Vì sao Giang Trạch Dân hận Triệu Tử Dương?
- Trí Đạt
- •
Câu chuyện cũ về băng ghi âm bí mật của ông Triệu Tử Dương phê bình thuyết “ba đại diện” của ông Giang Trạch Dân đã từng được lan truyền rộng rãi trên mạng internet.
Triệu Tử Dương vì đồng tình với phong trào sinh viên trong sự kiện Lục Tứ mà bị hạ bệ. Đầu năm 2010, tại Hồng Kông và Đài Loan, cấp dưới của ông Triệu Tử Dương là Đỗ Đạo Chính đã phát hành cuốn sách “Triệu Tử Dương còn từng nói gì? – Nhật ký Đỗ Đạo Chính”, cuốn sách này ghi lại nội dung nói chuyện giữa Đỗ Đạo Chính và Triệu Tử Dương, đồng thời cũng tiết lộ rất nhiều bí mật của ông Triệu Tử Dương mà nhiều người chưa biết.
Ông Triệu Tử Dương nói, ông cho rằng thuyết “ba đại diện” của ông Giang Trạch Dân là muốn bịt chặt cái miệng cải cách thể chế, đồng thời còn nói “Tôi thấy người này không có chí lớn”, Kiều Thạch không nhất định nghe theo Giang.
Ông Triệu Tử Dương từng làm Bí thư tỉnh Tứ Xuyên, Thủ tướng và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tại sự kiện Lục Tứ năm 1989, do phản đối đàn áp, phản đối giới nghiêm mà ông bị mất chức, sau đó bị giam lỏng tại Bắc Kinh, đến năm 2005 thì qua đời. Trong thời gian bị giam lỏng, tất cả những lời nói và việc làm của ông đều bị chính quyền khống chế rất nghiêm ngặt.
>> Tài liệu Mỹ: Ông Giang Trạch Dân liên quan đến thảm sát Thiên An Môn
Đỗ Đạo Chính từng đảm nhận chức Cục trưởng Tổng cục xuất bản Tin tức Trung Quốc, cũng từng là cấp dưới của cựu Tổng bí thư ĐCSTQ Triệu Tử Dương, trong thời gian 16 năm ông Triệu Tử Dương bị giam lỏng, 4 cấp dưới của ông là Đỗ Đạo Chính, Tiêu Hồng Đạt, Đỗ Tinh Viên, Diêu Tích Hoa thường xuyên đến thăm ông, thuyết phục và giúp đỡ ông dùng phương thức ghi âm để lưu lại một phần lịch sử chân thực.
Năm 2009, trước ngày kỷ niệm 20 năm sự kiện Lục Tứ, đoạn băng ghi âm bí mật của ông Triệu Tử Dương được ghi chép lại thành sách và xuất bản bằng tiếng Trung và tiếng Anh, cuốn sách có tên “Lịch trình cải cách”, Đỗ Đạo Chính là người quan trọng trong việc vạch kế hoạch và thực hiện công việc này.
Toàn bộ cuốn sách được phân làm 3 phần. Phần 1 là nhật ký của Đỗ Đạo Chính từ tháng 10/1992 đến tháng 12/1999, nội dung là “Quá trình ấp ủ kế hoạch bí mật ghi âm – Lời nói chuyện của Triệu Tử Dương”; phần 2 là nhật ký của Đỗ Đạo Chính từ tháng 1/2000 đến tháng 3/2009, nội dung là “Quá trình thực hiện bí mật ghi âm – Lời nói chuyện của Triệu Tử Dương”; phần 3 là nhật ký của Đỗ Đạo Chính từ tháng 8/1989 đến tháng 10/1992, nội dung là “Nhìn lại trước khi bí mật ghi âm”.
Trong sách có viết, ngày 22/6/2000, khi nhắc đến ông Giang Trạch Dân, ông Triệu Tử Dương có nói: “Cá nhân tôi cho rằng, thuyết “ba đại diện” của Giang Trạch Dân là muốn bịt kín miệng cải cách thể chế chính trị. Chính là nói, tôi – lực lượng sản xuất tiến tiến đại biểu cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, đại biểu văn hóa tiên tiến, đại biểu lợi ích lâu dài của nhân dân. Đây là vì một đảng chuyên chính mà tạo ra căn cứ lý luận. Tôi thấy người này (chỉ Giang Trạch Dân) không có chí lớn.”
Theo cuốn “Sự thật Giang Trạch Dân”, ngày 15/4/1989, ông Hồ Diệu Bang qua đời, 4 ngày sau, chuyên mục của “Bản tin Kinh tế thế giới” có bài tiếc thương về ông Hồ Diệu Bang, do đó mà bị tờ báo này đã bị đương nhiệm Bí thư Thượng Hải lúc bấy giờ là ông Giang Trạch Dân chỉnh đốn. Giang Trạch Dân trừng phạt tờ báo này làm dấy lên sự kiện báo giới diễu hành lên tiếng ủng hộ tờ báo.
Khi đó đương nhiệm Tổng Bí thư ĐCSTQ Triệu Tử Dương đang thăm Bắc Hàn. Sau khi trở về, ông Triệu Tử Dương đã phê bình nghiêm khắc ông Giang Trạch Dân trong việc xử lý tờ báo, làm sự việc tồi tệ hơn, khiến “chuyện bé xe ra to, tự đẩy mình vào ngõ cụt.” Cũng vì thế mà ông Giang Trạch Dân đã vô cùng đố kỵ và hận ông Triệu Tử Dương.
Năm 1989, việc ông Hồ Diệu Bang qua đời đã khiến phong trào vận động dân chủ ở Trung Quốc bùng phát trên quy mô lớn. Trong thời gian diễn ra cuộc vận động dân chủ của sinh viên năm 1989, đương nhiệm Tổng Bí thư ĐCSTQ lúc bấy giờ là ông Triệu Tử Dương đích thân đến Quảng trường Thiên An Môn, mong muốn thuyết phục sinh viên từ bỏ việc phản đối bằng cách tuyệt thực. Do ông Triệu Tử Dương đồng tình với sinh viên, phản đối quyết định dùng vũ lực trấn áp sinh viên của ông Đặng Tiểu Bình, nên cũng trong tháng 6/1989 ông Triệu Tử Dương bị miễn nhiệm chức vụ, sau đó bị giam lỏng tại nhà 15 năm, đến ngày 17/1/2005 thì qua đời, thọ 85 tuổi.
Còn ông Giang Trạch Dân vì kiên quyết ủng hộ ông Đặng Tiểu Bình trấn áp sinh viên, giẫm lên máu của sinh viên trong sự kiện đàn áp Lục Tứ, nên giành được quyền lực tối cao trong ĐCSTQ. Trong sự kiện Lục Tứ này, Giang Trạch Dân là kẻ hưởng lợi lớn nhất và cũng là một trong những kẻ phạm tội lớn. Do rất sợ hãi xét xử lại sự kiện Lục Tứ nên năm 2002, khi ông Giang Trạch Dân rời ghế Tổng Bí thư ĐCSTQ và Chủ tịch nước Trung Quốc đã để lại một số quy định cho Ban Thường vụ Bộ Chính trị, một trong những quy định đó là không được lật lại vụ thảm sát Lục Tứ.
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa Triệu Tử Dương Sự kiện Lục Tứ Giang Trạch Dân Thảm sát Thiên An Môn