Tết Trung thu vừa qua, một đoạn video được lan truyền trên mạng cho thấy, trên một chuyến tàu điện ngầm ở Bắc Kinh vào sáng sớm, một nhóm thanh niên hát vang “Tôi chịu đủ lắm rồi những bất công trên đời”.

tau dien Bac Kinh
Những người trên tàu điện ngầm Bắc Kinh vào sáng sớm đồng thanh hát “Tôi đã chán ngấy sự bất công trên thế giới”. (Ảnh: chụp màn hình video)

Theo một đoạn video do người dùng “谢万军Wanjun Xie” đăng trên mạng xã hội X hôm 19/9, một dàn đồng ca vang lên từ tàu điện ngầm ở Bắc Kinh vào sáng sớm. Phần lớn họ là những người trẻ đi làm thêm trong dịp Trung thu và không thể về nhà. Tiếng hát vang đã tạo được sự cộng hưởng, những người trẻ lần lượt rơi nước mắt. Wanjun Xie nói: “Những đau khổ của các bạn đều do kẻ độc tài mang đến cho các bạn, chỉ có đánh đổ kẻ độc tài thì các bạn mới có hy vọng!”

Những người trẻ này hát: “Tôi chịu đủ lắm rồi những bất công trên đời, tôi chán ghét lắm rồi thứ tình đời gian dối. Tôi đã nếm đủ đắng cay của cuộc đời, trong tâm biết bao điều khó nói. Thân cô thế cô nơi tha hương xứ lạ, tâm sự trùng trùng chẳng biết tỏ cùng ai. Lau khô nước mắt, cõi lòng tan nát, cuối cùng tôi cũng nhận cái số mệnh này.”

Về vấn đề này, một số cư dân mạng bình luận: 

“Chế độ Cộng sản Trung Quốc chắc chắn sẽ bị thế hệ này lật đổ. Dù chúng ta sinh ra ở thập niên 50, 60 hay 70, tất cả những gì chúng ta phải làm là ủng hộ những người trẻ tuổi!”

“Tầng lớp đặc quyền đặc lợi bóc lột tầng thấp một cách triệt để.” 

“Làm thêm giờ cũng không tệ, có người còn ngay cả việc làm cũng không có, họ còn thảm hơn!” 

“Thay đổi tất yếu sẽ đến, núi lửa cuối cùng sẽ phun trào! Đây là bánh xe lịch sử.”

Cư dân mạng “@LUOXIANGZY” đã tổng kết ra 10 cảm ngộ và chỉ ra “Tại sao 90% người dân Trung Quốc lại khốn khổ trong những năm cuối đời?” 

Người này nói: “Bởi vì bạn sinh ra ở Trung Quốc dưới thời chế độ độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc thống trị, bạn không có bất kỳ lợi ích nào mà người dân ở một quốc gia dân chủ nên có, đây mới là lý do thực sự!”

p3540892a194614005
Cư dân mạng “@LUOXIANGZY” tổng kết: “Tại sao 90% người dân Trung Quốc những năm cuối đời lại bi thảm?” (Ảnh chụp màn hình)
  1. Không có nền tảng kinh tế thì không thể đảm bảo cuộc sống khi về già;
  2. Con cái bận kiếm tiền, không có tâm sức chăm sóc bạn, thậm chí còn không có năng lực hiếu kính bạn; 
  3. Khi bạn không còn giá trị lợi dụng thì còn cái sẽ không quá quan tâm đến bạn; 
  4. Mỗi người đều có cuộc sống riêng của mình; nếu không có tài sản thừa kế triệu đô thì đừng quá mong mỏi con cái phải hiếu thuận với mình;
  5. Tự mình kiếm tiền và tiêu xài là chỗ dựa đáng tin cậy nhất; con cái hiếu thuận chỉ chiếm thiểu số;
  6. Tình cảm cha con, tình cảm mẹ con đối diện với thực tế thì sẽ thành nhạt nhẽo, bất lực;
  7. Bệnh tật lâu năm thì sẽ không có người con hiếu thảo, mỗi người đều có cuộc sống riêng, không thể ngừng làm việc để dành thời gian cho người già;
  8. Khi một người về già, trong mắt con cái là gánh nặng nhưng chúng không nói ra;
  9. Trên đời này, chỉ có mình dựa vào chính mình, không thể dựa dẫm vào bất cứ ai, kể cả con cái của bạn;
  10. Khi một người già đi, tiền là chỗ dựa duy nhất của anh ta. Đừng tưởng tượng rằng sẽ có người quan tâm đến một người vô dụng. Đây là thực tế, mặc dù có vẻ khó nghe!

Về vấn đề này, cư dân mạng “LocalTak” cho rằng bản tóm tắt này phản ánh những khó khăn thực tế mà một số người già Trung Quốc phải đối mặt, “nhưng nguyên nhân sâu xa không chỉ là con cái bất hiếu hay tình trạng kinh tế cá nhân nghèo nàn, mà còn là do thiếu hệ thống an sinh xã hội.” Một xã hội lành mạnh “nên cung cấp đầy đủ phúc lợi hưu trí và đảm bảo y tế cho người già”. Tuy nhiên ở Trung Quốc, nhiều người cao tuổi thiếu phúc lợi xã hội và hỗ trợ đầy đủ, khiến cuộc sống của họ trong những năm cuối đời trở nên khó khăn hơn. Đây không chỉ là vấn đề của gia đình mà còn là “vấn đề của toàn bộ hệ thống xã hội”.

Gần đây, một video về một bài hát nhạc đỏ nổi tiếng của ĐCSTQ với lời bài hát đã được thay đổi cũng được lan truyền trên Internet.

Một đoạn video cho thấy tại một thành phố nào đó ở Trung Quốc Đại Lục, có nhiều xe cảnh sát đậu bên đường và có vẻ như một nhóm công chức đứng cách xe cảnh sát không xa. Một phụ nữ chỉ tay vào những người này và hát theo giai điệu của một bài hát nhạc đỏ nổi tiếng của ĐCSTQ với lời bài hát đã được sửa đổi: “Đảng Cộng sản tốt, Đảng Cộng sản tốt, Đảng Cộng sản có rất nhiều quan chức tham nhũng, họ nói một đằng, làm một nẻo, toàn tâm toàn ý kiếm tiền cho mình!”, videođã thu hút rất nhiều người xem.

Đối với các hình thức đấu tranh khác nhau của giới trẻ ở Trung Quốc, nhà báo và tác giả tự do Triệu Tư Lạc (Zhao Sile) từng nói với Đài Á Châu Tự do rằng nhiều thanh niên bình thường ở Trung Quốc tự coi trạng thái cuộc sống của mình là “động vật xã hội” (thuật ngữ mang tính xúc phạm để miêu tả nhân viên văn phòng, ám chỉ những nhân viên ngoan ngoãn làm việc trong công ty và bị bóc lột như động vật). Và số ít người đấu tranh trẻ đó, mặc dù họ “sống như rêu (chỉ khả năng thích nghi với hoàn cảnh, giống như rêu có thể sinh trưởng ở nhiều môi trường khác nhau) và “hát như dế” (thể hiện bản thân một cách thoải mái và tự nhiên). Nhưng sự hiện diện của họ là bằng chứng cho thấy người Trung Quốc không muốn phục tùng uy quyền.