‘Tiểu phấn hồng’ TQ xuất kích vào làn sóng tẩy chay thương hiệu nước ngoài
- Mộc Lan
- •
Ngay sau khi các thương hiệu nổi tiếng thế giới từng từ chối sử dụng bông Tân Cương như H&M , Nike, UNIQLO… chính thức bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động chiến dịch tẩy chay, đội quân ‘tiểu phấn hồng’ của đảng cũng kẻ tung người hứng xuất kích tấn công.
Đối mặt với tình huống xấu hổ bị các nước bao vây chế tài vì hành động cưỡng bức lao động và các vi phạm nhân quyền khác ở Tân Cương, ĐCSTQ đã chính thức tung đòn trả đũa. Theo đó, thương hiệu thời trang nổi tiếng của Thụy Điển H&M đã trở thành nạn nhân đầu tiên, tiếp đến là các hãng thời trang quốc tế khác như Burberry, Adidas, Nike, New Balance bởi vì tuyên bố trước đó của họ về việc “từ chối sử dụng bông Tân Cương”. Tuyên bố ngừng dùng bông Tân Cương của họ trước đây đã gặp phải đòn tấn công từ giới chức và truyền thông ĐCSTQ, thêm vào đó là dẫn động từ đội quân ‘tiểu phấn hồng’ nhằm tạo ra một làn sóng tẩy chay trong người dân. Hiện tại, các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc bao gồm Tân Hoa Xã, Nhân dân Nhật báo, Thời báo Hoàn cầu, The Paper, và Đoàn Thanh niên Cộng sản cùng nhau làm dậy sóng về vấn đề này, trực tiếp chỉ đích danh các công ty nổi tiếng như H&M, Nike, Adidas và UNIQLO…
Trong cuộc họp báo thường kỳ vào ngày 25/3, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh thậm chí còn đe dọa rằng người Trung Quốc hiện không cho phép một số người nước ngoài “đã ăn cơm Trung Quốc lại còn đập vỡ bát Trung Quốc”.
Tổng biên tập kiêm nhà xuất bản của Tạp chí Thời trang Trung Quốc, bà Hồng Hoảng, đã yêu cầu nhân dân toàn Trung Quốc tẩy chay các thương hiệu của phương Tây. Cha dượng của bà Hồng Hoảng là nhà ngoại giao nổi tiếng Trung Quốc Kiều Quan Hoa, còn chồng cũ là đạo diễn nổi tiếng Trần Khải Ca.
Không chỉ vậy, làn sóng lên án và tẩy chay của dân chúng cũng được đẩy lên nhờ vào sự dẫn động của đội quân ‘tiểu phấn hồng’.
Vào ngày 25/3, một đoạn video về việc dỡ bỏ các biển hiệu quảng cáo của H&M bên ngoài trung tâm mua sắm Joy City ở Thành Đô, Tứ Xuyên đã được lan truyền trên Weibo. Ngoài ra còn có video đốt giày Nike để “trút giận” do các ‘tiểu phấn hồng’ tự làm tự quay, nhưng lại không thấy có khói đen bốc ra, nên bị nghi là “không nỡ đốt hàng thật”, còn bị người trong nghề may chỉ thẳng ra rằng những đôi giày này được làm thủ công thô, trông không khác gì “hàng fake”.
https://twitter.com/zhaozhenxiang/status/1375055122020118529?ref_src=twsrc%5Etfw%7Ctwcamp%5Etweetembed%7Ctwterm%5E1375055122020118529%7Ctwgr%5E%7Ctwcon%5Es1_&ref_url=https%3A%2F%2Ftrithucvn2.net%2Ftrung-quoc%2Fhoa-xuan-oanh-lay-anh-no-le-da-den-ngay-xua-so-sanh-tan-cuong-ngay-nay.html
Ngoài ra, còn có một đoạn video quay cảnh một nữ sinh đứng bên trong một chi nhánh H&M, giơ bảng “Tôi ủng hộ bông Tân Cương, tẩy chay H&M” để hưởng ứng phong trào. Nhưng đoạn video không tiết lộ chi nhánh H&M ở đâu, chỉ biết rằng nhân viên H&M đã đến để tìm hiểu sự việc, và cảm thấy không hài lòng với hành động của cô gái, rồi thở dài “Thương nữ bất tri vong quốc hận, Cách giang do xướng ‘Hậu đình hoa’” – (Tích chuyện con gái nhà Thương không nhớ nhục mất nước, nỡ mang tài sắc hát “Hậu đình hoa” mua vui cho con cháu người Chu cướp nước.)
Trung tâm mua sắm Hối Gia Huijia Times Urumchi Tân Cương đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 25/3, cho biết chi nhánh H&M trong trung tâm mua sắm này đã tạm ngừng kinh doanh trong một ngày hôm đó. Ban quản lý trung tâm thương mại Tân Cương Hối Gia Xinjiang Huijia Times cũng yêu cầu H&M đưa ra lời xin lỗi.
Nhân viên của chi nhánh H&M tại Đức Châu, Sơn Đông đã bất ngờ đóng cửa tạm ngừng kinh doanh vào ngày 25/3. Quản lý cửa hàng cho biết hiện tại không tiện phản hồi, chỉ có điều họ đang đóng cửa sau khi nhận được thông báo.
Vụ việc tẩy chay này còn ảnh hưởng đến các nhân viên nữ làm việc trong phòng livestream của các thương hiệu này. Một nữ nhân viên livestream của Nike đã đăng một đoạn video cho biết cô ấy đã bị mắng từ hôm 24/3. Nhân viên các thương hiệu khác như Adidas… làm việc livestream cũng cho biết mình đã trải qua loại sự việc như vậy, có người còn bị mắng té tát.
Vẫn còn khó xác định liệu làn sóng chống phương Tây này ở Trung Quốc Đại Lục có phải là “lửa ảo” hay không, nhưng chắc chắn một điều rằng làn sóng này có sự hậu thuẫn ngầm của ĐCSTQ. Hiện tại, cư dân mạng đang bàn luận sôi nổi về vụ việc trên Sina Weibo, một số người đã lên tiếng gay gắt, nhưng hầu hết mọi người đều không hiểu rõ thực hư của vụ việc và còn nhầm tưởng rằng tuyên bố từ chối sử dụng bông Tân Cương của H&M và Nike chỉ mới được đưa ra vào ngày 24/3.
Sự thật là H&M đưa ra tuyên bố “Sẽ không tiếp tục hợp tác với các nhà máy may ở Tân Cương” vào tháng 10 năm ngoái. Tuy nhiên, bởi vì gần đây Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Vương quốc Anh và Canada phối hợp trừng phạt Trung Quốc về vấn đề nhân quyền ở Tân Cương, do đó tuyên bố này của H&M lại bị khui ra làm cớ trả đũa. Tuyên bố của Nike thậm chí còn sớm hơn của H&M, đã được ban hành vào tháng 9 năm ngoái, khi công ty tuyên bố rằng họ lo ngại về vấn đề lao động cưỡng bức ở Tân Cương, nhấn mạnh rằng Nike không mua nguyên liệu ở Tân Cương và đã liên hệ với các nhà cung cấp để xác nhận rằng họ không sử dụng Hàng dệt may Tân Cương hoặc các sản phẩm sợi làm bằng máy.
Trên đà tuyên truyền rầm rộ, một phóng viên Trung Quốc đã đến cửa hàng H&M để tìm hiểu, hóa ra cửa hàng vẫn rất đông khách, thậm chí nhiều người còn phải xếp hàng chờ ngay lối vào phòng thử đồ, dường như việc kinh doanh không hề bị ảnh hưởng. Sau khi hình ảnh được tung lên mạng, không ít ‘tiểu phấn hồng’ nhảy vào hô hào: “Ủng hộ hàng nội đi thôi”; “Đóng cửa mấy cửa hàng này đi”; “Mở cả 400 cửa hàng rồi, nhiều người dựa vào họ để kiếm cơm như vậy, chẳng trách họ không sợ.”
Mộc Lan (t/h)
Xem thêm:
Từ khóa tẩy chay Nike Uniqlo Tiểu phấn hồng H&M Dòng sự kiện Adidas lao động Duy Ngô Nhĩ bông Tân Cương