Thủ tướng Trung Quốc yêu cầu giảm tỷ lệ thất nghiệp trong làn sóng sa thải nhân viên
- Lý Chính Hâm
- •
Kinh tế Trung Quốc trượt dốc dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và khó tìm việc làm, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên đã lên đến mức kỷ lục 18,4%. Về vấn đề này, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói rằng cần hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp và khống chế chắc nhanh nhất có thể.
Tối ngày 28/6 (giờ địa phương), CCTV đưa tin Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đến thăm Bộ Dân chính và Bộ Nguồn nhân lực và An sinh xã hội vào ngày 27/6, đồng thời chủ trì hội nghị tọa đàm. Tại đây, ông cho biết cần đảm bảo chủ thể thị trường, ổn định việc làm cơ bản và đảm bảo sinh kế của người dân.
Ông Lý Khắc Cường lắng nghe báo cáo tình hình việc làm và công tác rồi nói: “Thúc đẩy hoạt động kinh tế trở lại quỹ đạo bình thường càng sớm càng tốt, dùng phát triển để thúc đẩy việc, dùng việc làm để đảm bảo sinh kế của người dân, giảm và kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp sớm nhất có thể.”
Thời gian gần đây, ông Lý Khắc Cường đã nhiều lần đề cập đến ổn định việc làm, và nói rằng “ổn định việc làm thì sinh kế của người dân mới được đảm bảo, và chỉ có tăng trưởng ổn định mới có thể chèo chống được”.
Vào ngày 15/6, trang web của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc đã công bố số liệu kinh tế. Theo đó, tỷ lệ thất nghiệp được khảo sát ở khu vực thành thị Trung Quốc trong tháng Năm là 5,9%. Tỷ lệ thất nghiệp của cuộc điều tra nhân khẩu hộ khẩu trong nước là 5,5%; tỷ lệ thất nghiệp của cuộc điều tra nhân khẩu hộ khẩu nước ngoài là 6,6%. Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên là nghiêm trọng nhất, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm 16 – 24 tuổi lên tới 18,4%, vượt mức 18,2% của tháng Tư và lập mức cao kỷ lục.
Việc thống kê đối với nhóm thanh niên 16 – 24 tuổi là do ngoài những người tốt nghiệp đại học, có rất nhiều người đã có việc làm sau khi tốt nghiệp trung học. Ví dụ, năm 2000, dân số mới sinh là 17,71 triệu, và số sinh viên giáo dục bậc cao tốt nghiệp là 10,76 triệu, loại trừ tử vong và các yếu tố khác, vẫn còn vài triệu người cần việc làm. Ngoài ra, nhóm người mà cơ quan chức năng gọi là nhóm việc làm linh hoạt, không được đưa vào thống kê thất nghiệp.
Kể từ đầu năm, một làn sóng sa thải nhân viên dữ dội đã quét qua Trung Quốc.
Ví dụ: Meituan đã đưa ra đợt sa thải thứ hai kể từ ngày 22/4, cùng với đợt sa thải đầu tiên bắt đầu vào ngày 8/4, Meituan ước tính rằng họ có thể đã sa thải hơn 15% đến 20% lực lượng lao động tổng thể của công ty.
Không chỉ Meituan mà hàng loạt công ty Internet của Trung Quốc cũng đã thông báo về việc sa thải nhân viên nhằm đạt mục tiêu “giảm chi phí và tăng hiệu quả”.
Ngày 21/4, trang mạng xã hội Trung Quốc “Xiaohongshu”, có hơn 200 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, thông báo rằng họ đã sa thải 20% nhân viên, bao gồm nhân viên ở tất cả các phòng ban ở Bắc Kinh, Thượng Hải, nhân viên bị sa thải chủ yếu là nhân viên mới tốt nghiệp và nhân viên trong thời gian thử việc. Nhiều nhân viên tiết lộ trên mạng rằng họ bất ngờ nhận được thông báo sa thải trong ngày, và vội vã trải qua ngày làm việc cuối cùng tại công ty.
Một số nhân viên bị sa thải nói rằng công ty không cho nhân viên bất kỳ khoảng trống nào để thương lượng, và đơn phương thông báo rằng điều khoản bồi thường cho thôi việc là “N + 1” tháng lương, N là số năm làm việc, nhưng họ đã bị buộc phải từ bỏ thưởng hiệu suất và các khoản thanh toán cuối năm đã đến hạn vào cuối tháng Tư.
Douyu và Huya, nền tảng phát sóng trực tiếp do ‘gã khổng lồ’ Internet Tencent đầu tư, cũng liên tiếp tiến hành sa thải quy mô lớn. Trong số đó, tỷ lệ sa thải trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế của Huya lên đến 70%, và bộ phận kinh doanh trong nước cũng lên đến 20%. Tỷ lệ sa thải Douyu là 30%, và ngành kinh doanh chính sẽ bị cắt giảm là kinh doanh trò chơi và kinh tế phát sóng trực tiếp (livestream bán hàng).
Các phương tiện truyền thông chính thống ở Trung Quốc Đại Lục hiếm khi đưa tin về việc sa thải nhân viên, và các công ty cũng không đề cập đến việc sa thải nhân viên mà chỉ dùng những từ như “kiểm tra tối ưu hóa thông thường”, “loại bỏ phần đuôi” và “bỏ béo tăng gầy” để tô vẽ cho việc sa thải. Những đợt sa thải lớn trước đây của Tập đoàn Alibaba còn được gọi là “chuyển nhân tài cho xã hội”, trong khi JD.com đi tiên phong trong việc sử dụng từ “tốt nghiệp” để mô tả những nhân viên bị sa thải và được các công ty khác bắt chước theo.
Theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đưa tin ngày 5/5, một người của một công ty công nghệ lớn từng làm việc tại Thâm Quyến tiết lộ rằng một số nhân viên trung niên đã bị sa thải mà không báo trước. Một số người phải chịu áp lực trả tiền vay mua nhà rất lớn, do đó sau khi bị sa thải, vẫn giấu người nhà, mỗi ngày đều là mang tiếng đi làm, nhưng thực tế là đang tìm việc.
Từ khóa Sa thải nhân sự Làn sóng sa thải Lý Khắc Cường kinh tế Trung quốc Dòng sự kiện Sa thải nhân viên Làn sóng thất nghiệp