu hiệu đòi tăng lương.
>>Trung Quốc: Căng biểu ngữ đòi tăng lương vào ngày 1/5
Theo thống kê, từ khoảng ngày 26 – 29/4, giới lái cần trục thuộc hơn 40 thành phố tại 18 tỉnh như Hồ Nam, Hồ Bắc, Hà Nam, Hà Bắc, Giang Tô, Giang Tây, Hải Nam, Phúc Kiến, Cam Túc, Thanh Hải, Tứ Xuyên, Quý Châu… đồng loạt tập trung cùng nhau tuần hành và giơ biểu ngữ yêu cầu tăng lương. Ước tính rằng có hàng chục ngàn người tham gia.
Ông Lâm Tổ Minh (Lin Zuming), một cán bộ phụ trách về quyền người lao động ở Hồng Kông chia sẻ trên tờ Apple tại Hồng Kông rằng, các cuộc biểu tình của người lao động này có lẽ được họ tự tổ chức thông qua mạng xã hội QQ, vai trò khởi xướng chắc hẳn do chính những quản đốc tổ chức. Ông cho biết phong trào được tổ chức như vậy là cực kỳ hiếm thấy.
Theo tờ New York tại Mỹ đưa tin ngày 3/4, tình trạng người lao động tại Trung Quốc kháng nghị năm nay đã tăng lên đáng kể. Chỉ trong mười tuần đầu tiên của năm nay đã xảy ra hơn 400 hoạt động bãi công công khai, nhiều gấp đôi so với năm ngoái.
Tờ “Thông tin Lao động Trung Quốc” (China Labour Bulletin) trụ sở tại Hồng Kông, qua theo dõi số lượng các cuộc đình công đã chỉ ra, từ 200 lần vào năm 2011 tăng lên đến 12.256 lần vào năm 2017. Công nhân đình công chỉ yêu cầu tăng tiền lương, nhưng hầu hết kết quả thu được chỉ là bị bắt bớ và đánh đập.
Một bài bình luận đăng trên tờ New York Times chỉ ra, ĐCSTQ hiện đang bỏ rơi giới công nhân.
Thời ĐCSTQ cướp chính quyền đã thường tuyên truyền giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến, tuyên bố rằng giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo đất nước, chế độ dân chủ nhân dân của nhà nước xã hội chủ nghĩa dựa trên liên minh công nhân và nông dân.
Lý Lâm Nhất (Li Linyi), một nhà bình luận chính trị, chỉ ra chế độ độc tài của ĐCSTQ sợ nhất các cuộc đình công của công nhân và bùng phát thành hiệu ứng dây chuyền. Bởi vì sức ảnh hưởng của các cuộc đình công rất lớn, tình trạng đình công lây lan là rất nguy hiểm, sự giận dữ của giới công nhân vì quyền lợi trước mắt có thể chuyển hướng sang phong trào chống chế độ độc tài Cộng sản Trung Quốc.
Sợ cuộc chiến thương mại với Mỹ
Ngày 23/3 năm nay, Tổng thống Mỹ Trump đã ký ghi nhớ “Điều khoản 301”, công bố vòng đầu tiên của trừng phạt thuế quan, qua đó mở ra khúc dạo đầu cho cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung.
Ngày 16/4, Mỹ công bố biện pháp trừng phạt chống lại ZTE, Bộ Thương mại Mỹ đã kích hoạt lệnh cấm các công ty Mỹ bán linh kiện công nghệ cho ZTE trong thời gian 7 năm. Lệnh cấm làm cho ZTE gần như rơi vào tình trạng ngừng hoạt động.
Sau đó, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc càng dữ dội hơn. Ngày 29/5 Nhà Trắng đã đưa ra một tuyên bố, ngày 15/6 sẽ công bố danh sách chính thức các sản phẩm tăng 25% thuế quan với tổng trị giá lên đến 50 tỷ Đô la Mỹ. Động thái khiến giới chức ĐCSTQ cảm thấy “trở tay không kịp”.
Vào ngày 3/6, vòng đàm phán thương mại Mỹ – Trung lần thứ ba đã kết thúc ở Bắc Kinh, nhưng không có thỏa thuận nào đạt được giữa hai bên. Tiếng nói nước Mỹ VOA có bài viết với tiêu đề “Vòng đàm phán thương mại thứ ba giữa Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc mà không có kết quả.”
Hiện một phần không nhỏ dư luận xã hội xem tranh chấp thương mại Trung – Mỹ hiện nay là một vấn đề thương mại thuần túy hoặc vấn đề bút toán đỏ, cựu Chủ tịch Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc Lý Nhược Cốc (Li Ruogu) cho rằng đây là một sự hiểu lầm nghiêm trọng. Ông cho biết cách nhìn của Mỹ về Trung Quốc đã thay đổi cơ bản.
Ngày 31/5, Nhân Lữ (RenLu), phóng viên kỳ cựu của Trung Quốc Đại lục có bài trên truyền thông Hồng Kông cho biết, Phó Thủ tướng Lưu Hạc hiểu rõ ĐCSTQ không thể để xảy ra chiến tranh thương mại, bởi xảy ra thì Trung Quốc sẽ thua, sẽ dẫn đến sự sụp đổ nền kinh tế Trung Quốc. Về mặt chính nghĩa, ĐCSTQ thường xuyên vi phạm các thỏa thuận của WTO, chưa kể đến quyền sở hữu trí tuệ, còn nhiều vấn đề vô hình khác, thực tế cho thấy Trung Quốc đã thua ngay khi chưa có cuộc chiến nào.
Ngày 4/6, tờ Apple tại Hồng Kông có bài bình luận cho rằng, bởi vì nền tảng và tính hợp pháp của ĐCSTQ quá yếu, nếu gặp phải những thử thách thực sự có thể làm sụp đổ chế độ. Trong nhiều thập niên qua, ĐCSTQ vẫn đi theo vết xe cũ, kết quả những thứ mà họ phải lo sợ ngày càng gia tăng. Như thời gian gần đây Tổng thống Mỹ Trump phát động cuộc chiến chống lại Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ cao, ĐCSTQ cứng giọng “chiến đến cùng”. Thực tế, ĐCSTQ chỉ “ngoài cứng trong run”, đang run rẩy lo ngại trước vô số vấn đề nan giải.
Tuyết Mai
Xem thêm:
Từ khóa Pháp Luân Công Giang Trạch Dân Thảm sát Thiên An Môn chiến tranh thương mại Mỹ Trung