Sắp đến “Ngày 13/5” (Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới), Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại tăng cường đàn áp tàn bạo các học viên Pháp Luân Công. Theo Minghui.org, từ sau ngày 5/5/2024, cuộc bức hại của ĐCSTQ ngày càng nghiêm trọng hơn.

Phap Luan Cong 1
4 bức tranh vẽ cảnh các học viên Pháp Luân Công bị bức hại trong tù, gồm bức thực bằng nước tiểu đựng xỉ than, cấm ngủ, “dê nướng nguyên” và đánh đập. (Ảnh do người được phỏng vấn cung cấp)

Dưới đây là ví dụ về những học viên bị đàn áp trong thời gian gần đây:

1. Cụ bà 3 lần bị kết án phi pháp, qua đời ở tuổi 82

Bà Cơ Thục Anh, một cán bộ đã nghỉ hưu của Ủy ban Kinh tế và Thương mại huyện Thiên Tây, Tp. Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, sinh vào tháng 7/1942, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công (Pháp Luân Đại Pháp) vào tháng 5/1998, thân tâm đều được hưởng lợi ích.

Sau khi Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo tà ác của ĐCSTQ, phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công điên cuồng vào tháng 7/1999, bà Cơ Thục Anh bị bắt cóc, giam giữ phi pháp 3 lần và liên tục bị sách nhiễu.

Năm 2015, bà gửi đơn kiện Giang Trạch Dân tới Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Tòa án Tối cao Trung Quốc. Bà Cơ Thục Anh qua đời oan khuất vào ngày 23/4/2024, thọ 82 tuổi.

2. Học viên tỉnh Sơn Đông bị kết án phi pháp 7 năm tù và bị tống tiền

Ngày 7/5, người bào chữa cho gia đình học viên Pháp Luân Công Từ Kim Phượng ở quận Trì Bình, Tp. Liêu Thành, tỉnh Sơn Đông đã nhận được phán quyết hình sự sơ thẩm lần thứ 2 về vụ án của bà Từ Kim Phượng từ Tòa án cấp trung Liêu Thành, giữ nguyên bản án trái pháp luật ban đầu của tòa sơ thẩm.

Bà bị kết án phi pháp 7 năm và bị phạt 10.000 Nhân dân tệ (khoảng 35,2 triệu VNĐ). Phiên tòa thứ hai chưa bắt đầu.

3. Cụ bà 76 tuổi bị kết án phi pháp 3,2 năm tù và bị tống tiền

Bà Lý Tuyết Tùng, học viên Pháp Luân Công 76 tuổi ở quận Vị Ương, Tp. Tây An, bị bắt cóc và đưa đến Nhà tù nữ tỉnh Thiểm Tây vào ngày 24/1/2024. Ngày 11/9/2023, bà bị Tòa án quận Liên Hồ của Tp. Tây An kết án oan 3 năm 2 tháng tù giam và bị tống tiền 10.000 tệ (khoảng 35,2 triệu VNĐ).

Trước tòa, bà phủ nhận những cáo buộc và “tình tiết hình sự” do Viện kiểm sát quận Liên Hồ đưa ra. Luật sư bào chữa cũng phủ nhận những cáo buộc được dàn dựng, và cho rằng tại phiên tòa chỉ có hình ảnh của các đồ vật liên quan đến vụ án, vật chứng không xác thực và hợp pháp. Luật sư đề nghị tuyên bố bị cáo được trắng án.

Tuy nhiên, Phòng Hình sự số 1 của Tòa án Nhân dân cấp trung Tây An vẫn giữ nguyên phán quyết phi pháp ban đầu. Ngày 24/1/2024, bà Lý Tuyết Tùng bị bắt cóc và đưa đến Nhà tù nữ tỉnh Thiểm Tây.

4. Hai vợ chồng học viên tại Tp. Thanh Đảo bị kết án phi pháp và tống tiền

Ngày 20/3/2024, từ Trại giam quận Thành Dương, học viên Pháp Luân Công Vương Quốc Huy ở phố Cức Hồng Than, quận Thành Dương, Tp. Thanh Đảo bị đưa đi trái phép đến Nhà tù tỉnh Sơn Đông.

Ngày 20/3/2024, vợ ông là bà Vu Xuân Lệ cũng bị đưa đi trái phép từ Trại giam Phổ Đông đến Nhà tù nữ tỉnh Sơn Đông.

Ngày 18/10/2023, vợ chồng ông Vương Quốc Huy và bà Vu Xuân Lệ bị xét xử tại Tòa án quận Tức Mặc. Bà Vu Xuân Lệ bị kết án phi pháp 4 năm 8 tháng tù. Ông Vương Quốc Huy bị kết án 4 năm 4 tháng tù và bị tống tiền. 20.000 tệ (khoảng 70,4 triệu VNĐ).

Hai ông bà kháng cáo tại tòa. Nhưng Tòa án cấp trung Thanh Đảo đã giữ nguyên bản án bất công của họ.

5. Nữ học viên Cáp Nhĩ Tân bị kết án phi pháp 10 năm tù và bị tra tấn tàn ác

Ngày 22/4/2024, con gái của học viên Pháp Luân Công Cáp Nhĩ Tân Chu Xuân Linh được biết, bà đã bị Tòa án quận Đạo Ngoại kết án phi pháp 3 năm tù và bị tống tiền 10.000 nhân dân tệ (khoảng 35,2 triệu). Bà Chu Xuân Linh đã nộp đơn kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Bà sống tại thị trấn Khang Kim, quận Hô Lan, Tp. Cáp Nhĩ Tân, là một phụ nữ nông dân tốt bụng. Sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, bà được hưởng lợi ích cả thân lẫn tâm, đạo đức thăng hoa, gia đình hòa thuận.

Ngày 20/12/2002, bà Chu Xuân Linh bị bắt cóc khi đang nói sự thật về Pháp Luân Công cho người dân ở làng Hứa Bốc, thị trấn Khang Kim, quận Hô Lan.

Sau đó, bà bị kết án phi pháp 10 năm tù. Tại Nhà tù Nữ Tỉnh Hắc Long Giang, bà bị tra tấn tàn ác, như còng tay sau lưng, treo người lên, bị trói bằng dây thừng, hay buộc phải ngồi xổm và các hình thức tra tấn khác.

6. Học viên tỉnh Cát Lâm bị bức hại dã man trong 9 năm, trí nhớ sa sút

Đã gần 1 năm kể từ khi ra tù, cơ thể bà Chu Nghiệp Linh vẫn chưa bình phục hoàn toàn. Chân bà đau đến mức đi lại khó khăn, tinh thần không tỉnh táo, trí nhớ sa sút.

Bà đến từ Tp. Tùng Nguyên, tỉnh Cát Lâm. Trước khi học Pháp Luân Công, bà mắc nhiều chứng bệnh nan y. Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào cuối tháng 3/1997, chỉ sau vài tháng, tất cả các bệnh của bà đều tự khỏi.

Nhìn thấy những thay đổi ở bà, mẹ bà cũng bắt đầu học Pháp Luân Công. Mẹ của bà không biết chữ, chỉ có thể nghe các bài giảng của Đại sư Lý Hồng Chí. Bệnh thận nhiều năm của mẹ bà cũng được chữa khỏi. Gia đình bà chung sống hòa thuận, vui vẻ.

Từ tháng 7/1999 đến nay, cuộc bức hại Pháp Luân Công không khi nào dừng lại. Bà cũng là một trong những nạn nhân. Bà bị kết án cưỡng bức lao động phi pháp gần một năm, bị buộc tội và bị kết án oan 8 năm tù. Bà ra tù vào tháng 4/2023.

Đã gần 1 năm kể từ khi ra tù, bà dần tỉnh táo và nhớ lại những sự kiện tàn khốc trong quá khứ đó, để nói sự thật với thế giới và vạch trần cuộc đàn áp vô nhân đạo của ĐCSTQ nhắm vào Pháp Luân Công. Đồng thời, bà cũng yêu cầu tòa án đưa những cảnh sát tà ác này ra trước công lý.

7. Cụ bà 70 tuổi tại Vũ Hán bị bức hại đến tàn tật

Bà Hoàng Vịnh Mai, học viên Pháp Luân Công ở quận Kiều Khẩu, Tp. Vũ Hán, bị tra tấn trong lớp tẩy não của ĐCSTQ, tới mức bị thương và tàn tật.

Ngày 17/4/2021, khi đã ngoài 70 tuổi, bà lại bị bắt cóc và đưa đến một lớp tẩy não và tiếp tục bị bức hại. Sau khi trở về nhà, một lần nữa bà lại không thể tự chăm sóc bản thân.

Chỉ còn một mình, là một bà cụ cô quả 75 tuổi, nên bà không có đủ tài chính để thuê người chăm sóc.

Ngày 19/4 vừa qua, tạp chí Bitter Winter đã đăng tải chi tiết lời kể của một nữ tù nhân về những gì xảy ra bên trong nhà tù nữ Hắc Long Giang, Trung Quốc.

Tờ Bitter Winter là một tạp chí nhân quyền của Ý với nguồn tin sơ cấp tại Trung Quốc, tập trung vào các vấn đề đàn áp tôn giáo và bất đồng chính kiến diễn ra tại quốc gia đông dân nhất thế giới này.

Vào tháng Tư, Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) đã đệ trình “danh sách những người bị tình nghi tham gia đàn áp học viên Pháp Luân Công” cho FBI Hoa Kỳ, gồm 81.340 người.

Trong đó có 9.011 quan chức bị nghi ngờ tham gia thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công, 9.109 quan chức “Phòng 610” (tổ chức phi pháp chuyên bức hại Pháp Luân Công), 11.157 quan chức của Ủy ban Chính trị và Pháp luật, cùng 52.063 người chịu trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công.

Nhân ngày 13/5, tất cả những người có lương tâm và ý thức công lý tại Trung Quốc, cũng như các tổ chức liên quan trong cộng đồng quốc tế, hãy quan tâm đến thảm kịch của tất cả các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Hãy chú ý đến tình hình nhân quyền ngày càng xấu đi tại nước này, giúp người dân Trung Quốc tiêu diệt hoàn toàn ĐCSTQ và Giang Trạch Dân, nhanh chóng giải thể ĐCSTQ tà ác, chấm dứt cuộc đàn áp đẫm máu đã kéo dài hơn 20 năm, để những học viên Pháp Luân Công lương thiện không còn phải gánh chịu khổ nạn vô cớ này!

Pháp Luân Công, còn được gọi là “Pháp Luân Đại Pháp”, là một môn tu luyện Phật gia Thượng thừa, tu luyện tâm tính dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, với 5 bài công pháp có tác dụng đáng kinh ngạc trong việc chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe.

Môn này đã được truyền ra ở Trung Quốc vào năm 1992 và được người dân đón nhận rộng rãi. Theo thống kê nội bộ của Bộ Công an ĐCSTQ, trước năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 triệu – 100 triệu người.

Tháng 7/1999, Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã ra lệnh đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật.

Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bỏ tù, tra tấn đến mức tàn phế hoặc tử vong, và thậm chí họ còn bị mổ sống cướp nội tạng. Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế.

Bình Minh (t/h)