Dịch COVID-19 đang nóng lên tại nhiều nơi ở Trung Quốc, nhiều cư dân mạng cho biết họ cảm thấy mệt mỏi sau khi “dương tính”. Điều đáng chú ý là những vụ đột tử gần đây trở nên thường xuyên hơn và có xu hướng trẻ hơn, kể cả những học giả trẻ và trung niên. Mới đây anh Lý Hải Tăng (Li Haizeng), một nhà khoa học và giáo sư trẻ 34 tuổi tại Đại học Sơn Đông, đã qua đời vì cơn nhồi máu cơ tim đột ngột.

dot tu
Nhiều trường hợp đột tử ở người trẻ gần đây ở Trung Quốc Đại Lục. (Ảnh MXH)

Nhà khoa học trẻ Lý Hải Tăng đột ngột qua đời

Theo trang “Nhật báo Phương Nam”, Giáo sư Lý Hải Tăng, một nhà khoa học trẻ, giáo sư và người hướng dẫn tiến sĩ nổi tiếng tại Trường Kỹ thuật Năng lượng và Điện thuộc Đại học Sơn Đông, đã qua đời vì một cơn nhồi máu cơ tim đột ngột ở Thanh Đảo hôm 29/8/2024, hưởng dương 34 tuổi.

Thông tin công khai cho thấy, anh Lý Hải Tăng đã tốt nghiệp Đại học Khoa học và Công nghệ Thanh Đảo và làm việc tại Đại học Sơn Đông vào tháng 3/2021. Chuyên ngành của anh là vật lý vật chất ngưng tụ và vật lý nhiệt kỹ thuật. Anh cũng là một thủ lĩnh thanh niên ngôi sao tương lai của Cục Hiển thị SID, học giả Thanh niên Thái Sơn, và là người chiến thắng đầu tiên trong Dự án Thanh niên xuất sắc ở nước ngoài tỉnh Sơn Đông.

Được biết, Lý Hải Tăng đã giành được Giải thưởng Nhà khoa học mới nổi ở quy mô nano, Giải thưởng Nhà khoa học trẻ xuất sắc về Hệ thống vi mô & Kỹ thuật nano (Microsystems & Nanoengineering) và Giải thưởng Tác giả Khoa học mở Wiley Trung Quốc năm 2022. Trong 5 năm qua, anh đã xuất bản hơn 30 bài báo học thuật trên các tạp chí chính thống, nhiều bài trong số đó được chọn là bài báo nóng của ESI và bài báo được trích dẫn nhiều. Anh cũng đã được cấp 3 bằng sáng chế của Trung Quốc và 1 bằng sáng chế của Mỹ.

Tuy nhiên, cư dân mạng đặt câu hỏi sau khi tin tức về cái chết của anh Lý Hải Tăng được công bố. Tài khoản “Kaixuan Xue Zhang” trên trang Wangyi (163.com) đã đăng câu hỏi này vào ngày 8/9, “Rõ ràng Lý Hải Tăng đã qua đời vào ngày 29/8, nhưng tại sao mãi đến ngày 8/9 mới công bố tin tức này?” Với tư cách là một giáo sư có sức ảnh hưởng trong giới học thuật, tin tức về cái chết của anh phải nên được trường đại học nơi anh công tác, Đại học Sơn Đông, công bố kịp thời.

Bài viết chỉ ra, thông tin anh Lý Hải Tăng qua đời không phải đến từ Đại học Sơn Đông, mà được phóng viên của The Paper biết được từ người thân, bạn bè của anh. “Điều này thực sự khiến người ta khó hiểu”. Mọi người đều muốn biết, “Nguyên nhân nào khiến Đại học Sơn Đông không kịp thời thông báo về cái chết của Giáo sư Lý Hải Tăng? Đó là do nhầm lẫn trong quá trình truyền tải thông tin? Hay là còn có ẩn tình nào khác chưa được biết đến?”

Nhiều học giả trẻ và trung niên ở Trung Quốc Đại Lục lần lượt qua đời không rõ nguyên nhân

Theo số liệu thống kê và báo cáo chưa đầy đủ từ nhiều phương tiện truyền thông Trung Quốc, gần đây nhiều học giả trẻ và trung niên ở Trung Quốc Đại Lục đã đột ngột qua đời. Họ đều là những học giả ưu tú, và không ai trong số họ trên 50 tuổi. Nguyên nhân qua đời của họ vẫn chưa được công bố chi tiết, phần lớn đều được nói là “do bệnh tật và chữa trị không hiệu quả”.

Vào ngày 3/9/2024, ông Phí Tuấn Phong (Fei Junfeng), Phó giáo sư kiêm Giám đốc Viện Giáo dục Tâm lý Học đường thuộc Học viện nghiên cứu giáo dục của Đại học Nam Kinh, qua đời do điều trị không hiệu quả. Ông mới 50 tuổi.

Ngày 1/9/2024, Kurbanjiang Abduxikur đột ngột qua đời vì bạo bệnh tại nhà ở tuổi 47. Ông là Bác sĩ phó chủ nhiệm Khoa Bệnh gan truyền nhiễm tại Bệnh viện nhi Đại học Phúc Đán.

Ngày 21/8/2024, Tiến sĩ Lưu Dương, một học giả xã hội học và trợ lý nghiên cứu tại Viện Xã hội học thuộc Viện Khoa học Xã hội Bắc Kinh, qua đời tại Bắc Kinh do điều trị không hiệu quả khi mới 44 tuổi.

Ngày 21/8/2024, Tiến sĩ Vương Dục Hỗn (Wang Yukun), một học giả trẻ về lịch sử châu Á và là Phó giáo sư tại Học viện nghĩa Mác thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Thượng Hải, qua đời do điều trị không hiệu quả ở tuổi 42.

Ngày 9/8/2024, ôn Hoàng Vĩnh Viễn (Huang Yongyuan), nhà sử học Hàn Quốc và Phó giáo sư khoa Ngôn ngữ Hàn Quốc của Trường Dịch thuật và Phiên dịch Quốc tế thuộc Đại học Tôn Trung Sơn, qua đời tại Seoul do một cơn bệnh đột ngột không cứu chữa được khi mới 37 tuổi.

Ngày 29/6/2024, ông Trương Vạn Hồng (Zhang Wanhong), một học giả luật nhân quyền, giáo sư và hướng dẫn nghiên cứu sinh tiến sĩ nổi tiếng tại Đại học Vũ Hán, đã qua đời vì bệnh, điều trị không hiệu quả. Ông mới 49 tuổi.

Gần đây có nhiều trường hợp đột tử xảy ra ở Trung Quốc Đại Lục, bao gồm những người sinh sau năm 2000

Theo Jiemian News đưa tin, một người đàn ông bị ngất xỉu và tử vong trên làn đường dành cho xe cộ gần Vườn Quốc tế Nhã Lạc (Yale) ở quận Dư Hàng, Tp. Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. Tuy nhiên, nỗ lực cấp cứu đã thất bại. Theo thông tin, người đàn ông tử vong này họ Viên, 55 tuổi. Một người lái xe giao đồ ăn họ Hồ cho biết, anh có mặt tại hiện trường khi vụ việc xảy ra vào khoảng 1h sáng ngày 6/9. “Trước đó, tôi đã nói chuyện với chú ấy, gánh nặng gia đình trên vai chú ấy rất nặng.” 

Nhiều trường hợp đột tử gần đây được chia sẻ trên Douyin ở Trung Quốc Đại Lục cũng đã thu hút sự chú ý.

p3537372a365200078
Ngày 14/8, một thanh niên sinh sau năm 2000 đột ngột qua đời trong ký túc xá của một nhà máy sản xuất hàng điện tử ở Tô Châu, tỉnh Giang Tô. (Ảnh  chụp màn hình Douyin)
p3537373a960923197
Một thanh niên sinh năm 1990 đột ngột qua đời dưới chân một bác sĩ ở Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang. (Ảnh chụp màn hình Douyin)
p3537374a18143289
Một tuần trước, một người đàn ông 36 tuổi ở Hàng Châu đột ngột tử khi ngủ.  (Ảnh chụp màn hình Douyin)

Nội dung trong phần bình luận trên Douyin cho thấy nhiều người đã tử vong đột ngột: 

“Anh rể tôi cũng là bác sĩ và anh ấy cũng ra đi như thế. Đi quá nhanh, không cách nào cứu được.”

“Chồng tôi cũng ra đi thế khi đang ở nhà. Cấp cứu 120 đến và tiến hành cấp cứu trong 40 phút. Cuối cùng, vẫn là một bi kịch.” 

“Một người bạn của tôi đã 37 tuổi và bị đau tim tại một sự kiện của công ty cách đây vài ngày, và cũng đã ra đi.”

“Cậu tôi bị đau tim ngay trong sảnh cấp cứu, nhưng không cứu được, cậu mới chỉ 35 tuổi.” 

“Bác tôi qua đời vì đau tim, ngã xuống khoảng 1 phút rồi đi luôn.” 

Dịch bệnh ở Trung Quốc Đại Lục đang gia tăng; Các bác sĩ: Những người bị sốt gần đây có thể bị nhiễm COVID-19

Dịch bệnh COVID-19 đang hoành hành ở Trung Quốc Đại Lục. Một bài báo trên QQ News hôm 16/8 chỉ ra rằng dịch bệnh COVID-19 trở nên phổ biến vào tháng 8, vào giữa mùa hè, và chỉ trong vài ngày, “từ Quảng Đông đến Đông Bắc, số lượng người nhập viện rất đông”. Trong phần bình luận dưới các video liên quan đến các trường hợp đột tử trên nền tảng Douyin, nhiều người đã la lên “dương tính rồi”, “bị nhiễm rồi”. Nhiều người cũng nói về nhiều triệu chứng khó chịu ở tim và cảm thấy tuyệt vọng.

Cư dân mạng để lại bình luận: 

“Sau khi tôi dương tính, sức khỏe tôi không như trước. Tôi cảm thấy không còn sức lực và đôi khi ngực trái bị đau, đi khám nhưng không tìm ra nguyên nhân.” 

“Trước đây tôi cũng thường xuyên bị đau tim, có lúc đột nhiên đau đến không thở được.” 

“Hôm kia, tôi đang nằm trên giường thì thấy ngực đau nhói. Tôi đau đến mức không dám cử động. Phải mất vài phút tôi mới đỡ, thực sự cảm thấy như cái chết cách mình không xa.”

Ông Hồ Dương (Hu Yang), bác sĩ trưởng Khoa Hô hấp của Bệnh viện Phổi Thượng Hải, gần đây đã tiết lộ trong một video trên Douyin rằng những người gần đây bị sốt “cũng có khả năng là nhiễm COVID-19”, vì loại virus Corona mới đã biến đổi trở lại và chủng virus chủ đạo đã thay đổi từ JN.1 ban đầu thành XDV. “Khả năng lây lan của biến chủng này vẫn còn tương đối mạnh, không ít người đã bị nhiễm trở lại”. 

p3537371a60871105
Tỷ lệ nhiễm COVID-19 tăng vọt ở Trung Quốc Đại Lục. (Ảnh chụp màn hình Douyin)

Ông Đường Hạo, một người làm truyền thông kỳ cựu và người dẫn chương trình “Ngã tư thế giới” gần đây cho biết, dịch bệnh ở Trung Quốc chưa bao giờ biến mất, “nó chỉ bị ĐCSTQ che đậy”, bởi vì ĐCSTQ muốn cứu nền kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài và đầu tư Đài Loan nên đã tạo ra cảnh “mọi chuyện đều ổn”, nhưng tất nhiên ĐCSTQ “không thể thừa nhận có dịch”. Cách đây một thời gian, nhiều nơi ở Trung Quốc đã triển khai diễn tập khẩn cấp “viêm phổi không rõ nguyên nhân”, “giống hệt” trước khi dịch bệnh bùng phát vào năm 2019.