Tín đồ Công giáo trốn chạy ĐCSTQ: ‘Không còn an toàn cho chúng tôi’
- Như Ngọc
- •
Khi chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiếp tục gia tăng đàn áp tôn giáo, những tín đồ Công giáo tại nhà nước độc đảng này đang phải trốn chạy ra nước ngoài để tìm đường sống.
Một nhà thờ Công giáo bị phá hủy tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc ngày 13/8/2018. (Ảnh: GREG BAKER/AFP/Getty Images)
Trong những năm qua, ĐCSTQ đã đang thực hiện đàn áp sâu rộng tất cả các tổ chức tôn giáo, trong đó có việc phá hủy các nhà thờ Công giáo, nhà thờ Hồi giáo, cấm trẻ em Tây Tạng học giáo lý Phật giáo và tống giam hơn một triệu thành viên của cộng đồng thiểu số Hồi giáo vào các trại tập trung được ĐCSTQ gọi là “các trung tâm đào tạo nghề”.
Chủ tịch Trung Quốc kiêm Tổng bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình đã ra lệnh tất cả tôn giáo ở Trung Quốc phải “Hán hóa” để buộc những tín đồ của các tôn giáo này hoặc lựa chọn trung thành với đảng Cộng sản vô thần hoặc sẽ phải đối mặt với cơn thịnh nộ của chế độ Cộng sản.
Một trong những nhóm giáo hội Công giáo không chịu sự khống chế của ĐCSTQ là Giáo hội Giao ước mưa sớm (Early Rain Covenant Church). Giáo hội này đã bị chính quyền Trung Quốc gắn nhãn chống đối Chủ tịch Tập và ĐCSTQ. Nhà thờ của Giáo hội Giao ước mưa sớm cuối năm ngoái đã bị chính quyền ĐCSTQ bố ráp, đóng cửa và bắt giữ các tín đồ.
Hãng tin AP dẫn theo thông tin từ tổ chức Quan sát Nhân quyền cho biết hơn 100 thành viên của Giáo hội Giao ước mưa sớm đã bị chính quyền bắt đi từ nhà riêng hoặc từ nhà thờ vào các ngày 9/12 và 10/12 năm ngoái. Trong số những người bị bắt có mục sư Wang Yi. Mục sư Wang Yi là người đã tổ chức các buổi cầu nguyện vào các ngày 4/6 hàng năm để tưởng niệm cuộc đàn áp đẫm máu người biểu tình ủng hộ dân chủ tại Quảng Trường Thiên An Môn, Bắc Kinh năm 1989. Thảm sát Thiên An Môn là sự kiện mà ĐCSTQ đã cố tình xóa bỏ khỏi lịch sử. Từ sau khi mục sư Wang Yi tổ chức lễ cầu nguyện tưởng niệm sự kiện Thiên An Môn, nhà thờ này đã bị chính quyền ĐCSTQ giám sát chặt chẽ.
Ông Liao Qiang là một trong những thành viên của Giáo hội Giao ước mưa sớm đã trốn chạy thành công khỏi Trung Quốc sau khi giáo hội này bị ĐCSTQ đàn áp. Ông Liao Qiang hiện đang ở Đài Bắc, Đài Loan và hy vọng sẽ xin được tị nạn tại Mỹ cho tới khi nào Trung Quốc đảo ngược việc giám sát chống tôn giáo.
Cô Ren Ruiting, 23 tuổi, con gái của ông Liao đã nói với AP rằng cô phải báo cáo nơi mình lưu trú cho cảnh sát thông qua mạng xã hội bất cứ khi nào cô rời khỏi nhà riêng và cô cũng bị chính quyền cảnh báo rằng sự an toàn của cá nhân cô không được đảm bảo.
“Đó là lúc tôi biết ở đây không còn an toàn với chúng tôi nữa, và những đứa con tôi là bị nguy hiểm nhất,” ông Liao nói với AP sau khi tham dự một buổi Thánh lễ Chủ Nhật có khoảng 30 người tại một Nhà thờ nhỏ thuộc Giáo hội Trưởng nhiệm Kháng Cách tại Đài Bắc, Đài Loan.
Tại Trung Quốc, chính quyền yêu cầu việc thờ phụng của các tín đồ Tin Lành chỉ được tổ chức trong các nhà thờ được Giáo hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc công nhận và quản lý giám sát, dù vậy vẫn có nhiều giáo hội Tin Lành hoạt động độc lập, một trong số đó là Giáo hội Giao ước mưa sớm.
Ông Liao nói với AP rằng bất chấp sức ép từ cảnh sát, ông đã từ chối ký vào một tuyên bố do chính quyền ĐCSTQ soạn sẵn với nội dung ông chấp nhận từ bỏ giáo hội của mình.
“Nếu những Trưởng nhiệm của chúng tôi quyết định giải tán giáo hội, thì tôi có thể chấp nhận điều đó. Nhưng quý vị không có quyền phán xét nó [giáo hội] là tà ác hay bất hợp pháp,” ông Liao nói.
Thực tế, đàn áp Công giáo tại Trung Quốc không phải là câu chuyện mới. Theo Fox News, một báo cáo của tổ chức nhân quyền Freedom House đã chỉ ra rằng các tín đồ Công giáo và các nhóm tôn giáo khác tại Trung Quốc đã đang bị đàn áp từ năm 2012.
Theo báo cáo của Freedom House, khoảng 1/3 trong số tất cả tín đồ tôn giáo tại Trung Quốc đã đang phải đối mặt với các mức độ đàn áp từ “cao” tới “rất cao” với những hành vi từ quấy rối của chính quyền, bóc lột kinh tế cho tới tống giam vào nhà tù khắc nghiệt và thậm chí bị tra tấn.
Theo AP, các chuyên gia và các nhà hoạt động nói rằng hiện nay chính quyền ĐCSTQ đang tăng cường đàn áp Công giáo một cách nghiêm trọng nhất kể từ khi quyền tự do tôn giáo được ghi nhận chính thức trong Hiến pháp Trung Quốc năm 1982.
Như Ngọc
Xem thêm:
Từ khóa ĐCSTQ Đàn áp tôn giáo Đàn áp nhân quyền