Trung Quốc cấp bằng sáng chế vắc-xin COVID-19
- Lê Tiểu Quỳ
- •
Cục Sở hữu Trí tuệ Nhà Nước Trung Quốc xác nhận, vắc-xin ngừa virus corona mới đầu tiên tại Trung Quốc đã được cấp bằng sáng chế. Gần đây, chuyên gia dịch tễ hàng đầu Trung Quốc Chung Nam Sơn còn tiết lộ, Trung Quốc và Nga có kế hoạch đồng loạt triển khai thử nghiệm lâm sàng vắc-xin để đẩy nhanh việc mở rộng sản xuất.
Cục Sở hữu Trí tuệ Nhà nước Trung Quốc xác nhận, vắc-xin ngừa virus corona mới đầu tiên tại Trung Quốc do nhóm nghiên cứu của viện sĩ Trần Vi thuộc Học viện Khoa học Quân sự và Công ty Cansino Bio phát triển đã được cấp bằng sáng chế. Đơn xin cấp bằng sáng chế được nộp vào ngày 18/3 năm nay và được cấp phép vào ngày 11/8, trở thành bằng sáng chế vắc-xin ngừa virus corona mới đầu tiên của Trung Quốc. Vắc-xin này có tên “Vắc-xin ngừa virus corona mới tái tổ hợp sử dụng adenovirus có lỗi sao chép ở người làm chất dẫn”, chính là vắc-xin Ad5-nCoV do nhóm của viện sĩ Trần Vi phát triển trước đây.
Theo bản tóm tắt bằng sáng chế, phát minh này cung cấp một loại vắc-xin ngừa virus corona mới dựa trên virus Adenovirus type 5 có lỗi sao chép ở người.
Giới chức Trung Quốc cho biết, vắc-xin này có khả năng sinh miễn dịch tốt trên cả chuột bạch và chuột lang, đồng thời trong thời gian ngắn có thể khiến cơ thể tạo ra phản ứng miễn dịch tế bào và dịch thể mạnh mẽ. Hiện tại, viện sĩ Trần Vi dẫn đầu nhóm nghiên cứu phát triển vắc-xin corona mới tái tổ hợp này là người đầu tiên tham gia thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn I và Giai đoạn II trong và ngoài Trung Quốc, xác minh tính an toàn và khả năng sinh miễn dịch của vắc-xin. Trong khi đó, các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III của vắc quốc tế xin đang tiến triển theo trình tự.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, do các thử nghiệm lâm sàng vắc-xin giai đoạn III, quy mô lâm sàng rất lớn, cần ít nhất 20.000 đến 40.000 tình nguyện viên đăng ký, do vậy hầu hết các nước trên thế giới hiện vẫn còn đang đình trệ trong giai đoạn thử nghiệm và sản xuất hàng loạt sau khi sản sinh được kháng thể. Nhưng ngược lại, tuy chưa vượt qua thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III, thì Nga đã thông báo đã đăng ký vắc-xin ngừa COVID-19 đầu tiên trên thế giới có tên “Sputnik-V”. Tiếp sau đó là chuyên gia chống dịch Trung Quốc Chung Nam Sơn tiết lộ , Trung Quốc và Nga đã có kế hoạch cùng nhau khởi động các thử nghiệm lâm sàng vắc-xin, và bây giờ ĐCSTQ chính thức tuyên bố vào ngày 17/8 này, “bằng sáng chế đầu tiên cho vắc-xin ngừa Covid – 19 đã được cấp phép”. Cũng dễ thấy đây là loạt các hành động khá đặc biệt.
Hãng CNN đưa tin, trước đó Nga đã đề xuất một kế hoạch hợp tác với Hoa Kỳ, với hy vọng đẩy nhanh tiến độ trị liệu và phổ biến vắc-xin, nhưng Hoa Kỳ cho rằng loại vắc-xin này vẫn chưa được qua tất cả các thử nghiệm, cũng như chưa vượt qua các cuộc kiểm tra nghiêm ngặt về vắc-xin trong nước trước khi được chấp thuận, vì vậy Hoa Kỳ quyết định sẽ không xem xét sử dụng vắc-xin của Nga.
Ngoài ra, một số quan chức Mỹ còn mô tả vắc-xin của Nga là một “trò đùa” và chỉ ra rằng “Hoa Kỳ thậm chí sẽ không sử dụng vắc-xin của Nga trên khỉ chứ đừng nói đến người.”
Còn vắc-xin“Ad5-nCoV” do nhóm Trần Vi của Học viện Khoa học Quân sự và Công ty Công nghệ Sinh học CanSino hợp tác phát triển thì càng đáng lo ngại hơn.
Vào cuối tháng Sáu năm nay, giới chức Trung Quốc thông báo rằng loại vắc-xin này đã được Quân ủy Trung ương phê duyệt và có thể bỏ qua các thử nghiệm giai đoạn III như thông lệ, đồng thời tiêm trực tiếp cho quân nhân.
Sau đó, một báo cáo của Tập san Y khoa uy tín The Lancet tiết lộ, trong số 108 người được tiêm loại vắc-xin này, 70% đến 80% có phản ứng bất lợi, 54% bị đau tại chỗ tiêm và 46% xuất hiện các triệu chứng sốt, 44% cảm thấy mệt mỏi, 39% cảm thấy đau đầu và 17% cảm thấy đau cơ. Do đó, báo cáo cho rằng hiệu quả của việc sử dụng Ad5 như một chất dẫn để tái tổ hợp virus viêm phổi Vũ Hán vẫn còn phải được nghiên cứu thêm.
Theo thông tin công khai, Cansino Biological Co., Ltd. là một công ty nghiên cứu & phát triển và sản xuất vắc-xin có trụ sở chính tại Quận Tây, thuộc Khu Phát triển Kinh tế và Công nghệ Thiên Tân, do các sáng lập viên Mao Tuệ Hoa, Châu Đào và Khâu Đông Húc thành lập vào năm 2009.
Nhà nghiên cứu, nữ thiếu tướng Trần Vi chịu trách nhiệm chính cho “mũi vắc-xin đầu tiên, viện sĩ thử trước”. Hồi tháng 3 vừa qua, trên internet lan truyền bức ảnh chụp lọ “vắc-xin tái tổ hợp viêm phổi Vũ Hán”. Bao bì lọ vắc-xin cho thấy thời gian sản xuất là ngày 26/2/2020, hạn sử dụng 25/2/2022. Với dữ liệu trên, người ta hoài nghi rằng liệu thứ vắc-xin trên có do nhóm Trần Vi phát triển hay không, hay ai đó đã làm ra từ trước.
Lê Tiểu Quỳ
Xem thêm:
Từ khóa viêm phổi Vũ Hán COVID-19 vắc-xin Dòng sự kiện