Trung Quốc: Báo đảng gây tranh cãi khi trấn an người dân về dịch heo
- Tuyết Mai
- •
Bệnh dịch heo châu Phi tại Trung Quốc đang có dấu hiệu lan rộng, từ Liêu Ninh, Hà Nam, Giang Tô, Chiết Giang đang lan dần xuống phía Nam. Rất nhiều người dân sợ hãi không dám mua thịt heo về để ăn. Trong lúc thị trường tiêu thụ thịt heo trong nước Trung Quốc bị đóng băng, truyền thông Trung Quốc Đại lục lại tuyên bố, “dịch heo châu Phi không lây nhiễm sang người, có thể yên tâm ăn thịt heo”. Những phát biểu liên quan vấn đề này khiến dư luận phẫn nộ.
Ảnh minh họa từ Getty Images
Thịt heo bị dịch có thể ăn?
Trang tin “Sức khoẻ nhân dân” thuộc “Nhân dân Nhật báo” Trung Quốc mới đây có đăng lại một bài viết trên tờ “Báo chiều Tiền Giang” (tờ báo của tỉnh ủy Chiết Giang) có tựa đề “Bệnh dịch heo châu Phi không thể lây sang người, thịt heo có thể yên tâm ăn”. Bài viết nói, dịch heo châu Phi không phải là bệnh mà người và gia súc cùng mắc, virus không thể lây nhiễm sang người. Sở Nông nghiệp tỉnh Chiết Giang cũng cho biết, người dân có thể yên tâm ăn thịt heo.
Những thông tin liên quan cũng khiến người dân phẫn nộ. Có cư dân mạng chia sẻ trên Twitter rằng, giả dụ như thịt heo bị dịch bệnh có thể ăn một cách an toàn, vậy thì không ngại có thể trực tiếp đưa đến Trung Nam Hải hoặc là để cho lãnh đạo cấp cao ăn cho công chúng xem xem, để công chúng được yên tâm.
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin, nhiều năm nay, độc giả Trung Quốc và truyền thông quốc tế vẫn luôn phê bình truyền thông tại Trung Quốc Đại lục thiếu đạo đức nghề nghiệp và tiêu chuẩn trong nghề, bởi vì truyền thông Trung Quốc tuyệt đại đa số đều vâng lệnh để tiến hành tuyên truyền chính trị, và cũng vâng lệnh không đưa tin về các chủ đề nhạy cảm.
Bản tin chỉ ra, dưới sự thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đại lục không thể làm những việc mà rất nhiều quốc gia khác có thể làm; có những việc mà rất nhiều quốc gia không thể làm được nhưng Trung Quốc có thể làm. Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc Đại lục lại không thể giải mê cho độc giả, mà lại đem những tin tức viết thành câu đố để cho độc giả suy đoán.
Dịch bệnh lây lan từ Nga?
Nhiều ngày qua, tình hình dịch bệnh heo châu Phi tại Trung Quốc Đại lục vẫn đang lây lan mạnh, từ Liêu Ninh, Hà Nam, Giang Tô, Chiết Giang lan xuống phía nam Trung Quốc.
Đài Á châu Tự do (RFA) dẫn nguồn tin từ người đưa tin ở Hắc Long Giang tiết lộ, năm ngoái, sau khi dịch heo châu Phi tại Nga bùng phát trên diện rộng, thịt heo của Nga đã bị cấm nhập khẩu. Nhưng từ năm nay, khi xảy ra tranh chấp thương mại Trung – Mỹ, Trung Quốc không còn nhập khẩu thịt heo Mỹ có giá khoảng 6 – 10 Tệ/kg nữa mà chuyển sang mua thịt heo đông lạnh của Nga có giá 12 Tệ/kg.
Theo tình hình giá heo hơi tại Nga có thể thấy, từ ngày 14/3 năm nay, giá heo hơi của Nga đã tăng mạnh, hiện tại đã tăng lên đến 50%.
Tuy nhiên, vấn đề là, trước khi Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu lượng lớn thịt heo từ Nga, tình hình dịch heo ở Nga cũng đang ở mức báo động.
Trang tin Caixin tại Đại lục đưa tin, hiện tại có một số chứng cứ có thể xác thực, nguồn gây bệnh dịch heo này có liên quan đến Nga.
Trang tin Tân Hoa Xã hôm 22/8 dẫn nguồn tin từ “Nhật báo Khoa học” cho biết dòng virus gây bùng phát dịch heo châu Phi có cấu trúc sắp xếp gen một phần hoàn toàn giống với loại virus ở nước Gruzia năm 2007 và thành phố Irkutsk của Nga năm 2017.
Tuy nhiên, các bài viết được đăng tải lại trên các kênh truyền thông khác tại Đại Lục cũng nhanh chóng bị xóa bỏ.
Ông Bào Đồng – Cựu thư ký của Cố Tổng bí thư Triệu Tử Dương chia sẻ trên Twitter một cách châm biếm rằng, “hải quan Trung Quốc nhắm mắt làm ngơ, miễn kiểm dịch nhập khẩu từ đối tác chiến lược (Nga) – có thể yên tâm ăn thịt heo dịch. Cảm ơn cánh tay cứu viện đến từ đối tác chiến lược. Cảm ơn đảng vì tinh thần trách nhiệm đối với người dân”.
Cũng có cư dân mạng nghi ngờ, “hải quan Trung Quốc tiến hành hóa nghiệm kỹ đối với thực phẩm nhập khẩu từ Mỹ, xếp hàng đến mấy ngày mới cho thông quan. Tuy nhiên, đối với Nga lại là kiểm nghiệm mồm, biết rõ là dịch heo của Nga mạnh đến thế, đã có thông tin từ lâu, không những không cấm vận, mà còn làm ra điệu bộ tuyệt đối tín nhiệm nước bạn, đem lượng lớn thịt heo dịch phân tán trong nước, những người này là loại người gì?”
Được biết, đặc tính của bệnh dịch heo châu Phi là lây lan nhanh, tai và lưng heo xuất hiện các vết đỏ, mặc dù không truyền nhiễm sang người, nhưng tỉ lệ tử vong ở heo là 100%, virus có thể sống sót rất lâu, trong thịt heo bảo quản lạnh là 100 ngày, thịt đông lạnh là 1000 ngày, tại khu vực chuồng trại nuôi heo virus có thể sống được 1 tháng.
Truyền thông đưa tin không theo chuẩn mực
Mặc dù dư luận biểu thị bất mãn đối với nội dung mà truyền thông nhà nước đưa tin về dịch heo châu Phi lần này, nhưng tại Trung Quốc Đại lục, từ lâu đã có tình trạng đưa tin càng không theo chuẩn mực và hoang đường.
Ví dụ, tháng 3/2013, có người dân thành phố Thượng Hải phát hiện, trên sông Hoàng Phố liên tục có nhiều xác heo trôi lềnh bềnh, về sau mới xác nhận được số lượng heo chết lên đến gần 10 nghìn con. Vị trí phát hiện xác heo này là nơi mà nguồn nước mà người dân Thượng Hải lấy để sinh hoạt. Tuy nhiên, truyền thông nhà nước Trung Quốc lại nói, nguồn nước sinh hoạt của thành phố Thượng Hải – nơi đã ngâm hàng ngàn con heo chết, “các chỉ số tiêu chuẩn không có gì khác thường, một số chỉ số thậm chí còn tốt hơn so với cùng kỳ năm ngoái”.
Tháng 7/2018, sau khi sự kiện vắc xin giả của công ty Trường Sinh và Công ty Sinh học Vũ Hán bị vạch trần, truyền thông Trung Quốc đưa tin nói, “mấy năm nay (nước ta) không thấy trường hợp phản ứng xấu nào sau khi tiêm vắc xin ngừa bệnh dại. Vắc xin ngừa bệnh chó dại do công ty Trường Sinh sản xuất sau khi tiêm có tỷ lệ phản ứng xấu là 0.2%, chưa thấy có phản ứng nghiêm trọng nào. Năm 2017, số bệnh nhân mắc bệnh dại là 516 người, vài năm qua con số này đã có xu hướng giảm”.
VOA đưa tin chỉ ra, chất lượng nguồn nước ngâm heo chết có thể cải thiện, vắc xin giả không những không có hại, ngược lại có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể người, chính phủ Trung Quốc làm thế nào có thể có được kết luận như vậy, dư luận không thể biết được.
Tuyết Mai
Xem thêm:
Từ khóa cúm gia cầm dịch heo châu Phi Dịch cúm gia súc