Phong trào ‘Đạp xe đêm đến Khai Phong’: Công ty xe đạp chia sẻ tạm dừng dịch vụ
- Trí Đạt
- •
Tiếp theo động thái đóng cổng một loạt các trường đại học trên toàn Trung Quốc, nhằm ngăn hàng trăm ngàn sinh viên tham gia phong trào ‘Đạp xe đêm đến Khai Phong’ như Trí Thức VN đã đưa, hiện công ty xe đạp chia sẻ Mobike (Meituanbike) đã thông báo sẽ tạm dừng hoạt động tại Tp. Trịnh Châu từ 10h sáng để đưa xe về kho bảo dưỡng, thời gian hoạt động trở lại vẫn chưa được xác định. Đồng thời, Hellobike cũng đưa ra thông báo đang tiến hành nâng cấp toàn diện hệ thống xe đạp ở Trịnh Châu, và sẽ mở cửa trở lại để sử dụng sau khi nâng cấp nhằm cung cấp cho người dân dịch vụ đạp xe tốt hơn.
Báo cáo của Newtalk (Đài Loan) cho biết, khoảng 200.000 người đi xe đạp vào ban đêm có thể khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lo sợ. Nguyên nhân các động thái của Mobike và Hellobike có liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng xe đạp chia sẻ gần đây ở Tp. Trịnh Châu. Giới trẻ ở Trịnh Châu đã dấy lên làn sóng “đạp xe ban đêm đến Khai Phong”. Hiện tượng này nhanh chóng phổ biến trên Internet và thu hút sự chú ý rộng rãi của giới truyền thông và xã hội. Những người chỉ trích cho rằng hoạt động đạp xe đường dài này không chỉ tiềm ẩn rủi ro an toàn cao, mà còn ảnh hưởng đến việc đi lại của người khác, khiến các nền tảng đạp xe như Hello và Meituan phải đưa ra các thông báo liên quan, và tăng cường kiểm soát việc đạp xe ra ngoài khu vực.
Không chỉ vậy, theo chia sẻ của cư dân mạng có tên “Petrichor” trên X (Twitter), sinh viên đại học ở Trịnh Châu đạp xe đêm đến Khai Phong để thưởng thức món bánh bao đầy hấp dẫn, họ sửa đổi bài hát “Nghe lời mẹ” của Châu Kiệt Luân để thể hiện nhiệt huyết tuổi trẻ của sinh viên. Trong video còn nhiều lần nhắc đến ông Tập Cận Bình với cái tên “Xi dada” (Tập Đại Đại), đồng và nói với “Xi Dada” rằng sau khi ăn xong món bánh bao, họ sẽ ngoan ngoãn quay trở lại.
Theo báo cáo, chuỗi sự kiện này đã khiến thị trường xe đạp chia sẻ ở Trịnh Châu phải đối mặt với những thách thức, đặc biệt là làm thế nào để cân bằng giữa nhu cầu của người dùng và quản lý giao thông đô thị, vốn đã trở thành tâm điểm của các cuộc thảo luận sôi nổi hiện nay. Theo phân tích của The Paper (Trung Quốc), những công dân sôi nổi không thể thích ứng với các biện pháp kiểm soát này, và thị trường xe đạp dùng chung có thể sẽ có nhiều điều chỉnh và thay đổi hơn trong tương lai.
Sinh viên: Cơ quan văn hóa và du lịch Khai Phong không giữ chữ tín
Ngoài việc công ty điều hành xe đạp chia sẻ thông báo tạm dừng các dịch vụ, công viên danh lam thắng cảnh “Thanh Minh Thường Hà Viên” của Khai Phong, ban đầu mở cửa miễn phí cho sinh viên đại học trên toàn quốc, hôm 15/11 cũng thông báo tạm thời bị hủy bỏ chương trình miễn phí.
Màn hình điện tử lớn phía trước khu thắng cảnh này cho biết, do lượng hành khách đông đúc trong ‘Lễ hội văn hóa Hoa Cúc’ nên số lượng đặt chỗ đã đạt giới hạn, nhằm đảm bảo an toàn cho mọi người và trải nghiệm du lịch tốt hơn, việc đặt vé miễn phí vào công viên sẽ bị đình chỉ kể từ bây giờ. Thông báo cũng nêu rõ chúng tôi vô cùng xin lỗi và mong mọi người thông cảm.
Vì danh lam thắng cảnh thông báo lúc 3:15 chiều 15/11, nên một nhóm sinh viên đến vào khoảng 3:20 bày tỏ sự thất vọng vô cùng. Một số sinh viên phàn nàn: “Thanh Minh Thượng Hà Viên hiện không miễn phí. Tại sao không nói trước với chúng tôi? Dù chỉ nói trước với chúng tôi nửa ngày? Bây giờ tất cả chúng tôi đều đứng trước cổng và chết lặng.”
Một sinh viên đại học Hà Nam phân tích: “Trường chúng tôi cũng đã đưa ra thông báo tạm thời đóng cổng trường học. Chắc chắn có người đã yêu cầu làm thế. Tôi nhận được điện thoại chính là cần phải làm theo ngay.”
Có sinh viên còn cho rằng: “Ngành văn hóa và du lịch Khai Phong không giữ chữ tín”.
Từ khóa Xã hội Trung Quốc Thanh niên Trung Quốc Giới trẻ Trung Quốc Khai Phong đạp xe đến Khai Phong