Nhân chứng kể chuyện “giáo dục chuyển hóa” trong nhà tù nữ Hắc Long Giang
- Lý Khiết Tư, Hồng Ninh
- •
Trần Tĩnh đã phải chịu đựng 5 năm – 1.828 ngày trong nhà tù nữ Hắc Long Giang, Trung Quốc. Vào mùa đông năm trước, cuối cùng cô cũng thoát ra khỏi án tù oan.“1.828 ngày đêm, mỗi phút, mỗi giây, mỗi cảnh tượng đều khắc sâu trong tâm trí tôi, không bao giờ xóa nhòa,” cô nói.
Trần Tĩnh sinh năm 1979 tại thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang, năm nay 42 tuổi, xinh đẹp, thông minh và có học lực xuất sắc. Xuất thân từ một gia đình có điều kiện, cô ấy vượt trội về mọi mặt.
Vì tu luyện Pháp Luân Công, cô đã bị quản thúc tại gia, buộc phải nghỉ học và bị đe dọa đuổi học, bị tống vào tù và bị tước đoạt một công việc rất tốt ngay khi mới bắt đầu đi làm. Ở tuổi 37, Trần Tĩnh trở thành mục tiêu chính trong cuộc đàn áp của chính quyền. Cô bị còng ngược tay vào tường, bóc móng tay, lột quần áo và vặn núm vú, bị chống mí mắt vào nửa đêm, bị tạt nước lạnh, và buộc phải ngồi trên một chiếc ghế đẩu nhỏ, với băng dính quấn từ đầu đến chân. Cô từng bị bức hại hơn 3 tháng, phải nằm liệt giường và không thể tự chăm sóc bản thân …
Trần Tĩnh nói: “Là một nhân chứng, tôi phải ghi lại tất cả những điều này một cách chân thực, để cả thế giới có thể đều thấy rằng trung tâm giam giữ, viện kiểm sát, tòa án và nhà tù của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiến hành cải tạo ‘Gió xuân hóa mưa, giáo dục chuyển hóa’ đối với Pháp Luân Công thực sự là như thế nào.” (ĐCSTQ buộc các học viên Pháp Luân Công từ bỏ việc tu luyện của họ, gọi đó là chuyển hóa.)
Trước bản án phi pháp và sự bức hại tàn bạo nhằm chuyển hóa Trần Tĩnh, một luật sư nhân quyền ở Trung Quốc Đại Lục (giấu tên vì lý do an toàn) nói với Epoch Times rằng: “Đối tượng bị luật hình sự trừng phạt là người có hành vi phạm tội, chứ không phải do hệ tư tưởng và đức tin. Và phương thức trừng phạt là tước đi mạng sống, quyền tự do, tài sản, v.v., thay vì kiểm soát bộ não con người.”
“‘Chuyển hóa’ nghĩa là cưỡng chế kiểm soát não bộ, cưỡng chế thay đổi tư tưởng và đức tin của con người, vì vậy nó vượt xa những gì luật pháp cho phép. Đó là một hành động phi pháp và phạm tội, đàn áp chính trị và phản nhân loại.”
“Tra tấn chuyển hóa là một tội nghiêm trọng”
Theo điều tra của “Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công” (WOIPFG), ngay từ ngày 6/4/2000, Lưu Kinh, người đứng đầu “Phòng 610” của Ủy ban Trung ương, với tư cách là đại diện của Trung Quốc, đã có bài phát biểu giải đáp về vấn đề Pháp Luân Công tại phiên họp thứ 56 của Liên Hợp Quốc về Nhân quyền. Ông này tuyên bố rằng Chính phủ Trung Quốc đã “áp dụng chính sách bảo vệ và giáo dục thuyết phục” với đa số học viên Pháp Luân Công.
Phòng 610 là một tổ chức bất hợp pháp do cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân thành lập vào ngày 10/6/1999 để đàn áp Pháp Luân Công.
“Giáo dục thuyết phục” là một chính sách “chuyển hóa” do ĐCSTQ thực hiện nhằm vào các học viên Pháp Luân Công. Trên thực tế, đó là tẩy não và bức hại, buộc các học viên phải thừa nhận rằng họ đã phạm luật và từ bỏ tu luyện.
Kể từ khi ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công đến nay, để hoàn thành “nhiệm vụ chuyển hóa” của cấp trên, các nhà tù đã sử dụng nhiều phương pháp tra tấn khác nhau, nhằm khủng bố các học viên Pháp Luân Công.
Chiều ngày 21/1/2016, hơn 10 người gồm Sở Công an tỉnh Hắc Long Giang và Sở Công an Giai Mộc Tư đã bắt cóc Trần Tĩnh từ nhà của cô và nhốt cô tại Trung tâm giam giữ thành phố Giai Mộc Tư vào ngày hôm sau.
Ngày 23/1, cô được đưa đến khu vực xử lý vụ án của Sở Công an ở ngoại ô thành phố Giai Mộc Tư. Người xử lý vụ án nói: “Đánh chết cũng không sao, đã có lệnh ở trên xuống.”
Họ quấn một đầu của ga trải giường quanh ống sưởi 3m và treo cô lên, để chân cô lơ lửng trên không. Cánh tay của cô lập tức mất cảm giác, đầu chướng lên đau đớn, tim gần như nghẹt thở, trên đầu và toàn thân mồ hôi vã ra như tắm.
Sau đó, họ ấn đầu cô xuống và lần lượt kéo hai chân cô lên, khiến người tạo thành hình chữ “Nhất”, trọng tâm dồn hết vào đôi tay đang bị còng ra phía sau. Họ tiếp tục kéo mạnh chân cô và liên tiếp ném cô vào tường, vừa ném vừa nói: “Đây gọi là ‘lái máy bay’!”
Cơ thể và cột sống của cô liên tục bị đập vào tường dẫn đến nhiều vết bầm tím khắp người, đặc biệt cột sống của cô bị tổn thương nghiêm trọng.
Không chỉ vậy, có người còn lột móng tay của cô ấy, khiến kẽ móng tay chảy máu …
Cô bị tra tấn nhiều ngày liên tiếp, có đêm không ngủ được vì đau nhức khắp người. Cô cao 1,65 mét, cân nặng giảm xuống, chỉ còn dưới 45kg.
Luật sư nhân quyền nói: “‘Chuyển hóa’ đã là một hành vi bất hợp pháp và phạm tội. Vì để đạt được mục đích ‘chuyển hóa’, mà tiến hành tra tấn, lại càng là hành vi phạm tội nghiêm trọng hơn.”
Trên đây chỉ là một đoạn tra tấn mà Trần Tĩnh bị các điều tra viên khủng bố khi thẩm vấn cô. Trong thời gian ở nhà tù nữ tỉnh Hắc Long Giang, cô còn phải chịu đựng sự ngược đãi khủng khiếp hơn.
Nhóm đôi (phạm nhân giám sát Pháp Luân Công) ở đó đã tra tấn cô bằng nhiều cách khác nhau như: véo, đẩy ngã, chống mi mắt bằng tăm, đổ nước lên người, đá, véo đầu vú, tát vào mặt, đánh đập và không cho phép ngủ …
- Những thủ đoạn tra tấn biến thái trong Nhà tù Nữ tỉnh Quảng Đông
- TQ: 10 cách tra tấn vô nhân đạo trong nhà tù nữ tỉnh Giang Tây
“Hành động thống nhất phi pháp của Viện Kiểm sát, Công an và Tư pháp”
Luật sư nhân quyền được phỏng vấn cũng chỉ ra rằng: “Các vụ án của học viên Pháp Luân Công thường do Ủy ban Chính trị và Pháp luật và Phòng 610 trực tiếp chỉ đạo. Ủy ban Chính trị và Pháp luật còn trực tiếp chỉ huy và quản lý Viện Kiểm sát, Công an và Tư pháp. Vì vậy họ không chỉ thông đồng, mà còn phối hợp hành động thống nhất với nhau. Ở Trung Quốc về cơ bản không tồn tại nền tư pháp độc lập.”
Sáng ngày 13/12/2016, cô Trần Tĩnh đã bị viện kiểm sát hãm hại đưa tới tòa án xét xử. Trong “phiên tòa xét xử” ở tầng một của tòa nhà giam giữ trong trại tạm giam, lần đầu tiên tòa án vùng ngoại ô thành phố Giai Mộc Tư đã xét xử cô phi pháp.
Lý Trung Nghĩa, một cảnh sát an ninh quốc gia thuộc Sở Công an thành phố Giai Mộc Tư, nói với Trần Tĩnh: “Tôi cho cô cơ hội cuối cùng. Nếu nhận tội cô có thể được giảm án, giờ vẫn còn kịp.”
Trần Tĩnh nói: “Tu luyện Pháp Luân Công là hợp tình hợp lý và hợp pháp, Hiến pháp cũng quy định rằng công dân có quyền tự do tín ngưỡng. Tôi giờ thành ra thế này là do các người gây ra … Tôi nhất định sẽ kiên quyết kháng cáo và đâm đơn kiện …”
Cô đã ủy thác cho luật sư nói với tòa rằng cô nhận thấy việc tổ chức phiên tòa trong trại tạm giam là không hợp lý, và cô đã không nhận được thông báo của tòa trước phiên xử 3 ngày.
Trần Tĩnh cũng đề cập trước tòa rằng cô đã bị tra tấn, và chỉ vào Lý Trung Nghĩa, một cảnh sát an ninh quốc gia phía sau cô, nói rằng anh ta là “người chỉ đạo và tham dự.” Chủ tọa đã lập tức ngắt lời cô.
Vào ngày 19/12 cùng năm, cô bị đưa ra xét xử phi pháp lần 2 trong trại tạm giam. Công tố viên đã chuẩn bị sẵn những cuốn sách nhỏ nói về sự thật Pháp Luân Công để làm “bằng chứng” trước tòa.
Luật sư bào chữa cho Trần Tĩnh chỉ ra rằng theo điều khoản của “Luật Hình sự”, khi cảnh sát đột kích nơi ở của cô, cô hoặc những người thân cận của cô không có mặt, vì vậy bằng chứng thu được là không hợp lệ.
Công tố viên lại đưa ra những “bằng chứng” khác, tất cả đều bị Trần Tĩnh và luật sư bác bỏ là khai man. Một trong những đĩa CD cho thấy quá trình cảnh sát lục soát nhà cô. Những gì họ thấy là nơi ở của cô rất bừa bộn, camera quay qua quay lại, về cơ bản không thể xác nhận đó là cái gì.
Hồ sơ cho thấy cảnh sát đã đột kích nhà cô từ 8:30 sáng đến 9:30 sáng. Trần Tĩnh nói tại tòa rằng đoạn video này không ghi lại thời gian, nhưng xét theo cường độ ánh sáng của bức ảnh, đây không phải là thời điểm ngôi nhà bị lục soát. Bởi vì cô ở một dãy nhà ở phía đông, và ánh sáng vào buổi sáng sẽ không quá mạnh như vậy.
Tuy nhiên, Trần Tĩnh vẫn bị kết án 5 năm tù phi pháp và cô ngay lập tức kháng cáo. Chủ tọa phiên tòa của Tòa án cấp trung Giai Mộc Tư đã bác đơn kháng cáo của cô và giữ nguyên bản án ban đầu một cách bất hợp pháp.
Trần Tĩnh nói với những người trong trại giam: “Một câu nói (chuyển hóa và nhận tội) sẽ được thả về nhà, không nói sẽ bị kết án, điều này chẳng phải đã đủ chứng minh chúng tôi vô tội hay sao? Bẻ cong luật pháp mà không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào mới là phạm tội.”
“Viện Kiểm sát, Công an và Tư pháp vi phạm Điều 300 của Luật Hình sự”
Trả lời về việc cô Trần Tĩnh bị tòa án ở ngoại ô Giai Mộc Tư kết tội theo Điều 300 của “Luật Hình sự”, luật sư nhân quyền nói: “Dựa trên nhiều năm kinh nghiệm xử lý các vụ án và theo định nghĩa của ĐCSTQ về một tổ chức tà giáo, thì chính ĐCSTQ là đối tượng phù hợp nhất. Theo tiêu chuẩn của điều 300 trong ‘Luật Hình sự’, Ủy ban Chính trị và Pháp luật của ĐCSTQ và các nhân viên của Viện Kiểm sát, Công an và Tư pháp dưới quyền chỉ huy của nó lại đang thực hiện chính những tội danh này.”
Trong phiên tòa phi pháp xét xử Trần Tĩnh tại tòa án ngoại ô Giai Mộc Tư, luật sư bào chữa của cô đã chỉ ra, việc sử dụng Điều 300 của “Luật Hình sự” để kết tội thân chủ của mình là một áp dụng sai luật. Các công tố viên cũng không thể làm chứng rằng đương sự đã phá hoại việc thực thi luật như thế nào và luật nào đã bị phá hoại.
“Căn cứ mà công tố viên sử dụng là ‘lợi dụng tà giáo’, nhưng cả quá trình xử lý không hề đề cập đến định nghĩa và nội dung của tà giáo, thì làm sao có thể kết tội thân chủ của tôi được. Như vậy thân chủ của tôi vô tội và không phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Luật sư của cô Trần Tĩnh cũng chỉ ra 2 điểm: “Một là, là một pháp nhân, ai cũng biết rằng Điều 300 của Luật Hình sự được áp dụng sai đối với Pháp Luân Công, và không có cơ sở pháp lý nào để kết án oan sai cho các học viên Pháp Luân Công. Những sai lầm rõ ràng như vậy đã lặp lại và vẫn đang tiếp tục, việc này sẽ phải đối mặt với điều gì? Thứ hai, Pháp Luân Công là một tôn giáo được cho phép ở nhiều nước trên thế giới, nhưng vì sao nó lại bị cấm ở Trung Quốc?”
Luật sư nhân quyền nói với phóng viên: “Tôi đề nghị mọi học viên Pháp Luân Công bị bức hại hãy báo án tại chỗ, ngay trong quá trình xét xử, đồng thời tố cáo và vạch trần kẻ xử lý vụ án đã vi phạm Điều 300 của Luật Hình sự, cấu thành tội lợi dụng tổ chức tà giáo phá hoại việc thực thi pháp luật.”
(Thông tin vụ việc do người trong cuộc cung cấp.)
Theo Lý Khiết Tư, Hồng Ninh / Epoch Times
Từ khóa Dòng sự kiện Nhà tù nữ Pháp Luân Công Cuộc đàn áp Pháp Luân Công