Dưới chính sách chống dịch cực đoan được chính quyền Trung Quốc áp dụng trên toàn quốc nói chung và tại Thượng Hải nói riêng, nhiều thảm họa nhân đạo đã được chia sẻ trên mạng.

p3125401a128723840
Trên mạng có thông tin một người già neo đơn ở một tiểu khu ở Thượng Hải đã chết vì đói. Một bệnh nhân nặng khác phải chạy thận nhân tạo, nhưng do tiểu khu bị phong tỏa không được phép ra ngoài, cuối cùng tử vong. (Ảnh chụp màn hình)

Theo thông tin được cư dân mạng Twitter thảo luận cho biết: “Phòng 601 số 62 ở tiểu khu này là nhà của một người già neo đơn, từ lúc phong tỏa đã không có gì để ăn, chết ở trong nhà, vừa nãy (cấp cứu) 120 đến là để đưa thi thể đi.”

Có người hỏi: “Không phải là ủy ban dân cư ngày nào cũng đưa cơm cho người dân trong tiểu khu sao?”

Cũng có người nói: “Nghe nói không làm xét nghiệm axit nucleic, không rõ thế nào nữa, trưởng tòa nhà đã báo cáo lên lãnh đạo, nhưng vẫn không có người quản, bệnh viện đúng là đã đến và xác nhận là đã chết.”

Cũng có người ngạc nhiên: “Đây là thời đại nào rồi mà còn có người thực sự bị chết vì đói?”

Có người nói: “Đó không phải là tiểu khu khu chúng ta, mà là tiểu khu của người nhà của chúng ta, người già bị chết đói.”

Một người khác trong nhóm nói: “Dịch bệnh vô tình, nhân gian cũng vô tình, chẳng ai đoái hoài đến những người già sống một mình.”

(Nội dung tweet: Một tiểu khu ở Thượng Hải có người già neo đơn bị chết đói. Trong tình hình phòng và kiểm soát dịch bệnh hiện nay, cư dân chỉ có thể ở trong nhà, không được ra ngoài, Cộng thêm vấn đề tuổi đã cao, không biết dùng điện thoại để mua đồ ăn, cũng không có người đến đưa cơm, cuối cùng không may trở thành bi kịch.)

Có cư dân mạng nói: “Đây là sự tệ hại của thể chế độc tài ĐCSTQ, dù là năm 1958 hay là năm 2022, thể chế không thay đổi thì bi kịch vẫn cứ tái diễn.”

Twitter có nickname “GenX Lin” đã chia sẻ một câu chuyện khác về một phụ nữ hơn 40 tuổi, nhiều năm làm nghề bán hoa buổi sáng tại Bến Thượng Hải, và làm các công việc tạp vụ khác để kiếm sống. “Bà nhắc đến trước đó khi phong tỏa vì dịch bệnh, không buôn bán được nên không có tiền mua đồ ăn, mỗi ngày chỉ ăn một một cái bánh bao lớn không nhân. Mỗi ngày, bà nằm trên giường trong phòng thuê và không làm bất cứ gì cả để tránh bị tiêu hao năng lượng cơ thể, như thế mới có thể sống sót được. Sau khi gỡ phong tỏa, bà giống như người tàn phế, phải nghỉ ngơi mất mấy tháng cơ thể mới hồi phục được.” Bài viết kể tiếp, đợt dịch lần này tại Thượng Hải nghiêm trọng, người phụ nữ này cũng giống như lần trước. “Ở cái thành phố Thượng Hải này đúng là có người cơm cũng ăn không nổi (vì quá đắt), có người chết vì đói. Là thực sự chết vì đói!” Cuối bài viết có đoạn: “Bến Thượng Hải ơi, hãy mở to mắt nhìn xem, xem xem người phụ nữ bán hoa dưới tòa nhà cao này. Bà ấy đã buôn bán ở đây được 10 năm, bây giờ bà ấy sắp chết đói rồi.”

Không chỉ có người chết vì đói mà tại Thượng Hải còn có người chết vì không được đi điều trị.

Trong đoạn trò chuyện “Nhóm cựu sinh viên Đại học Thanh Hoa ở Thượng Hải” được cư dân mạng chia sẻ, có người kể: “Hôm nay có một cựu sinh viên khóa 93 qua đời, sau khi phẫu thuật não và đang nằm điều dưỡng hồi phục, do phong tỏa, các y tá đều đi chống dịch hết, còn người nhà thì không được vào chăm sóc, không kịp thời làm sạch đờm, … Là phòng chống dịch theo kiểu bệnh tâm thần này đã hại chết cậu ấy!” 

Có người trả lời: “A, khóa 92 chúng tôi cũng có 1 người ra đi. Cũng là do không có người hút đờm.”

Một bệnh nhân bị bệnh nặng ở Thượng Hải cần chạy thận, do phong tỏa không được phép ra ngoài, gọi cấp cứu 120 cũng không được, nhân viên trong khu cộng đồng cũng không quản, bệnh nhân đã chết, một phụ nữ đứng trước cửa sổ và khóc.

Một đứa trẻ 2 tuổi ở Thượng Hải chết trong quá trình cách ly, còn mẹ sau đó tự sát.

Một số tình nguyện viên đến để làm xét nghiệm axit nucleic, nhưng phát hiện ra cụ già đã chết trên giường. 

Một bệnh nhân ung thư muốn đi ra ngoài để lấy thuốc điều trị, nhưng sau khi không được phép ra ngoài thì đã nhảy lầu tự tử.