TQ: Những chuyện đau lòng xảy ra trong 69 ngày sau trận lũ ở Trịnh Châu
- Lý Nhất Phàm
- •
Ngày 20/7/2021, trận lũ lụt thảm khốc tại thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã tước đoạt sinh mệnh của rất nhiều người. Nhiều người gọi đây là “nhân hoạ chứ không phải thiên tai”. Trong 69 ngày kể từ đó, câu chuyện có thật về một người mẹ mất đi đứa con thân yêu của mình, đi tìm con trai, đã khiến không ít cư dân mạng rớt nước mắt.
Vô tình nhìn thấy con trai mất tích trong video trên mạng
Một bài báo trên trang 163 và Sohu đã mô tả một câu chuyện có thật đến nghẹn lòng này.
Một nữ nhân chứng của trận mưa bão Trịnh Châu “ngày 20/7” từng đăng video về trận mưa hôm đó lên mạng Interner. Đã hơn 2 tháng trôi qua, điều cô không ngờ là mẹ của một thiếu niên tử vong, lại nhìn thấy bóng dáng con trai mình.
Người mẹ thận trọng gửi tin nhắn cho cô gái và hỏi: “Tôi muốn hỏi một chút, người mặc áo mưa trong đoạn video cô quay lúc đó đã ra ngoài chưa? Trông rất giống con trai tôi.”
Điều đáng tiếc là cô gái quay video đã không để ý rằng phía sau mình có một người mặc áo mưa.
Người mẹ chỉ biết cố gắng miêu tả đặc điểm của con trai mình, hy vọng cô gái đăng video sẽ nhớ được điều gì đó. Bà cho biết, các bạn cùng lớp nói rằng cậu bé mặc áo mưa đôi màu xanh lam, chiếc quần và mặt mũi giống y chang. Chiếc khẩu trang cũng giống với màu cậu thường đeo. Bạn học của cậu bé nói rằng cậu đã đứng ở lối vào đường hầm một lúc rồi không thấy đâu nữa.
Nhưng lúc đó mưa rất to. Từ chỗ nước đọng đến chỗ hầm bị ngập chỉ có vài phút. Cô gái thậm chí còn không thể mở nổi mắt, nên căn bản không thể để ý đến những người phía sau cô đã ra ngoài hay chưa.
Người mẹ nói với cô gái rằng con trai bà đã gặp nạn. “Chúng tôi chỉ muốn khôi phục lại tình hình khi đó.” “Theo thời gian họ nói khi đó, có lẽ hai đứa trẻ đã ra ngoài.” “Tôi chỉ nhìn vào khoảng thời gian này, có lẽ thằng bé đã ra ngoài.” “Tôi chỉ xem sao thằng bé vẫn chưa ra ngoài? Lúc này có lẽ nó đã ra được ngoài rồi.” Người mẹ lặp đi lặp lại câu nói này.
Những lời lặp đi lặp lại của người mẹ này thật sự rất đau lòng. Bởi đó không phải nói về một thứ gì khác, mà là đứa con trai bảo bối mà bà ấy đã nuôi nấng suốt 15 năm! Đoạn chat nhói tim này đã khiến vô số cư dân mạng phải bật khóc.
Người mẹ không tin rằng sinh mệnh của con trai mình đã bị định đoạt trong đường hầm
Vào một ngày lũ lớn ở Trịnh Châu, hai nam sinh cấp hai là Tiểu Lý và Tiểu Hứa đã cùng nhau đi xe đạp điện và muốn đến nhà Tiểu Lý chơi. Khi chúng đến đường hầm Bắc Kinh-Quảng Châu, trời mưa rất to, nước trong đường hầm cũng ngày càng tích tụ nhiều hơn.
Một nam sinh trong số đó gọi điện cho bạn cùng lớp và nói với bạn mình rằng, chiếc xe đạp điện của cậu ấy đã bị nước cuốn trôi. Không ngờ đây lại là cuộc gọi cuối cùng trong cuộc đời ngắn ngủi của cậu bé.
Hôm đó, chỉ trong ít phút, nước lũ đã ngập toàn bộ đường hầm. Trong số các nạn nhân, có lẽ có hai cậu bé này. Từ đoạn video mà cô gái đăng, kỳ thực hai đứa trẻ này chỉ cách lối ra của đường hầm chưa đầy 100m.
“Lẽ ra thằng bé đã có thể ra ngoài, nhưng tại sao nó lại không ra?” Nhưng có lẽ người mẹ này sẽ không bao giờ nhận được câu trả lời.
Trong 2 tháng qua, chắc hẳn bà đã đọc tất cả tin tức về trận “Mưa lớn tại đường hầm Bắc Kinh-Quảng Châu” này, nên mới phát hiện ra bóng dáng con trai mình lướt ngang qua đoạn video ít được quan tâm này.
Trong phần đời còn lại của mình, chắc hẳn hết lần này đến lần khác bà sẽ mường tượng về buổi chiều ngày hôm đó, về trận mưa lũ đó, về đường hầm đó, tưởng tượng vào thời khắc cuối cùng của con trai mình, rốt cuộc thằng bé đã gặp phải chuyện gì…
Nhưng bà sẽ không bao giờ có thể thực sự tái hiện hiện trường của đường hầm đó và kéo con trai của mình ra khỏi lối ra của đường hầm. Có nỗi bất hạnh nào trên thế gian đau đớn đến thế!
Nhận nhầm thi thể khiến gia đình hai bên càng thêm đau xót
Sau trận lũ lớn “ngày 20/7”, nhiều thông báo về người mất tích đã xuất hiện trên Internet. Một trong số những thông báo đó được chuyển tiếp dày đặc: Tìm kiếm 2 cậu bé 14 tuổi Lý Hạo Minh (Tiểu Lý) và Hứa Ngọc Côn (Tiểu Hứa).
Lần cuối cùng hai cậu bé này tiếp xúc với thế giới bên ngoài là 16h42 … Lúc đó, hai gia đình vẫn giữ những tia hy vọng cuối cùng: Có lẽ hai cậu bé không có trong hầm? Gần 100 người đã được cứu tại lối vào của đường hầm, biết đâu trong số đó có hai cậu thiếu niên? Bọn trẻ có thể đã được cứu sống, có thể chúng đang nằm hôn mê ở một bệnh viện nào đó?
Bốn ngày sau, thi thể của “Tiểu Hứa” được tìm thấy trong đường hầm trước tiên. Kỳ thực đó là thi thể của Tiểu Lý, nhưng bị nhận nhầm là Tiểu Hứa và đã được gia đình họ Hứa đưa đi hỏa táng.
Sau đó, cha mẹ của Tiểu Lý biết được rằng có một thi thể vô thừa nhận trong một nhà tang lễ ở Trịnh Châu, có ngoại hình và tuổi tác giống với Tiểu Lý. Gia đình họ Lý nhanh chóng chạy đến xác nhận và phát hiện đứa trẻ này không phải là Tiểu Lý, mà là Tiểu Hứa. Nghĩa là, đứa trẻ mà gia đình họ Hứa đã nhận nhầm và hỏa táng trước đó mới là Tiểu Lý thật.
Người ta nói rằng khi đó, gia đình họ Hứa căn bản không thể xác nhận được theo đặc điểm nhận dạng khuôn mặt và cũng không thực hiện xét nghiệm ADN. Chỉ qua những manh mối như đứa trẻ mặc quần áo màu đen, và đeo một chiếc vòng tay màu vàng, họ đã kết luận đây chính là Tiểu Hứa. Vì hai đứa trẻ là đôi bạn thân, tuổi tác và chiều cao tương đương nhau, nên việc mặc quần áo và đeo vòng tay giống nhau cũng không có gì lạ.
Sau khi biết tin, mẹ của Tiểu Lý suy sụp, bà òa khóc: “Chúng tôi thậm chí còn không được nhìn thấy khuôn mặt của thằng bé lần cuối. Tôi chỉ có một đứa con này!”
Hai gia đình mất con đều rất đau đớn. Nhưng đối với gia đình họ Lý, lỗi lầm này như sát thêm muối vào vết thương lòng của họ. Nỗi ân hận, thống khổ khi “không được gặp mặt con lần cuối” sẽ luôn ám ảnh trong lòng người mẹ này.
“Trận lũ lớn ngày 20/7” ở Trịnh Châu, được thế giới bên ngoài coi đây “không phải thiên tai mà là nhân hoạ”. Trận lũ đã khiến sinh mệnh của hai đứa trẻ vĩnh viễn bị định đoạt trong buổi chiều hôm đó. Xét từ góc độ tâm lý, mất con là nỗi đau đớn nhất trong tất cả nỗi đau mất đi người thân. Nếu mất đi đứa con duy nhất, thì nỗi thống khổ này sẽ càng đau đớn vạn phần. Có lẽ đối với những bậc cha mẹ của những đứa trẻ này, niềm hạnh phúc trong cuộc đời họ đã đột ngột chấm dứt kể từ ngày họ mất đi đứa con duy nhất của đời mình.
Một số Tweet về trận lũ ở Trịnh Châu:
河南大水官媒先说百年一遇,后改成千年不遇了。有人直接称大禹级,是五千年一遇的。大雨没法躲避,但官员们能通知民众转移、关闭地铁、关闭低洼涵洞吧?不仅不作为,甚至在水库全面泄洪11个小时之内都不通知下游百姓避难。中共难辞其咎!下一步把丧事当喜事办,宣传伟大的抗洪精神。愚民还有完吗? pic.twitter.com/VuyaLCDog1
— 雷鸣(雅典娜圣斗士) (@li16620344) July 24, 2021
(Nội dung tweet: Kênh truyền thông chính thức của tỉnh Hà Nam lần đầu tiên nói rằng đây là trận lũ lụt 100 năm mới có một lần, và sau đó đổi thành 1.000 năm một lần. Một số người trực tiếp gọi đây là trận lũ cấp Đại Vũ, 5000 năm mới có một lần. Không có cách nào để tránh khỏi lũ lớn, nhưng chẳng phải giới chức có thể thông báo cho người dân đi di tản, đồng thời đóng cửa tàu điện ngầm, đóng cống vùng trũng hay sao? Nhưng họ đã không làm gì. Thậm chí, trong vòng 11 giờ, kể từ khi hồ xả lũ toàn bộ, họ cũng không thông báo cho người dân vùng hạ lưu đi trú ẩn. ĐCSTQ không thể trốn tránh trách nhiệm của mình! Tiếp đó họ còn coi đám tang như đám hỷ, tuyên truyền tinh thần chống lũ vĩ đại. Ngu dân như vậy còn chưa đủ sao?)
一覺醒來,中國河南發生幾特大暴雨慘不忍睹!,而央視喉舌還在沒完沒了的批評西方國家的暴雨 pic.twitter.com/LaCYSdCace
— YeQing (@ye_qing4) July 20, 2021
(Nội dung Tweet: Khi tôi tỉnh dậy, trận lũ lớn ở Hà Nam, Trung Quốc thật kinh hoàng! Trong khi cơ quan ngôn luận CCTV vẫn không ngớt chỉ trích về những trận lũ lớn ở các nước phương Tây.)
7.20郑州大水遇难人数可以想象到吗?看看停车场水泡车数 pic.twitter.com/dytf8FwQM8
— 没羽箭112 (@fQfEEj5mgK3d810) August 9, 2021
(Nội dung Tweet: Bạn có thể tưởng tượng được số người thiệt mạng trong trận lũ lớn tại Trịnh Châu vào ngày 20/7 không? Hãy nhìn vào số lượng ô tô trong bãi đậu xe.)
Lý Nhất Phàm / Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa Dòng sự kiện Trịnh Châu Lũ lụt ở Hà Nam