Trung Quốc bị tố hoạt động gián điệp mạng tại Liên minh châu Phi
- Trí Đạt
- •
Theo tờ Le Monde (Pháp) đưa tin, Trung Quốc đang sử dụng máy tính ở Phòng công nghệ thông tin trong tòa nhà mới của Liên minh châu Phi để theo dõi hoạt động của nhiều nước khác.
Sở dĩ Trung Quốc có thể làm được như vậy, là bởi vì có sự viện trợ nguồn vốn của phía Trung Quốc thì mới có thể xây dựng được tòa nhà mới này. Tòa nhà mới này cũng được dùng để làm trụ sở chính của Liên minh châu Phi. Chính quyền trung ương Bắc Kinh dùng lá bài quan hệ đối tác chân thành để “nằm vùng” tại đây.
Bản tin của tờ Le Monde chỉ ra, từ năm 2012, sau khi bắt đầu mở cửa tòa nhà tại trung tâm thủ đô Addis Ababa này, các hoạt động gián điệp cũng đã được tiến hành từ đó đến nay và chưa hề bị gián đoạn. Tháng 1/2017, Hệ thống máy tính của Liên minh châu Phi phát hiện cửa hậu (back door) được Trung Quốc sử dụng để tiến hành các hoạt động gián điệp, khi đó các kỹ sư Phòng công nghệ thông tin ở đây đã để ý, cứ đến nửa đêm, khi trong tòa nhà không có người, chính là thời gian đỉnh điểm của hàng loạt các hoạt động dị thường.
Trong bản tin của mình, tờ Le Monde có viết: “Tòa nhà này đã hoàn toàn bị phía Trung Quốc lắp đặt dày đặc các thiết bị. Hệ thống máy tính cũng được Trung Quốc bao thầu toàn bộ. Các kỹ sư của Trung Quốc đã cố ý để lại hai lỗ hổng, tức cửa hậu. Như vậy, tất cả các cơ quan bên trong tòa nhà này, tất cả các hoạt động trao đổi nội bộ và ghi chép về các chuyến thăm rải rác đều có thể dễ dàng bị theo dõi.”
Theo nhiều nguồn tin tiết lộ, tất cả các nội dung nhạy cảm đều nằm dưới sự giám sát của phía Trung Quốc. Từ tháng 1/2012 đến tháng 1/2017, lượng dữ liệu bị lộ đã vô cùng lớn.
Đại sứ Trung Quốc tại Liên minh châu Phi Khuông Vệ Lâm nói những tố cáo này là “hoang đường”, ông phủ nhận việc Trung Quốc lợi dụng cơ sở hạ tầng để tiến hành hoạt động gián điệp.
Đài BBC đưa tin cho biết, ông Khuông Vệ Lâm nói: “Tôi thật sự nghi ngờ về ý đồ khi mà họ đưa ra bản báo cáo này. Tôi cho rằng việc này có thể phá hoại mối quan hệ giữa Trung Quốc và châu Phi, đồng thời nó cũng truyền tải tới mọi người một thông tin vô cùng tiêu cực về Trung Quốc. Bên cạnh đó, nó cũng cho thấy những ảnh hưởng không tốt đôi với kênh truyền thông đã đưa ra báo cáo này.”
Liên minh châu Phi đã nhanh chóng có những biện pháp ứng phó bằng cách tự mua hệ thống máy chủ, đồng thời tiến hành mã hóa bảo mật mọi dữ liệu. Nếu không được chính quyền Bắc Kinh lên tiếng xác nhận, hiện vẫn không biết được mục đích gián điệp mạng là gì, tuy nhiên rất hiển nhiên, ít nhất, chính quyền Bắc Kinh hy vọng quan tâm cặn kẽ đến khu vực châu Phi, và giám sát việc chế định các chính sách của chính phủ các nước trong khu vực này.
Dù sao đi nữa, trước khi có nhiều thông tin xác nhận của các bên, thì thông tin về hoạt động gián điệp này chắc chắn sẽ khiến cho các công ty hoặc cơ quan ngoài Trung Quốc có quan hệ với chính quyền Bắc Kinh trở nên phức tạp, đặc biệt là các công ty của Mỹ có mối quan hệ làm ăn với các công ty Trung Quốc.
Mới đây, tháng 1/2018, công ty sản xuất điện thoại Huawei đã mất một hợp đồng giao dịch với nhà mạng AT&T của Mỹ, xuất phát từ những cân nhắc về hoạt động gián điệp của chính quyền Bắc Kinh, sản phẩm điện thoại thông minh Mate 10 của Huawei đã bị cấm giao dịch.
Tuy nhiên, ngày 9/1, CEO của Huawei phát biểu tại Hội chợ điện tử tiêu dùng 2018 (CES 2018) lại nói: “Trên toàn cầu, chúng tôi có hơn 70 triệu khách hàng. Chúng tôi đã dùng sự thực để chứng minh phẩm chất của mình, đồng thời chúng tôi cũng chứng minh sản phẩm của mình có khả năng bảo vệ thông tin riêng tư và tính an toàn rất mạnh mẽ”.
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa gián điệp mạng liên minh châu Phi gián điệp Trung Quốc