Nhà khoa học gốc Hoa tự tử, kế hoạch thu hút nhân tài của TQ lại gây chú ý
- Trí Đạt
- •
Trương Thủ Thịnh (Shoucheng Zhang), một nhà khoa học người Mỹ gốc Hoa, là Giáo sư Đại học Stanford, từng trúng tuyển vào chương trình thu hút nhân tài “Kế hoạch ngàn nhân tài” (Thousand Talents Program) của Chính phủ Trung Quốc đã nhảy lầu tự sát hôm 1/12, hưởng thọ 55 tuổi. Mặc dù người nhà cho biết ông tự sát vì mắc chứng trầm cảm, nhưng dư luận vẫn có nhiều đồn đoán về cái chết của ông. Bên cạnh đó, sự tổn thương đối với những người trúng tuyển “Kế hoạch ngàn nhân tài” của Trung Quốc cũng lại tiếp tục thu hút được sự chú ý của dư luận.
Năm 2009, ông Trương Thủ Thịnh được chọn vào “Kế hoạch ngàn nhân tài”, tức kế hoạch thu hút nhân tài gốc Hoa ở nước ngoài của chính quyền Trung Quốc, ông được Đại học Thanh Hoa đặc biệt tuyển dụng làm giảng viên, từ đó, ông bắt đầu phát triển sự nghiệp ở cả hai bên Trung Quốc và Mỹ. Năm 2013, ông và sinh viên của mình tại Đại học Stanford sáng lập Công ty Quỹ đầu tư mạo hiểm Danhua Capital, chuyên đầu tư vào thành quả công nghệ và đổi mới doanh nghiệp có ảnh hưởng tại Mỹ, lĩnh vực đầu tư gồm các công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, big data, Blockchain, ứng dụng doanh nghiệp.
Hiện tại, Danhua Capital đầu tư vào một số doanh nghiệp khởi nghiệp có triển vọng tại Thung lũng Silicon, ví dụ như các công ty trong lĩnh vực robot, trí tuệ nhân tạo và an ninh mạng, v.v.
Trung Quốc thường thông qua các kênh đầu tư để đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Thung lũng Silicon. Danhua Capital được doanh nghiệp quốc hữu Trung Quốc ủng hộ là Tập đoàn Phát triển Trung Quan Thôn (Zhongguancun Development Group) đứng sau là chính quyền thành phố Bắc Kinh, nắm cổ phần của công ty trong một số lĩnh vực công nghệ nhạy cảm.
Hồi tháng 6 vừa qua, tại buổi điều trần “Kế hoạch ngàn nhân tài: Cuộc vận động của Trung Quốc nhằm xâm nhập và lợi dụng giới học thuật Mỹ”, quan chức Quốc phòng và Tình báo của Mỹ cho biết, năm 2008, Trung Quốc khởi động “Kế hoạch ngàn nhân tài”, thu hút nhân tài khoa học học tập tại Mỹ, đây là một phần quan trọng để Trung Quốc đuổi kịp Mỹ trong lĩnh vực công nghệ quân sự và thương mại, mục đích là thúc đẩy thông qua các thủ đoạn hợp pháp và phi pháp để dịch chuyển công nghệ Mỹ, quyền sở hữu trí tuệ và tri thức Mỹ đến Trung Quốc.
Trong bản “Báo cáo điều tra số 301” được cập nhật tháng 11 vừa qua của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ, Danhua Capital được cho là một trong những công ty đầu tư được Trung Quốc lợi dụng việc đầu tư mạo hiểm để giúp đỡ Trung Quốc có được công nghệ mũi nhọn của Mỹ và quyền sở hữu trí tuệ liên quan.
Tiến sĩ Điền Viên (Tian Yuan) hiện cư trú tại Mỹ cho rằng, cái mà Trung Quốc gọi là “Kế hoạch ngàn nhân tài” là kết nối nhà khoa học gốc Hoa với chính phủ Trung Quốc, đương nhiên sẽ khiến cho Mỹ phải chú ý. Ông lấy Trung tâm Y học Tây Nam thuộc Đại học Texas làm ví dụ, Trung tâm Y học này có ít nhất 4 giáo sư gốc Hoa (được lựa chọn vào “Kế hoạch ngàn nhân tài”) bị điều tra, trong số 4 người này, người thì từ chức, người thì bị cho thôi việc.
Tiến sĩ Điền Viên nói: “Công ty của ông ấy (Trương Thủ Thịnh) bị Chính phủ Mỹ điều tra, thậm chí ‘Báo cáo 301’ của Chính phủ Mỹ trực tiếp nhắc đến quỹ đầu tư của ông ấy, nói quỹ đầu tư này là cứ điểm của Chính phủ Trung Quốc tại Thung lũng Silicon và Đại học Stanford, chuyên môn thu thập các công nghệ mà Trung Quốc muốn có.”
Ông nhấn mạnh, sự gặm nhấm “Kế hoạch ngàn nhân tài” của Trung Quốc đối với các nhà khoa học gốc Hoa đó là chỉ cần nằm trong danh sách của kế hoạch này, thì về cơ bản đều sẽ thành đối tượng bị điều tra đầu tiên của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI).
“Chỉ cần anh vào ‘Kế hoạch ngàn nhân tài này’, vậy thì anh sẽ phải đối mặt áp lực từ 2 phía. Một phía là áp lực của Chính phủ Mỹ, một nữa là áp lực của Chính phủ Trung Quốc, bởi họ (Trung Quốc) cho anh điều tốt, thì họ tuyệt đối sẽ không nói không cần anh báo đáp”, ông Điền Viên nói.
Nhà bình luận thời sự Trịnh Hạo Xương (Zheng Haochang) hiện trú tại Mỹ cho rằng, “Kế hoạch ngàn nhân tài” chính là một cái bẫy, một khi rơi vào bẫy thì rất khó thoát. Ông cảm thấy đáng tiếc đối với sự kiện Trương Thủ Thịnh tự tử. Ông nói, Trương Thủ Thịnh là một thiên tài trẻ, là người thích làm bất cứ điều gì mình thích làm, điều này có điểm tốt đối với tuy duy sáng tạo, nhưng mặt trái là khả năng đối kháng với áp lực tương đối yếu.
Trịnh Hạo Xương nói: “Khi Trương Thủ Thịnh được chọn vào ‘Kế hoạch ngàn nhân tài’, có thể ông ấy nghĩ rất đơn giản rằng ‘đây chẳng phải là báo đáp tổ quốc sao?’ Đối với đảng và quốc gia, có lẽ ông ấy không phân biệt rõ, do đó về cơ bản ông ấy không nghĩ rằng sau này nó sẽ thành cái bẫy mà ông không thoát được. Cũng bởi vì ông ấy thành danh rất sớm, cho nên gánh nặng cũng lớn, khi bị Chính phủ Mỹ điều tra, một người chưa bao giờ gặp sóng gió lớn như ông liền chịu không nổi, nên mới bị suy sụp.”
Năm 2008, Trung Quốc khởi động “Kế hoạch ngàn nhân tài”, thu hút nhóm sáng tạo, nhân tài khởi nghiệp và nhân tài quản lý cấp cao toàn diện cho các dự án phát triển công nghệ trọng điểm quốc gia, tuy nhiên kế hoạch này bị dư luận chỉ trích là dùng đánh cắp công nghệ tiên tiến và bí mật doanh nghiệp nước ngoài.
Tiến sĩ Chu Minh (Zhu Ming) – Nhà bình luận thời sự tại New York cho biết, “Kế hoạch ngàn nhân tài” là kế hoạch mà Trung Quốc dùng “chủ nghĩa yêu nước” cộng thêm việc dùng kim tiền để dụ dỗ người Hoa ở nước ngoài nhằm đánh cắp thông tin tình báo và công nghệ của phương Tây. Một khi xảy ra chuyện, chính quyền Trung Quốc sẽ tuyệt đối không bào chữa cho đương sự, ngược lại sẽ phủi sạch quan hệ. Ông nhấn mạnh, người Hoa nên học cách tự bảo vệ mình, tránh xa chính quyền Trung Quốc, không để bị lợi dụng nhằm tránh bị tổn thất.
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa Trương Thủ Thịnh gián điệp Kế hoạch ngàn nhân tài