Tập hợp được 1400 trường hợp cảnh sát Hồng Kông lạm dụng bạo lực
- Trí Đạt
- •
Mới đây, có người Hồng Kông căn cứ vào các sự kiện cảnh sát lạm dụng bạo lực được truyền thông đưa tin hoặc được đăng tải trên mạng bằng video và hình ảnh trong hơn 5 tháng qua để tạo một kho dữ liệu báo cáo bằng 3 ngôn ngữ chính là Trung, Anh và Nhật.
Hồ sơ cảnh sát lạm quyền này được thiết lập sớm nhất vào cuối tháng Bảy, do cư dân mạng trên Diễn đàn LIHKG phát động. Có người đã đăng tải tập tin lên Google Cloud, mong muốn tập hợp sức mạnh của công chúng để cập nhật liên tục các sự kiện cảnh sát lạm quyền và đã thu hút được sự hưởng ứng nhiệt tình của người Hồng Kông. Lâu dần, dung lượng chứa tập tin này đã không còn đủ nên dữ liệu được chuyển sang trang web hkrev để thuận tiện cho mọi người xem và tra cứu.
Kho dữ liệu hiện đã thu thập được hơn 1400 trường hợp cảnh sát lạm quyền trong 13 phạm trù, bao gồm: Ngôn từ hành động không thích hợp khi hết giờ làm; cấu kết và bao che thế lực xã hội đen; ngăn cản sự công bằng của tư pháp; bạo lực tình dục; dọa nạt, đe dọa, ngôn ngữ bạo lực; từ chối xuất trình chứng nhận ủy nhiệm; vu oan giá họa người biểu tình; tấn công phóng viên và ngăn cản tự do báo chí; tấn công giới y tế và ngăn cản cứu thương; làm dụng bạo lực vũ lực; lạm dụng quyền lực cảnh sát; hợp tác với thế lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc; vi phạm quy định sử dụng vũ khí.
Do phần lớn các trường hợp đều có hình ảnh hoặc video làm bằng chứng, nên cần lượng lớn bộ nhớ để lưu trữ, và cơ sở dữ liệu này cũng cần được phân duyệt theo trang, hiện tại có 28 trang, mỗi trang có 20 trường hợp (với 3 ngôn ngữ là Trung, Anh và Nhật).
Phân loại thứ nhất “Lạm dụng bạo lực vũ lực”, trong ảnh tư liệu chỉnh lý có 228 trường hợp kết hợp với video trực tiếp quay cảnh sát đánh sinh viên biểu tình và người kháng nghị tại hiện trường, trong đó có nhiều trường hợp xảy ra gần Đại học Bách khoa Hồng Kông vào ngày 18/11.
Trong trường hợp mới nhất, một sinh viên Nhật Bản 21 tuổi bị bắt ở gần Đại học Bách khoa Hồng Kông ngày 17/11, sau khi được thả đã trả lời phỏng vấn của truyền thông Nhật Bản rằng mình không làm gì cả, không biết vì sao mà bị bắt. Cậu cho biết mình và những người biểu tình khác bị cảnh sát xô ngã xuống đất và bị đánh. “Trong số đó có nhiều trẻ vị thành niên, có người 10 tuổi, 16 tuổi mà máu chảy khắp người.”
Một ví dụ khác là sự kiện xung đột nghiêm trọng tại Đại học Bách khoa Hồng Kông, có 60 người bị bắt trên đường Nathan vào ngày 18/11 đều bị cáo buộc tội bạo động; 4 bị cáo tại tòa án do luật sư đại diện kháng cáo, khi bị bắt và ghi khẩu cung đã bị cảnh sát dùng bạo lực và đối đãi không đúng mực như bắt giơ cao tay trong khi hoàn toàn trần trụi, bị đánh vào mặt sau khi bị bắt, v.v.
Tối ngày 18/11, trên đường Waterloo ở Yau Ma Tei cũng có nhiều vụ đánh đập tàn bạo người biểu tình, bao gồm:
Một cảnh sát chống bạo động dùng dùi cui điên cuồng đánh vào khớp chân của người biểu tình:
Cùng địa điểm đó, có trường hợp khác là một người bị thành viên đội Tốc Long dùng bạo lực ném vào góc tường, đồng đội của anh ta đá liên tiếp vào người biểu tình này:
Hơn 20 người thuộc đội Tốc Long bao vây đánh người biểu tình bị ngã xuống đất:
Is this not police brutality? Are these police officers enforcing laws or breaking laws? They’re not recognizable so they’ve been committing crimes behind those masks with no restraints or worries about accountability. #policebrutality #HongKong #savehongkong #PoluU #policestate pic.twitter.com/enfi2hQb9r
— Athena Lee (@AthenaL49697718) November 19, 2019
Ngày 18/11, còn có 3 người thuộc đội Tốc Long ở You Ma Tei dùng dùi cui đánh và dùng chân đá người bị bắt, sau đó lôi họ đi:
Ngày 18/11, đội Tốc Long đột kích bắt người biểu tình ở khu vực giao lộ Nathan và Gascoigne, ít nhất 5 người bị khống chế, trong đó có một người bị đánh liên tiếp vào đầu trong khi không hề phản kháng. Trong quá trình bắt giữ, cảnh sát chống bạo động cũng đồng thời bắn nhiều lựu đạn hơi cay để xua đuổi người biểu tình khiến tình hình thêm hỗn loạn.
Đây không phải là lần đầu tiên người dân làm hồ sơ ghi lại trường hợp cảnh sát lạm dụng bạo lực. Trước đó, cũng có người dân Hồng Kông đã làm một báo cáo điều tra độc lập có tên “Quyền lực pháp định và sự giám sát đối với lực lượng cảnh sát Hồng Kông”, trong đó liệt kê từ ngày 10/6 đến ngày 10/8, lực lượng cảnh sát có hành vi bạo lực vi phạm pháp luật và quy định trong quá trình trấn áp người biểu tình trong phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ.
Ngày 15/11, Viện Nghiên cứu Dân ý tại Hồng Kông (The Hong Kong Public Opinion Research Institute Limited, HKPORI) công bố số liệu mới nhất cho thấy, trong số 858 người tham gia khảo sát, lần lượt có 83% và 73% người cho rằng Chính phủ Hồng Kông và cảnh sát Hồng Kông cần chịu trách nhiệm rất lớn về việc bạo lực xã hội đang ngày càng leo thang, chỉ có 40% cho rằng người biểu tình cần chịu trách nhiệm.
Kết quả cuộc khảo sát này còn cho thấy có 80% người tán thành việc thành lập ủy ban điều tra độc lập, điều tra tình trạng cảnh sát sử dụng vũ lực trong sự kiện phản đối Dự luật Dẫn độ; 60% người được hỏi cho biết ủng hộ Mỹ dùng Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông để chế tài người đứng đầu lực lượng cảnh sát Hồng Kông, buộc ông ta phải chịu trách nhiệm việc các cảnh sát viên vi phạm quy định và lạm dụng bạo lực.
Trí Đạt
Xem thêm
Từ khóa biểu tình Hồng Kông Cảnh sát Hồng Kông Lạm dụng bạo lực Dòng sự kiện Dự luật dẫn độ Hồng Kông