Lễ khai mạc Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh sẽ được tổ chức vào ngày 4/2. Tân Hoa xã cho biết, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham dự và tuyên bố khai mạc Thế vận hội. Truyền thông Pháp Le Point đặt tiêu đề “Thế vận hội bị nguyền rủa” để mô tả đây là Thế vận hội Mùa đông “lạnh” nhất trong lịch sử, không chỉ các nước trên thế giới, ngay cả người Trung Quốc cũng không thích thú, từ chi phí, bảo vệ môi trường, dịch bệnh cho đến nhân quyền, đều bị phê bình. 

shutterstock 1353005396
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Shutterstock)

Lợi dụng Olympic để tuyên truyền

Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan dẫn thông tin hôm 3/2 cho biết, ông Tập Cận Bình sẽ tham dự lễ khai mạc Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh được tổ chức tại sân vận động Bắc Kinh vào tối ngày 4/4. Ông Tập cũng cho biết tại cuộc họp của Ủy ban Olympic Quốc tế vào ngày 3/2 rằng Trung Quốc sẵn sàng cống hiến một kỳ Olympic đơn giản, an toàn và đặc sắc cho thế giới.

Ngày 4/1 năm nay, ông Tập Cận Bình đã đến thăm trung tâm truyền thông chính của Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh, yêu cầu giới truyền thông “kể câu chuyện Trung Quốc và truyền bá tiếng nói của Trung Quốc”, đồng thời cố gắng truyền bá tin tức về việc này càng sớm càng tốt, để nâng cao hơn nữa cái mà ĐCSTQ gọi là sức lan tỏa văn hóa, sức ảnh hưởng của tin tức và sức mạnh mềm quốc gia.

Giáo sư Phùng Sùng Nghĩa (Feng Chongyi), chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Công nghệ Sydney, cho rằng Bắc Kinh có nhiệm vụ chính trị và cần tạo khí thế cho Đại hội Đảng lần thứ 20 giúp ông Tập Cận Bình. Bây giờ đã đến lúc phải dốc toàn lực để thực hiện một số thành tựu chính trị trong năm nay, và làm một số việc như “ca múa mừng cảnh thái bình”. Ông Tập muốn thay đổi giới hạn nhiệm kỳ, thuận lợi tại vị, đây mới là đại cục.

Ông Phùng Sùng Nghĩa nói: “Cho nên mới nói, hiện giờ ông ấy tiêu rất nhiều tiền, không tiếc mọi giá để làm việc này (tổ chức thế vận hội)”. 

Truyền thông nước ngoài: Chi phí ‘khủng’ tại Thế vận hội Mùa đông

Ông Tập Cận Bình tuyên bố tổ chức Thế vận hội Mùa đông “đơn giản, an toàn và đặc sắc”, nhưng sau khi báo chí nước ngoài điều tra, đã phát hiện thấy chi phí cho Thế vận hội Mùa đông gấp từ 10 lần trở lên so với số tiền mà ĐCSTQ tuyên bố.

Truyền thông Pháp Le Point ngày 31/1 đưa tin, để mừng và thể hiện quyền lực, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình quyết tâm tổ chức Thế vận hội Mùa đông khai mạc vào ngày 4/2, bằng mọi giá. Tuy nhiên, Thế vận hội này hầu như không được chào đón, thậm chí những người dân Trung Quốc (không cách nào mua được vé vào xem thi đấu) cũng không mấy mặn mà.

Bản tin của Le Point chỉ ra, Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh từng sử dụng dự toán thấp để làm khởi điểm, nhưng cuối cùng mọi chuyện lại đi ngược lại. Dự toán ngân sách ban đầu của Trung Quốc chỉ tương đương 1,4 tỷ Euro; tuy nhiên, theo một cuộc điều tra của truyền thông Mỹ Business Insider tiết lộ, một số khoản chi xây dựng đã bị bỏ sót trong các hóa đơn của Bắc Kinh, và số tiền thực tế phải là tương đương với 34 tỷ Euro, gấp 24 lần dự toán.

Do lượng tuyết rơi tự nhiên không đủ, năm 2022, Bắc Kinh sẽ trở thành Thế vận hội Mùa đông đầu tiên trong lịch sử sử dụng 100% tuyết nhân tạo, tạo ra gần 185 triệu lít tuyết nhân tạo, điều này đã bị các nhà môi trường chỉ trích.

Có thông tin nói rằng một số vận động viên sẽ tẩy chay lễ khai mạc

Ngoài ra, Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 đang bị bao phủ bởi một đám mây đen về tranh cãi nhân quyền. Các nhà hoạt động nhân quyền và chính phủ ở nhiều quốc gia đã kêu gọi tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh. Mỹ, Anh, Úc, Canada, New Zealand, Nhật Bản, cũng như các nước châu Âu như Hà Lan, Đan Mạch và Litva hoặc là đưa ra các biện pháp tẩy chay ngoại giao, hoặc là tuyên bố rằng họ sẽ không cử quan chức tham dự.

Nhà báo người Mỹ Josh Rogin đã đăng một bài báo trên tờ The Washington Post vào ngày 3/2. Ông dẫn lời các nhà hoạt động nhân quyền nói rằng một số vận động viên đang chuẩn bị tẩy chay lễ khai mạc Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh để bày tỏ ủng hộ nạn nhân bị ĐCSTQ xâm phạm nhân quyền.

Bài viết của ông Josh Rogin nói rằng các nhà hoạt động nhân quyền Mỹ đã gặp gỡ các vận động viên từ một số quốc gia phương Tây trong vài tháng qua, kêu gọi họ lên tiếng kháng nghị các hành vi tàn bạo trên quy mô lớn của chính quyền Trung Quốc (ĐCSTQ), cũng như chống lại sự đàn áp nghiêm trọng đối với người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, người Hồng Kông và các nhóm người khác ở Trung Quốc.

Ngoài ra, một số nhân vật chính trị quan trọng của nước ngoài đã công khai đề nghị tẩy chay lễ khai mạc. Vào ngày 30/1, Ngoại trưởng Pháp Clement Beaune đã xác nhận trong một cuộc phỏng vấn độc quyền rằng Bộ trưởng Thể thao Roxana Maracineanu, sẽ được cử đi như dự kiến, nhưng “sẽ không tham dự buổi khai mạc”. Báo cáo phân tích rằng Paris sẽ đăng cai Thế vận hội Mùa hè vào năm 2024, cho nên Pháp không muốn chống lại ĐCSTQ vào thời điểm này, nhưng cũng không muốn tiến quá gần đến Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh – một “vũ hội lớn của chính quyền chuyên chế”.

Miêu Vi, Vision Times

Xem thêm: