Tấn công trường mẫu giáo: Bầu không khí bạo lực ngày càng nghiêm trọng trong xã hội TQ
- Tống Đường, Lạc Á
- •
Các vụ tấn công hàng loạt nhắm vào các trường mẫu giáo tại Trung Quốc Đại Lục cho thấy bầu không khí bạo lực ngày càng nghiêm trọng trong xã hội. Có phân tích cho rằng nguyên nhân là do chế độ độc tài độc đảng của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã không mang lại một môi trường xã hội công bằng và chính nghĩa.
Theo Văn phòng Công an TP. Liên Giang cho biết, vào khoảng 7h40 sáng ngày 10/7, tại một trường mẫu giáo ở thị trấn Hằng Sơn (TP. Liên Giang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) đã xảy ra một vụ cố ý gây thương tích khiến 6 người thiệt mạng và 1 người bị thương.
Theo phỏng vấn của Epoch Times, vụ việc xảy ra vào khung giờ nhiều phụ huynh đang đưa các bé đến trường, “Người đàn ông lái ô tô đâm vào cửa trường mẫu giáo trước rồi cầm dao xông vào”, một nhân chứng kể lại. Lúc 8h, ông nghe thấy tiếng nhiều xe cấp cứu đến.
Cảnh sát cho biết họ đã bắt giữ một người đàn ông 25 tuổi họ Ngô (Wu), và nói rằng đây là một vụ án “cố ý tấn công”, nhưng không nói chi tiết về động cơ có thể của hung thủ.
Tờ “Hoa Thương Báo” (Chinese Business View) đưa tin, một người giấu tên cho biết: “Kẻ hành hung là nam, 25 tuổi, hiện tại nghe nói trong số 6 người chết có một người là hung thủ đã lái xe tông vào con của anh ta (kẻ hành hung), và mãi vẫn chưa được bồi thường nên xảy ra tranh chấp, do đó mới xảy ra vụ việc này.”
Thông tin cho biết con của người họ Ngô bị ô tô tông bị thương và vẫn đang được cấp cứu trong ICU của bệnh viện. Người tông xe không những không xin lỗi, không bồi thường, cũng không mua bảo hiểm, sau vụ việc thái độ của anh ta còn vô cùng hung hăng hống hách, thậm chí đe dọa người họ Ngô. Người họ Ngô này tức giận đến mức thực hiện biện pháp trả thù cực đoan – đến trường mẫu giáo (lớp hè), nơi con của người tông xe học, để trả thù.
Các vụ tấn công bằng dao thường xuyên xảy ra ở các trường mẫu giáo tại Trung Quốc Đại Lục
Hồi tháng 3/2001, một vụ nổ tại một trường học ở tỉnh Giang Tây đã khiến 41 trẻ tử vong. Cuộc điều tra sau đó phát hiện ra nguyên nhân là do trường học làm pháo hoa và trẻ em bị sử dụng làm lao công giá rẻ mạt, cái chết của 41 trẻ này là một tai nạn.
Từ khoảng năm 2010, mọi thứ bắt đầu thay đổi. Năm đó đã xảy ra nhiều vụ cầm dao tấn công vào trường mẫu giáo khiến 17 trẻ em thiệt mạng. Và những đứa trẻ này là mục tiêu được lựa chọn có chủ ý để gây ra đau khổ và tổn thương lớn nhất.
Theo thống kê của BBC, kể từ năm 2010 đã có ít nhất 17 vụ tấn công bằng dao vào các trường học ở Trung Quốc Đại Lục, 10 vụ trong số đó xảy ra từ năm 2018 đến 2023.
Tháng 8 năm ngoái, một kẻ dùng dao đã tấn công một trường mẫu giáo ở tỉnh Giang Tây khiến 3 người thiệt mạng và 6 người bị thương.
Tháng 4/2021, một vụ đâm dao quy mô lớn xảy ra tại thành phố Bắc Lưu (Beiliu), tỉnh Quảng Tây, khiến 2 trẻ em thiệt mạng và 16 người khác bị thương.
Tháng 10/2018, 14 trẻ em bị thương trong một vụ tấn công bằng dao tại một trường mẫu giáo ở Trùng Khánh.
Vào năm 2010, Thủ tướng Ôn Gia Bảo khi đó đã đến thăm một hiện trường trong số đó, ông kêu gọi tăng cường an toàn trường học. Nhưng ông cũng nói rằng “những căng thẳng xã hội” tiềm ẩn dẫn đến những tội ác như vậy phải được giải quyết. Điều này cho thấy những hành vi phạm tội dường như không có ý nghĩa, nhưng xác thực lại có logic của nó.
BBC phân tích rằng trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã trải qua quá trình chuyển đổi kinh tế và xã hội lớn, một số người trở nên rất giàu có, trong khi những người khác bị loại bỏ khỏi sự giàu có. Những vấn đề này trở nên trầm trọng hơn do tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên cao và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, và cảm giác “xã hội cướp đoạt” mạnh mẽ có thể khiến một số người sử dụng bạo lực như một phương tiện để trút ra sự bất mãn với xã hội.
Tuy nhiên, lời giải thích thuần túy kinh tế này không giải thích được tại sao người Trung Quốc hiện tại luôn chọn cách tàn sát lẫn nhau một cách vô nhân đạo và bi thảm nhất. Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền thông tin một tài xế tự do ở ga đường sắt nam Bắc Kinh đã đâm chết 3 quản lý giao thông, sau khi bị cảnh sát bao vây, anh ta đã phóng hỏa đốt xe rồi mổ bụng tự sát.
只知城管、农管,第一次听说“运管”这词。
视频+【北京南站:运营司机连杀三运管后焚车切腹自杀,警方……】 pic.twitter.com/2Asrn6b2gU
— 章立凡 ©️Zhang Lifan💎 (@zhanglifan) July 16, 2023
Cư dân mạng bình luận
Một cư dân mạng bình luận: “Không khí bạo lực tàn ác quá nặng, đã làm hại rất nhiều gia đình, cũng đã làm hại chính gia đình mình! Quá tàn ác!”
“Với tình hình kinh tế suy thoái, hàng loạt phản ứng dây chuyền lẩn quẩn như thất nghiệp ngày càng nhiều, nợ nần, cắt giảm nguồn cung đã dẫn đến không khí bạo lực tàn ác trong xã hội ngày càng nặng. Khi ra ngoài, nhớ đừng dễ xung đột với người khác, đồng thời càng nên bảo vệ người già và trẻ em kỹ hơn.”
“Đột nhiên nghe tin giết hại trẻ nhỏ, khiến tức giận không thể kìm chế được, nhưng sau khi mây khói tan đi, tôi lại không biết phải nói gì.”
“Chớ nói đến trầm cảm, đừng nói đến giám định tâm thần, nếu có thể đến trường mẫu giáo với đầu óc tỉnh táo như vậy để phạm tội giết người, chứng tỏ đầu óc rất bình thường. Thực sự áp lực rất lớn, thực sự không muốn sống nữa, hãy nhìn vụ nhảy núi Thiên Môn, hãy xem vụ kẻ đốt than.”
Chế độ độc tài độc đảng của ĐCSTQ là nguyên nhân căn bản
Ông Lại Kiến Bình (Lai Jianping), thạc sĩ luật quốc tế tại Đại học Khoa học Chính trị và Pháp luật Trung Quốc và là cựu luật sư Bắc Kinh, nói với tờ Epoch Times rằng điều này chủ yếu là do chế độ độc tài độc đảng của ĐCSTQ gây ra. Gần như là một hiện tượng thần bí, biểu hiện ở hai phương diện: Một là tầng diện chế độ, hai là tầng diện văn hóa.
“Tầng diện chế độ chính là nói toàn bộ chính phủ và quyền lực công cộng của ĐCSTQ không được sử dụng để mang lại sự công bằng chính nghĩa cho xã hội và duy trì trật tự xã hội tốt đẹp. Ngược lại, nó luôn duy trì chế độ độc tài độc đảng của chính nó để có thể vĩnh viễn hưởng đặc quyền chính trị này.”
“Bản chất của chính quyền này đã dẫn đến đủ loại không công bằng và không chính nghĩa, xảy ra rất nhiều các hành vi xâm phạm quyền lợi và tự do cơ bản của người dân. Sau tất cả các loại bất bình oán hận của người dân, chính phủ không thể để đương sự có một phương thức tốt để tìm kiếm công bằng và chính nghĩa, cho nên họ (người dân) sẽ tích tụ sự tức giận và thù hận trong lòng. Một khi họ không tìm được lối thoát, sự thù hận của họ sẽ trút ra xã hội, và ngọn lửa tức giận của họ sẽ hướng vào những nhóm người yếu thế, người già, trẻ nhỏ, người bệnh và tàn tật, hình thành một xã hội tầng thấp cùng phạm tội và làm hại lẫn nhau,” ông Lại Kiến Bình nói.
“Ngày nay, đều là người ở tầng thấp đang tàn sát lẫn nhau, hành ác với nhau, hại nhau, nguyên nhân căn bản chính là chế độ chính trị độc đảng độc tài.”
Ông Lại Kiến Bình cho rằng nguyên nhân thứ hai là về tầng diện văn hóa, chưa nuôi dưỡng được giá trị quan tốt đẹp, bất kể giữa thường dân và chính phủ, hay giữa thường dân với thường dân, đều không thể đối xử với nhau bằng sự ôn hòa nhã nhặn. Không có bầu không khí văn hóa như vậy trong việc chung sống với nhau, cho nên bầu không khí bạo lực tàn ác trong xã hội rất nặng.
“Không khí bạo lực tàn ác rất nặng, có nghĩa là tất cả mọi người về cơ bản đều dựa vào sức mạnh của mình, bất kể là sức mạnh chính trị, sức mạnh kinh tế hay thậm chí là sức mạnh nắm đấm của họ. Vì vậy, nguyên tắc cơ bản của toàn bộ quan hệ qua lại về dân sự không phải là luật pháp hay đạo đức, mà là nguyên tắc sức mạnh kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu, luật rừng. Từ đó dẫn đến các loại hành vi trả thù xã hội sẽ xuất hiện không ngừng, và những đứa trẻ mẫu giáo và thậm chí cả những người qua đường thường sẽ trở thành nạn nhân của các xung đột xã hội.”
Triết gia kiêm nhà văn Lý Miễn Ánh (Li Mianying) nói với tờ Epoch Times rằng Trung Quốc đang gặp khủng hoảng, bao gồm kinh tế, chính trị, ngoại giao và xã hội của nước này đều đang gặp khủng hoảng, có nghĩa là các loại mâu thuẫn và bất hòa không thể giải quyết được, và chúng sẽ trở thành khủng hoảng tâm lý. Thượng tầng của xã hội còn có thể giải phóng áp lực xuống cho tầng tầng bên dưới (hứng chịu), nhưng những người ở tầng lớp dưới của xã hội sẽ không thể chịu được áp lực này, vì vậy họ hoặc là tự sát hoặc là giết người.
“Ngoài ra, nền giáo dục tư tưởng Mác-xít vô thần của ĐCSTQ không thừa nhận sự tồn tại của tình yêu vượt khỏi con người bình thường và không cho phép sự tồn tại của các tôn giáo độc lập thực sự, khiến cho người Trung Quốc thiếu giáo dục về tình yêu, đây cũng là một nguyên nhân quan trọng,” ông nói.
Từ khóa Xã hội Trung Quốc Người Trung Quốc Thanh niên Trung Quốc Mẫu giáo Trung Quốc