Pháp Luân Công: Ít nhất 29 người đã bị ĐCSTQ bức hại đến chết năm 2017
- Minh Ngọc
- •
Theo thống kê chưa đầy đủ trên trang web Minh Huệ (Minghui.org) của Pháp Luân Công, từ tháng 1/2017 đến 17/12/2017, có 29 người tập Pháp Luân Công tại 15 tỉnh thành đã bị bức hại đến chết, trong đó nhiều người đã ngoài 60, 70 tuổi.
Bà Vu Quế Hương, 65 tuổi, người ở thành phố Cát Lâm, tỉnh Trường Xuân, đã qua đời vào ngày 20/6/2017, ngày thứ tư sau khi bị bắt giữ phi pháp.
Bà Đỗ Cảnh Cầm, 67 tuổi, người tại thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh đã qua đời ngày 24/2/2017. Bà đã bị bắt giữ 4 lần, phải vào trại lao động 1 năm và bị kết án phi pháp 4 năm tù.
Bà Hoắc Nhuận Chi, 73 tuổi, người tại huyện Nông An, tỉnh Cát Lâm đã qua đời ngày 4/11/2017. Bà Hoắc từng bị bắt giữ phi pháp 2 lần và bị giam giữ trái phép 7 lần.
Họ là ba trong số 29 người tập Pháp Luân Công đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại đến chết trong năm nay. Trong số 29 người, có 15 người bị bức hại đến chết ở trong tù, 14 người bị chết trong quá trình giam giữ phi pháp hoặc bị can nhiễu tại nhà. Thậm chí, có 9 người nhà của một số người tập Pháp Luân Công cũng do không chịu áp lực liên đới mà qua đời.
Trường hợp các nạn nhân bị bức hại đến chết diễn ra ở 15 tỉnh sau: An Huy, Bắc Kinh, Cam Túc, Quảng Tây, Hà Bắc, Hà Nam, Hắc Long Giang, Hồ Bắc, Cát Lâm, Liêu Ninh, Thượng Hải, Tứ Xuyên, Phúc Kiến, Quý Châu, Sơn Đông.
15 người đã bị bức hại đến chết trong tù là cư dân tại 11 tỉnh và thành phố, trong đó Cát Lâm chiếm số lượng nhiều nhất, có tới 3 nạn nhân là Tôn Ngọc Phát, Lưu Thục Diễm, Hoắc Nhuận Chi; Liêu Ninh có 2 người là Đỗ Cảnh Cầm, Kỳ Khánh Nguyên; Tứ Xuyên có 2 người là Hà Tiên Trân, Trình Hoài Căn; An Huy có 1 người là Bạch Kiệt; Bắc Kinh có 1 người là Cổ Ngọc Bình; Quảng Tây có 1 người là Lã Thụy Trân; Hà Bắc có một người là Quách Đạo Hữu; Hắc Long Giang có 1 người là Lưu Phúc Tài; Hồ Bắc có 1 người là Hoàng Hải Lâm; Thượng Hải có 1 ngươi là Bách Căn Đệ; Cam Túc có 1 người là Vương Hữu Giang.
14 người bị bức hại đến chết trong quá trình giam giữ phi pháp hoặc bị can nhiễu tại nhà là cư dân của 7 tình thành, Cát Lâm vẫn có số lượng nhiều nhất, lên tới 5 người là Hàn Hồng Hà, Vu Quế Hương, Hưu Hồng Liên, Lý Xuân Diễm, Vương Kỳ Gia. Tiếp đó là Sơn đông có 3 người là Phạm Tú Trăn, Lý Phúc Cầm, Hình Tây Mỹ; Cam Túc có 2 người là Trương Bỉnh Vũ, Dương Văn Hàn; Hà Nam có 2 người là Sài Ngọc Lan, Khổng Ái Bình; Phúc Kiến có 1 người là Viên Đông Anh; Quý Châu có 1 người là Vương Tân Bình.
Theo thống kê chưa đầy đủ, từ ngày 20/7/1999 bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công đến nay, đã có khoảng 4.154 người tập Pháp Luân Công bị bức hại đến chết, các vụ việc này diễn ra tại hơn 30 tỉnh thành và khu tự trị trên toàn quốc.
Bởi vì ĐCSTQ luôn tìm cách che đậy tội ác và phong tỏa thông tin, nên những trường hợp báo cáo lên Minghui.org này chỉ là những ai có thể đột phá mạng Internet và xác minh danh tính rõ ràng gửi đến, con số thực tế có thể lớn hơn rất nhiều lần.
>> Đài Loan cấm một số người bức hại Pháp Luân Công nhập cảnh
Bà Vu Quế Hương qua đời chỉ sau 4 ngày bị giam giữ phi pháp
Bà Vu Quế Hương, cư dân ở khu Cửu Đài, thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm được hàng xóm cho biết là một người lương thiện, luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác, sau khi tập Pháp Luân Công, sức khỏe của bà được cải thiện rõ rệt.
Buổi chiều 16/6/2017, khi bà đang nói chuyện với người khác về cuộc bức hại Pháp Luân Công thì bị 9 nhân viên Đội An ninh Nội địa bắt, sau đó giam giữ trái phép tại Trại tạm giam Cửu Đài. 4 ngày sau đó, tức là ngày 20/6, bà Vu đã bị bức hại đến chết.
Theo tin đưa từ website Minh Huệ, sau khi bà Vu bị bắt, phía Văn phòng An ninh Quốc gia thuộc Cục Công an đã lập biên bản và yêu cầu bà ký tên nhưng bà đã cự tuyệt. Bà Vu nói rằng bà là một người tốt tu luyện “Chân – Thiện – Nhẫn” và bà không phạm pháp.
Nửa đêm ngày thứ ba bị giam giữ, khi bà Vu Quế Hương đang ngủ thì trên mặt và khắp thân bỗng đổ mồ hôi. Giám đốc trại giam không chịu để cho bà về, cũng không gọi bác sĩ đến khám bệnh.
Bà Vu từng nói với cảnh sát rằng chồng bà bị mổ và bà cần phải vào bệnh viện để chăm sóc chồng, nhưng cảnh sát vẫn tiếp tục giam giữ trái phép khiến bà lo lắng và ảnh hưởng đến sức khỏe. Đến sáng ngày thứ tư, bà Vu Quế Hương bắt đầu thở gấp, nhưng không có nhân viên y tế nào đến, đợi khi xe cấp cứu đến nơi thì bà đã qua đời. Sau đó, thi thể bà bị đưa vào khu mai táng huyện Cửu Đài, đồng thời tin tức cũng bị phong tỏa, không phản hồi lại cho phía gia đình bà Vu.
Con trai bà Vu từng nói với cảnh sát rằng cha anh chuẩn bị phải phẫu thuật, không được bắt mẹ anh đi. Nhưng cảnh sát đã phớt lờ không nghe, cũng không tiến hành kiểm tra sức khỏe và bắt giam phi pháp bà Vu.
Con trai bà Vu khi biết tin mẹ qua đời hết sức đau buồn, đã khởi tố các bên liên quan bức hại mẹ anh, sau một tháng bôn ba cuối cùng đã thắng kiện. Phía công an phải bồi thường cho gia đình anh 200.000 nhân dân tệ. Đây chính là bằng chứng cho việc ĐCSTQ bắt giam trái phép những người tập Pháp Luân Công khiến họ qua đời.
Bà Đỗ Cảnh Cầm qua đời sau 4 năm chịu án oan sai trong tù
Bà Đỗ Cảnh Cầm là người tại thành phố Phủ Thuận, Liêu Ninh, từng làm việc tại văn phòng Ủy ban thành phố Phủ Thuận. Trước đó, bà Đỗ bị mắc nhiều loại bệnh khác nhau, sau khi tập luyện Pháp Luân Công, bà đã đạt được thân thể khỏe mạnh.
Tháng 5/2008, bà Đỗ Cảnh Cầm lần thứ 2 bị bắt giữ đến Trại tạm giam Phủ Thuận. Sau đó 5 tháng, bà đã bị kết án bất hợp pháp 4 năm tù giam.
Theo Minh Huệ đưa tin, trong thời gian bị giam giữ phi pháp tại Trạm giam Phủ Thuận, bà bị cảnh sát còng cố định hai tay vào một chiếc ghế dài. Cảnh sát còn đấm đá tàn nhẫn vào khoang ngực và tim bà Đỗ, khiến bà rơi vào tình trạng hôn mê.
Tại Nhà tù nữ Liêu Ninh, bà bị các lính canh tra tấn tàn khốc hòng ép bà từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Tù nhân cũng đánh đập bà liên tục nhiều ngày, không cho bà ngủ, không cho bà đi giày, còn kéo tóc đập đầu bà vào tường.
Dù vậy, bà Đỗ vẫn cự tuyệt từ bỏ tu luyện, kiên định với tín ngưỡng “Chân – Thiện – Nhẫn”, nên sau đó đã bị đưa vào kho đông lạnh. Lính canh tù còn gỡ bỏ hết các tấm ván trên sàn đi và ép bà Đỗ đứng trên sàn đất lạnh.
Bà Đỗ Cảnh Cầm còn bị trừng phạt, khi thì bị cấm ngủ, khi thì phải ngồi xổm suốt 13 ngày. Sau đó huyết áp bà tăng cao lên mức 220 và bị đưa đến bệnh viện. Đến khi quay lại nhà giam, lính canh ép bà mang thẻ tù nhân nhưng bà không đồng ý, lập tức có 4-5 tù nhân quăng bà ngã trên mặt đất và thay nhau đấm đá. Khắp thân thể và chân bà bị đánh đến mức thâm tím.
Sau 1,5 năm tù giam phi pháp, bà Đỗ Cảnh Cầm đột nhiên xuất hiện huyết khối não, trí nhớ suy giảm, nói năng chậm chạp, nhưng nhà tù vẫn kiên quyết không thả người. Cho đến tận ngày 12/5/2012, sau 4 năm thụ án oan bà mới được trả tự do.
Khi về nhà, bà Đỗ Cảnh Cầm rơi vào tình trạng không thể chăm sóc bản thân, huyết áp luôn ở mức cao khoảng 200. Ngày 13/10/2014, bà bị xuất huyết não phải nhập viện 10 ngày, do bảo hiểm y tế đã bị giải trừ nên phải tự chi trả toàn bộ chi phí. Đến ngày 24/2/2017 bà đã qua đời.
>> Bao nhiêu quan to Trung Quốc bức hại Pháp Luân Công “ngã ngựa” trong năm 2017?
Bà Hoắc Nhuận Chi chịu án tù oan sai, mắc bệnh ung thư không được chữa trị mà qua đời
Bà Hoắc Nhuận Chi là cư dân khu Hoàng Loang, huyện Nông An, tỉnh Cát Lâm.
Tháng 3/1999 bà Hoắc bắt đầu học Pháp Luân Công. Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, bà đã nhiều lần bị bắt bớ, sách nhiễu hay bị đưa vào trại tạm giam. Ngày 17/1/2000, bà lần đầu tiên đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho quyền được tự do luyện tập Pháp Luân Công và bị bắt giam phi pháp 10 ngày.
Ngày 12/5 cùng năm đó, bà lại đến Bắc Kinh thỉnh nguyện lần thứ hai và bị Phòng Công an huyện Nông An bắt giam phi pháp 70 ngày. Bà bị buộc phải ngủ trên sàn, sau đó bị treo lên, bị đấm đá và còn bị kéo tóc đập đầu vào tường.
Bà nhất mực cự tuyệt viết cam kết từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công nên đã bị giam giữ tại Nhà tù Cửu Đài 1 năm, sau đó lại bị kéo dài thêm 3 tháng.
Vào lúc 6h sáng ngày 29/1/2011, bà Hoắc Nhuận Chi bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Hắc Chủy Tử ở Trường Xuân. Khi kiểm tra sức khỏe thì huyết áp lúc tăng lên 180, lúc lại hạ thấp xuống 110, nên phía trại lao động đã từ chối tiếp nhận. Sở cảnh sát khi đó đã ép con trai bà thay bà viết cam kết không tu luyện Pháp Luân Công và còn tống tiền anh 3.500 nhân dân tệ rồi mới thả người về.
8h sáng ngày 21/6/2011, trưởng đồn công an Hoàng Long là Trương Vũ dẫn theo khoảng 6 nhân viên ập vào nhà bà Hoắc bà bắt bà đến Trại giam Lô Tử Câu tại Long San, Hưng Long thành phố Trường Xuân trong vòng nửa tháng. Khi bà được thả về nhà, Trương Vũ lại đưa bà đến các lớp tẩy não ở huyện Nông An, do đó bà Hoắc buộc phải di tán đi nơi khác.
Về sau, bà Hoắc Nhuận Chi còn bị giam giữ phi pháp tại Nhà tù Nữ Cát Lâm. Do chịu bức hại tàn bạo, bà đã bị ung thư đại trực tràng nhưng giám đốc nhà tù không chịu cho bà về nhà. Mãi sau này, bà bị ốm quá nặng và được thả về nhà để “chữa trị y tế”. Người nhà đưa bà vào Bệnh viện huyện Nông An, đến ngày 4/11/2017 thì qua đời.
Minh Ngọc
Xem thêm:
Từ khóa Bức hại Pháp Luân Công Trại lao động nhân quyền ở Trung Quốc Pháp Luân Công Nhân quyền Mã Tam Gia Tư do tín ngưỡng