Quan hệ Mỹ – Trung không phải “chiến tranh lạnh” mà là “chiến tranh nóng”
- Lương Lộ Tư, Lý Hoài Quất
- •
Bối cảnh chung:
Trong hai tháng, qua chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã không ngừng gia tăng các hành động chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhưng chính quyền Bắc Kinh đã không nhượng bộ mà thay vào đó còn đẩy ra Luật An ninh Quốc gia ở Hồng Kông. Động thái này đã bị phía Mỹ đáp trả nghiêm khắc bằng những biện pháp mạnh đối với Hồng Kông cũng như đối với những “gã khổng lồ” công nghệ Trung Quốc…
Diễn biến tiếp tục leo thang khi mới đây, LSQ Trung Quốc tại Houston trình báo về “vụ cháy” sau khi bùng nổ thông tin Chính phủ Mỹ ra lệnh nhân viên tại đây phải rời đi trong vòng 3 ngày. Vì vậy, nhiều nhận định cho rằng họ đã hủy tài liệu mật trước khi ra đi.
Tiếp theo lại thêm làn sóng bất ổn khi hôm 23/7, ông Trump tuyên bố tương lai sẽ không loại trừ việc đóng cửa vĩnh viễn nhiều lãnh sự quán Trung Quốc.
Tiếp đó lại có tin rằng tài liệu tòa án do công tố viên liên bang đệ trình cho thấy một nữ bác sĩ quân đội Trung Quốc che giấu thân phận đang ẩn náu trong lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco. Người này thuộc một trường đại học quân y Trung Quốc. Nhiều nhận định cho rằng lãnh sự quán này có thể có kết cục tương tự là bị đóng cửa.
Nhận định về tình hình, nhà tài phiệt đang vận động hành lang cho Hồng Kông ở Mỹ, ông Viên Cung Di cho rằng tình cảnh hiện nay giữa Trung Quốc và Mỹ không phải “chiến tranh lạnh” mà là “chiến tranh nóng”.
Quan hệ Trung – Mỹ đang trong tình trạng “chiến tranh nóng”
Trong trả lời phỏng vấn với Vision Times, ông Viên Cung Di chỉ ra rằng, theo nguồn tin nội bộ của ông, có người thuộc Lãnh sự quán ĐCSTQ tại Houston đã đào thoát và chuyển thông tin quan trọng cho Chính phủ Mỹ, khiến Chính phủ Mỹ đã bị sốc khi phát hiện rất nhiều âm mưu trong Lãnh sự quán Houston liên quan đến đánh cắp công nghệ và kích động nổi loạn, hạ bệ ông Trump… Do đó, ông Trump vội vàng ra lệnh trục xuất nhân viên và đóng cửa LSQ.
Hiện tại, giới quan sát có những bình luận cho rằng quan hệ Trung – Mỹ đã bước sang giai đoạn chiến tranh lạnh mới, nhưng ông Viên Cung Di nói đó không phải là “chiến tranh lạnh” mà là “chiến tranh nóng”. Trong đó, cuộc chiến ở Biển Đông có thể bùng phát bất kỳ lúc nào, nếu việc này xảy ra thì “Hồng Kông sẽ có cơ hội được khôi phục trở lại như cũ”. Ông hứng khởi kể rằng trong thái độ với ĐCSTQ thì phía Chính phủ Mỹ thậm chí còn tức giận hơn chính ông. Ông không cần phải thúc đẩy hành động làm tan rã ĐCSTQ nữa, vì hành động của Mỹ còn nhanh hơn và kéo ông chạy theo.
Luật An ninh chỉ biến Hồng Kông thành hang ổ tham nhũng của quan chức ĐCSTQ
Ông Viên Cung Di chỉ ra sau khi thực thi Luật An ninh Quốc gia thì ĐCSTQ đã phái hàng trăm người đến Hồng Kông để thao túng vơ vét dưới danh nghĩa an ninh quốc gia. Những người này bắt đầu thúc đẩy “triệu gọi các nhà phát triển bất động sản Hồng Kông và những người giàu có đến hỏi han”, để xây dựng mối quan hệ, để lấy tình cảm, thu phục những nhà phát triển bất động sản Hồng Kông, mục đích vì túi tiền của họ. Hành vi của những quan chức này có gì liên quan đến cái gọi là “an ninh quốc gia” không? Ông Viên Cung Di tin rằng Luật An ninh Quốc gia sẽ tạo ra một hệ thống tham nhũng khổng lồ ở Hồng Kông, giống như trước đây là phe Giang Trạch Dân, và bây giờ là phe Tập Cận Bình. Những quan tham này không quan tâm gì chuyện duy trì vị thế trung tâm tài chính của Hồng Kông, vấn đề sinh kế của người dân địa phương, dịch bệnh… Ông khẳng định “Rốt cuộc ĐCSTQ chỉ là một băng cướp”.
Phe dân chủ Hồng Kông sẽ giành chiến thắng
Ông Viên Cung Di cho biết gần đây có một số người thuộc phe kiến chế (thân ĐCSTQ) đề nghị Chính phủ Hồng Kông trì hoãn cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp Hồng Kông vào tháng Chín. Vốn dĩ trước đây, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại ĐCSTQ là ông Dương Khiết Trì đã hứa với Ngoại trưởng Mỹ Pompeo sẽ không can thiệp vào cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, vì ĐCSTQ nghĩ rằng Luật An ninh Quốc gia sẽ tạo hiệu ứng đe dọa người Hồng Kông khiến họ không còn dám chống lại. Tuy nhiên, ĐCSTQ đã sai lầm vì có thể thấy rõ trong cuộc bầu cử sơ bộ không chính thức ngày 11 – 12/7 (nhằm tìm ứng viên của các đảng đối lập tại mỗi quận để tham gia tranh cử hội đồng lập pháp vào tháng Chín), đã có 610.000 người Hồng Kông tham gia bỏ phiếu. Phe kiến chế thân ĐCSTQ vì lo ngại nên muốn trì hoãn cuộc bầu cử. Ông chỉ ra rằng có lẽ ban đầu ông Tập Cận Bình nghĩ rằng chỉ một thời gian sau khi thực hiện luật an ninh quốc gia thì tình hình sẽ được bình ổn, cộng đồng quốc tế không muốn mất thị trường khổng lồ của Trung Quốc nên sẽ bỏ qua, nhưng ông Tập Cận Bình đã đánh giá sai tình hình và phải đối mặt với sự bao vây và chế tài của thế giới.
Ông cũng phân tích rằng, đông đảo người dân Hồng Kông hiện nay đang rất tức giận với Luật An ninh Quốc gia, bao gồm cả phe “blue ribbon” thân ĐCSTQ. Do đó, cơ hội của các nhà dân chủ trong cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp là rất cao, nhất định phe kiến chế sẽ thất bại và kết quả có thể sẽ thảm hơn bầu cử hội đồng quận năm ngoái.
Giới quan chức ĐCSTQ lo ngại “nghỉ mà không hưu”
Ông Viên Cung Di tiết lộ rằng sau thông tin Mỹ có chủ ý áp lệnh trừng phạt toàn bộ 90 triệu đảng viên ĐCSTQ và gia đình của họ, tất cả quan chức ĐCSTQ có gia đình và tài sản ở Mỹ đều như ngồi trên lửa. Vì họ nghĩ rằng họ có thể đến Mỹ để hưởng tuổi già sau khi nghỉ hưu, nhưng đang đứng trước nguy cơ đe dọa tài sản có thể bị đóng băng bất cứ khi nào. Ông cũng tiết lộ rằng các nguyên lão ĐCSTQ như Chu Dung Cơ và Giang Trạch Dân đã buộc tội ông Tập Cận Bình: “Tâm huyết của chúng tôi trong 30 năm đã thành công toi.” Cái gọi là “tâm huyết 30 năm” được ông Viên Cung Di giải thích là 30 năm tham nhũng vơ vét đã bị ông Tập Cận Bình “càn quét” thu về phe mình.
Nhà công nghiệp Hồng Kông một thời này nhận định, trong tương lai không chỉ Mỹ mà các nước phương Tây khác cũng sẽ cấm nhập cảnh đối với các thành viên ĐCSTQ. Tuy nhiên, tình hình hiện tại đang phát triển nhanh chóng, có thể nổ ra cuộc chiến tại Biển Đông trước khi có lệnh trừng phạt đối với các đảng viên ĐCSTQ. Về vấn đề Biển Đông, Mỹ đã hợp tác với Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN để cùng hợp tác chống lại ĐCSTQ.
Ông Viên Cung Di chỉ ra rằng dưới sự cai trị của ĐCSTQ, không có đức tin, không có đạo đức, không có luật pháp và không có gia giáo, minh chứng rõ nhất được thể hiện ở chính giới lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ. Họ muốn áp đặt tiêu chuẩn độc tài tệ hại đối với toàn thế giới, nghĩ rằng có thể dùng tiền để mua được các mối quan hệ và đạt được mục tiêu, cực đoan vấn đề lợi ích kinh tế. Giới chóp bu ĐCSTQ không biết giá trị phổ quát là gì, đã mất khả năng kết nối với nền văn minh phương Tây, khi bị thế giới phương Tây lên án và chế tài cũng không biết mình sai ở đâu, có lẽ vẫn đang nghĩ chắc hẳn lợi ích cho phương Tây chưa đủ nhiều!
Ông Viên Cung Di tin rằng người Hồng Kông khác với người Trung Quốc Đại Lục bị chi phối bởi nền giáo dục của ĐCSTQ, do đó Hồng Kông phải được tự trị và cần được Mỹ bảo vệ. Mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng điều kiện tiên quyết cho sự tự trị của Hồng Kông là sự tan rã của ĐCSTQ, ông chỉ ra không nên nghĩ rằng vấn đề làm ĐCSTQ tan rã là chuyện quá khó khăn, hãy xem sự tan rã của Liên Xô cũ trước đây nhanh thế nào. Ông tiết lộ rằng những người ở Trung Nam Hải toàn dùng những thủ đoạn của thế giới ngầm để thanh trừng nhau, không có quy trình pháp lý nhất quán trong quản trị đất nước, thậm chí nhiều vấn đề lớn có thể được thảo luận riêng tư tại nhà, ĐCSTQ là một băng cướp nên mọi thành viên của chúng chỉ nghĩ vơ vét lợi ích cho cá nhân, cả nước đều thế chứ không có cái gọi là “quang vinh vĩ đại” như nhiều người bên ngoài vẫn nghĩ.
Ông Viên cho biết, trước đây ông đã làm kinh doanh ở Trung Quốc, nên đã được tiếp xúc nhiều quan chức cấp cao ĐCSTQ. Là một doanh nhân nên ông cũng rất quan tâm đến các vấn đề chính trị và đã xây dựng quan hệ với giới quan chức này, nhiều người trong số họ đã chia sẻ thẳng thắn với ông. Ông thú nhận rằng hiện nay, ông ra mặt cũng là vì cái Luật An ninh Quốc gia và những tin tức được nghe trước đây thì bây giờ có thể mang ra vận dụng được.
Ông nhấn mạnh rằng người dân Hồng Kông không còn kỳ vọng gì ở vấn đề cam kết ‘một quốc gia, hai chế độ’, ‘Tuyên bố chung Trung – Anh’. Nước Anh ủng hộ nền dân chủ của Hồng Kông và cũng sẽ trợ giúp thúc đẩy quyền tự trị của Hồng Kông, vì vậy nước Anh có thể hỗ trợ Hồng Kông lấy lại chủ quyền sau đó để cho người Hồng Kông tự do bầu cử, tự quyết định tương lai của họ. Trong tình hình hiện nay, ngày nào cũng thấy những tin tức bất lợi cho Trung Quốc, dưới áp lực lớn của quốc tế thì ĐCSTQ có thể nhượng bộ, nhưng chính những xung đột lợi ích của nội bộ Trung Quốc có thể dẫn đến sự tan rã của chế độ ĐCSTQ.
Lương Lộ Tư, Lý Hoài Quất
Xem thêm:
Từ khóa Quan hệ Mỹ - Trung Dòng sự kiện Viên Cung Di mối quan hệ Mỹ - Trung Trung Quốc