Trong 3 năm dịch bệnh, dân số Trung Quốc đã giảm mạnh, nhiều địa phương ra sức thúc đẩy việc sinh con. Trong số đó, Thâm Quyến khuyến khích phụ nữ dưới 49 tuổi sinh con trở lại. Một khu phố tại Thành Đô phân phát thuốc thụ thai miễn phí cho “phụ nữ trong độ tuổi sinh sản”, gồm cả thiếu nữ 15 tuổi.

shutterstock 1237406830
(Nguồn: Shutterstock)

Gần đây, một thông báo từ Văn phòng khu phố Liên Đường thuộc quận La Hồ, thành phố Thâm Quyến đã được lan truyền trên Internet.

Thông báo nói rằng để tăng cường công tác tuyên truyền sinh con, và giúp nhiều người trong độ tuổi sinh con cải thiện khả năng sinh, khu dân cư này đã mời Nhóm y học sinh sản của Bệnh viện Nhân dân quận La Hồ, tới thực hiện các hoạt động tuyên truyền theo chủ đề “Hỗ trợ mang thai, chăm sóc trước và sau khi sinh theo khoa học”.

Các bài giảng về chăm sóc trước và sau sinh chủ yếu hướng tới đối tượng là những người trong độ tuổi sinh con và có ý định sinh thêm con. Đối tượng của hoạt động tuyên truyền này được giới hạn ở những người dưới 49 tuổi sẵn sàng sinh con một lần nữa.

id14026244 dedb86579b76210b1ba869a00c98539b 600x927 1
(Ảnh chụp màn hình trang web)

Ngày 27/6, một kênh thông tấn hàng đầu ở Đại Lục đã liên hệ với nhân viên của Văn phòng khu phố Liên Đường ở quận La Hồ. Nhân viên này cho biết nội dung thông báo là đúng sự thật, và được ban hành bởi văn phòng khu phố nơi bà sinh sống.

Nhân viên này tiết lộ rằng các hoạt động tuyên truyền theo chủ đề trên cuối cùng đã không được tổ chức, “phòng Y tế huyện đã hủy bỏ và không biết lý do.” Về việc liệu hoạt động này có được tổ chức trong tương lai hay không, bà nói: “Còn tùy.”

Sự việc đã làm dấy lên những cuộc tranh luận sôi nổi giữa các cư dân mạng.

Một cư dân mạng Bắc Kinh cho biết: “Một người giờ 49 tuổi sinh năm 1974. [Khi họ] ở độ tuổi sinh con thì dùng luật pháp vô cùng hà khắc ngăn chặn việc sinh thêm con, nhưng khi họ gần 50 tuổi thì lại thúc giục sinh con. Đối xử với con người như một con người khó đến vậy sao?”

Một cư dân mạng ở Giang Tô cho biết: “Tôi đã 77 tuổi. Cả hai chúng tôi đều yêu thích trẻ con. Trước kia khi muốn có con phải dùng nhiều cách khác nhau, bao gồm nhưng không giới hạn việc bị đuổi việc. Sau này đợi chính sách nới lỏng, thì có thể sinh con thứ hai. Lúc đó chúng tôi đều đã 40 tuổi.”

Một số cư dân mạng cũng cho biết: “Phụ nữ lớn tuổi sinh con rất nguy hiểm. Lỡ một mạng đổi lấy một mạng, vừa có thể bớt đi một suất tiền lương hưu, lại vừa có thêm một ‘con heo chờ được vỗ béo để thịt’. Tính toán này thật tuyệt.”

id14026242 4f9e6b11890c2050cbdfcd65ca43c95c 600x772 1
Bình luận của cư dân mạng. (Ảnh chụp màn hình trang web)

Dân số sinh ở Trung Quốc giảm mạnh

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình trong nhiều năm. Chính sách một con đã khiến số trẻ sinh ra ở Trung Quốc giảm, tỷ lệ dân số mất cân bằng và hiện tượng già hóa ngày càng nghiêm trọng.

Năm 2015, ĐCSTQ tuyên bố tự do hóa chính sách 2 con, nhưng hàng năm số ca sinh vẫn tiếp tục giảm. Cuối năm 2019, dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) bùng phát. Sau 3 năm dịch bệnh, dân số sinh của Trung Quốc đã giảm mạnh.

Số ca sinh năm 2020 giảm gần 15% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2021, ĐCSTQ đã cho phép sinh 3 con. Vào năm 2022, lần đầu tiên dân số Trung Quốc tăng trưởng âm, với 9,56 triệu ca sinh và 10,41 triệu ca tử vong, giảm 850.000 người so với cuối năm trước.

Để giải quyết cuộc khủng hoảng dân số, ĐCSTQ đã đưa ra nhiều chính sách thúc đẩy sinh con khác nhau.

Thiếu nữ 15 tuổi được bổ sung axit folic cho việc mang thai

Gần đây, “một khu dân cư ở Tứ Xuyên tuyên bố rằng thiếu nữ 15 tuổi trong độ tuổi sinh con có thể được bổ sung axit folic” từng trở thành chủ đề tìm kiếm nóng trên Weibo.

Ngày 25/6, khu dân cư Dương Bình, thuộc thẩm quyền của thành phố Thành Đô, thông báo rằng cần thống kê điều tra việc mang thai đối với “phụ nữ trong độ tuổi sinh con từ 15-49 tuổi” trong cộng đồng. Ban quản lý khu dân cư yêu cầu phụ nữ trong độ tuổi sinh con muốn có con đăng ký số điện thoại với họ, và có thể đến bệnh viện được chỉ định, nhận miễn phí thuốc chuẩn bị mang thai axit folic.

Các nhân viên của ủy ban khu phố địa phương nói với tờ The Cover rằng thông báo trên thực sự đã được công bố trong các khu cư dân. Người này lập luận rằng “phụ nữ 15 tuổi” trong độ tuổi sinh con là một thuật ngữ y tế.

id14026245 p3351731a392086523 600x723 1
(Ảnh chụp màn hình website)

Về vấn đề này, cư dân mạng Twitter chế giễu: “Việc tiếp theo là bắt đầu cưỡng bức thụ tinh ở tuổi 12.”

“Hồi đó cộng phỉ (ĐCSTQ) kế hoạch hóa gia đình có thể thực hiện tội ác ‘trăm ngày không con’. Sau này lại muốn tăng tỷ lệ sinh thì có chuyện gì chúng không dám làm?”

Một số cư dân mạng đặt câu hỏi: “15 tuổi đã là phụ nữ trong độ tuổi sinh con? Còn chưa phát dục nữa!”

“Khu dân cư đến từng nhà thống kê phụ nữ trong độ tuổi sinh con từ 16 – 45! Sao lúc này không đề cập đến luật bảo vệ trẻ vị thành niên, và phụ nữ cao tuổi mang thai?”

“Đối xử với trẻ vị thành niên như thế này sao! Người trưởng thành không muốn sinh cũng không yên thân. Phụ nữ 49 tuổi có bầu? Học sinh cấp hai 15 tuổi có bầu?”

Tháng trước, Bắc Kinh đã đề xuất rằng “sinh nhiều con là gánh vác trách nhiệm phát triển quốc gia, cũng là nghĩa vụ của đảng viên và cán bộ để hoàn thành nhiệm vụ phát triển dân số của đất nước…” Sau đó, nhiều khu vực tại Trung Quốc chủ trương các cặp vợ chồng không tránh thai, sinh nhiều con là vinh quang, tảo hôn sinh sớm, nhiều loạn tượng nảy sinh.

Giám sát kinh nguyệt phụ nữ

Một số nơi ở Trung Quốc thực sự giới thiệu việc giám sát kinh nguyệt phụ nữ. Một người phụ nữ đã đăng trên “Xiaohongshu” (Cuốn sách nhỏ màu đỏ) rằng cô ấy thường xuyên nhận được câu hỏi từ bộ phận hướng dẫn sinh con sau khi khám tiền hôn nhân.

Nếu cô ấy không nghe điện thoại, họ sẽ gọi cho chồng cô ấy. Đôi khi cô ấy đang họp ở cơ quan thì đầu dây bên kia gọi hỏi “Tháng này có kinh không?”, làm phiền phụ nữ.

p3351721a328814688 ss
“Cảnh sát kinh nguyệt” còn được gọi là nhân viên theo dõi phụ nữ. (Ảnh chụp màn hình Internet)
p3351722a659651171 ss
“Cảnh sát kinh nguyệt” hỏi thông tin và thời gian hành kinh của các cặp đôi. (Ảnh chụp màn hình MXH)
p3351723a809768218 ss
Cư dân mạng hỏi sao lại có cả “cảnh sát kinh nguyệt”. (Ảnh chụp màn hình MXH)

Nhiều cư dân mạng bình luận rằng họ cũng có trải nghiệm tương tự. Nội dung hỏi về tình trạng kinh nguyệt hàng tháng, thời gian hành kinh của phụ nữ, thậm chí là xét nghiệm nước tiểu tại nhà, để kiểm tra xem họ có thai hay không.

Một cư dân mạng khác nói khu dân cư nói với cô rằng nếu đăng ký, sau khi mang thai cô sẽ nhận được một phong bì màu đỏ 200 nhân dân tệ (khoảng 27,6USD).

Điều này nhắc nhở mọi người nhớ tới Ceausescu, nhà lãnh đạo của quốc gia cộng sản Romania. Vào năm 1966, để kích thích tỷ lệ sinh trong nước, ông đã ra lệnh cho cảnh sát mật vào các cơ quan, nhà máy, làng mạc, trường học hoặc công ty, theo dõi nghiêm ngặt kinh nguyệt của phụ nữ.

Đồng thời bắt phụ nữ phải để bác sĩ khoa sản xác nhận hàng tháng rằng họ không “tránh thai”.

Nếu phát hiện phụ nữ lén lút tránh thai hoặc bác sĩ giúp tránh thai sẽ bị phạt nặng và phạt tù, nếu không sẽ phải đóng thuế cao. Vì vậy, những người Romania không dám lên tiếng đã gọi những tay sai của chính quyền độc tài này là “cảnh sát kinh nguyệt”.

Ngày 17/2, tổ chức tư vấn “Nghiên cứu dân số Dục Oa” của Đại Lục đã đưa ra một báo cáo, cảnh báo rằng các biện pháp kích thích sinh con khác nhau sẽ không giúp ích gì cho tình trạng Trung Quốc có tỷ lệ sinh thấp. Trung Quốc chắc chắn sẽ trở thành một trong những quốc gia già hóa và thu hẹp nhất trong vài thập kỷ nữa.

Bình Minh (t/h)