Gần đây, miền nam Trung Quốc liên tục hứng chịu mưa to gió lớn. Tỉnh Quý Châu xuất hiện mưa đá lớn làm nông dân thiệt hại nặng nề; tình hình tồi tệ nhất là ở tỉnh Giang Tây, đối mặt với cơn bão mạnh nhất kể từ mùa lũ, hơn 290.000 người trong tỉnh bị ảnh hưởng và thiệt hại kinh tế trực tiếp vượt quá 230 triệu nhân dân tệ.

id103705931 464867878oJet 800x45 1
Mưa lớn trút xuống 9 tỉnh thuộc vùng Hoa Nam của Trung Quốc, nhiều nơi xảy ra ngập lụt. (Ảnh cắt từ video)

Tổng hợp thông tin từ truyền thông Trung Quốc Đại Lục, Cục quản lý khẩn cấp tỉnh Giang Tây đã thống kê từ ngày 5/5 đến 5h chiều ngày 6/5, đợt mưa lớn này đã khiến 293.000 người ở 29 quận của 6 thành phố thuộc tỉnh Giang Tây bị ảnh hưởng; 371.000 ha mùa màng bị ảnh hưởng, 375 ha hoa màu bị phá hủy, 52 hộ gia đình và 84 ngôi nhà bị hư hại, thiệt hại kinh tế trực tiếp là 230 triệu nhân dân tệ.

Tuy nhiên, tình hình thiên tai cụ thể vẫn đang được thống kê thêm.

Báo cáo chỉ ra rằng kể từ ngày 4/5, mưa lớn đã liên tiếp ập đến Giang Tây và các tỉnh, thành phố miền nam Trung Quốc khác, khiến đê sông bị vỡ và gây ra lũ lụt, thậm chí có mưa đá ở Hồ Bắc và Quý Châu làm hư hại mùa màng, gây thiệt hại nặng nề cho nông dân. Tại tỉnh Giang Tây, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, có hơn 10.000 người buộc phải rời bỏ nhà cửa và tình hình vẫn đang xấu đi.

Theo bài đăng trên Weibo chính thức của Cục Khí tượng Giang Tây, huyện Nghi Hoàng (thành phố Phủ Châu, tỉnh Giang Tây) đã hứng chịu lượng mưa lớn, tính đến 2h chiều ngày 6/5, lượng mưa tích lũy trong 24 giờ lên tới 302 mm. Phần hạ lưu của bờ đê kè sông Thanh Phong ở thị trấn Lệ Thôn, thành phố (cấp huyện) Phong Thành, thuộc thành phố Nghi Xuân, tỉnh Giang Tây bị vỡ khoảng 30 mét do mưa lớn, làm ngập 4 ngôi làng ở hạ lưu và gần 1.000 mẫu đất nông nghiệp, khoảng 300 người bị ảnh hưởng.

p3324621a346933625
Mưa lớn trút xuống 9 tỉnh thuộc vùng Hoa Nam của Trung Quốc, nhiều nơi xảy ra ngập lụt. (Ảnh cắt từ video)

(Nội dung tweet: Từ ngày 4/5/2023, mưa lớn liên tục ở khu vực Tân An Giang Tây, Trung Quốc nay đã trở thành nước đầm lầy. Các phương tiện truyền thông chính thức tại Đại Lục im bặt! Đương nhiên, che mắt lại thì chính là ‘thời thái bình thịnh thế’! Người dân bình thường sống chết thì cũng không liên quan đến họ!)

Hồ Bắc đã liên tiếp đưa ra cảnh báo mưa lớn kể từ ngày 4/5, một số nơi như Nghi Xương đồng thời hứng chịu mưa lớn và mưa đá, tỉnh Quý Châu cũng tương tự.

(Nội dung tweet: Ngày 5/5, nhiều nơi ở Nghi Xương, Hồ Bắc hứng chịu mưa lớn, mưa đá gây thảm họa lũ lụt.)

Cục Khí tượng Trung ương Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo mưa bão màu xanh lam vào ngày 4/5. Dự kiến ​​trong 3 ngày tiếp theo, lượng mưa lớn sẽ gây thiệt hại nặng nề cho khu vực Giang Hán, Hoàng Hoài, Giang Hoài. Ước tính, mưa ở 9 tỉnh sẽ đạt mức mưa to đến cấp độ mưa bão, bao gồm một số nơi thuộc các tỉnh thành như Hồ Bắc, An Huy, Hồ Nam, Giang Tây, Chiết Giang, Giang Tô, Sơn Đông, Liêu Ninh, Hà Bắc.

(Nội dung tweet:  Vào ngày 5/5, có mưa lớn ở Tân Dư, tỉnh Giang Tây, cây cầu ở công viên đất ẩm đã bị cuốn trôi! Lúa chưa mang lên núi trồng (một số nơi ở Trung Quốc đang có phong trào mang lúa lên vùng núi trồng) thì mưa đã như trút nước! Kịch hay vẫn còn ở phía sau!)

Thu hẹp diện tích rừng để có đất cho canh tác gây ra mưa lớn thảm họa?

Điều đáng chú ý là gần đây Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đưa ra chính sách “thu hẹp diện tích rừng để có đất cho canh tác”, trải qua lần mưa lớn này cũng khiến người dân phải suy nghĩ.

Theo đoạn video được đăng tải trên mạng, dòng nước bùn đục ngầu chảy xuống khu đất canh tác mới khai phá trên sườn đồi, trên mặt đất không có cây cỏ, dưới cơn mưa lớn là một đống hỗn độn.

Cũng có cư dân mạng cảnh báo, “Dự án thu hẹp diện tích rừng để có đất cho canh tác sẽ phải đối mặt với một thử thách, và nó có khả năng dẫn đến một thảm họa sinh thái. Không chú ý đến khoa học, làm một cách mù quáng thì sẽ phải trả giá.”

(Nội dung tweet: Thu hẹp diện tích rừng để có đất cho canh tác, đưa lúa lên núi trồng. Thất là tốt, thật là tốt! Đây mới là đầu tháng 5, mưa còn nhỏ. Đến tháng 7 tháng 8, mưa lớn khiến nước mưa tập trung, tưởng tượng dáng vẻ “chuyên gia” bảo thợ gặt đi thu hoạch lúa nước, cảnh tượng sẽ rất đẹp!”)

(Nội dung tweet: Thu hẹp diện tích rừng để có đất cho canh tác, mục tiêu chiến lược đưa lúa lên núi đã có hiệu quả! Đầu lợn hãy xem xem tác dụng thế nào? Có hài lòng hay không? Hiện giờ phủi mông nói ban đầu sao không nghĩ được! Bởi vì là đầu lợn nên đương nhiên không nghĩ ra được! Mùa hè mưa lớn đến, tin tốt từ khắp nơi trên thế giới sẽ đến liên tục! Đầu lợn!)

Năm 1998, khi một trận lụt lớn xảy ra ở sông Dương Tử, Thủ tướng Chu Dung Cơ sau thảm họa đã yêu cầu “phong tỏa núi để trồng cây, lấy lại đất ruộng để trồng rừng”, kế hoạch này đã thực hiện trong gần 20 năm. Ngày nay, ĐCSTQ bất ngờ đảo ngược chính sách trước đây và phát động chiến dịch “thu hẹp diện tích rừng để có đất cho canh tác”. Đồng thời, đội thực thi pháp luật tổng hợp về nông nghiệp được thành lập và có thông tin cho rằng “quản lý nông nghiệp” đã áp đặt hàng loạt hành vi cấm đối với nông dân, khiến dư luận bất bình.

Trước đó, nhiều video lan truyền trên mạng cho thấy tại Nam Ninh, Quảng Tây, cảnh sát và đội quản lý nông nghiệp đã loại bỏ hơn 6.000 mẫu lá thuốc lá; đội quản lý nông nghiệp ở thành phố Liên Giang, tỉnh Quảng Đông, mặc đồng phục và mang túi lưới vào làng để bắt giữ gia cầm mà các hộ nông dân nuôi thả; ở thị trấn Thái Bình, quận Thanh Tân, thành phố Thanh Viễn, có hàng trăm mẫu mía do nông dân trồng đều bị phá hủy.