Truyền thông Nhật Bản vạch trần gian lận GDP của Bắc Kinh
- Vương Quân
- •
Ngày 28/1, báo cáo do phóng viên Hideo Tamura của Sankei Shimbun công bố tiết lộ, dữ liệu kinh tế thực tế của Trung Quốc rất khác so với số liệu do Chính phủ Trung Quốc tiết lộ. Ông chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm 2023 là mức tăng trưởng âm.
Truyền thông Nhật Bản Sankei Shimbun nghi ngờ chính phủ Trung Quốc đã bịa đặt số liệu kinh tế và sử dụng số liệu này để tính tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Trung Quốc vào năm 2023.
Phóng viên Tamura cũng nhận thấy có sự khác biệt lớn so với số liệu do chính phủ Bắc Kinh công bố. Ông tin rằng dữ liệu GDP (tổng sản phẩm quốc nội) hiện tại của Trung Quốc không tốt như thông báo của chính phủ, thực tế nó phải là mức tăng trưởng âm.
Ông cáo buộc Trung Quốc che giấu dữ liệu kinh tế thực tế. Điều này sẽ làm tăng rủi ro cho các nhà đầu tư. Đồng thời ông cũng kêu gọi các nhà đầu tư Nhật Bản tại Trung Quốc rút tiền khỏi Trung Quốc Đại Lục càng sớm càng tốt.
Báo cáo nêu nghi ngờ dữ liệu kinh tế của Trung Quốc đã bị các cán bộ đảng địa phương và trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) giả mạo. Ông đã sử dụng 3 dữ liệu gồm xuất khẩu ròng, đầu tư bất động sản và tiêu dùng hộ gia đình có tác động lớn hơn đến GDP để xác định đưa ra ước tính sơ bộ.
因怀疑中国公布的GDP数据被篡改,日本记者发表自行推算结果,与中国官方数据存在较大出入
産経新聞特別記者田村秀男根据不动产投资、净出口和居民消费等相关数据,粗略推算了中国的名义GDP总量,并在下图以黄线表示,红线为中国政府发表的官方数据:
田村的计算方法大致如下——… pic.twitter.com/Wzf8jzaGCo— 纵横日本 (@zonghengjp) January 30, 2024
Biểu đồ so sánh giữa ước tính của phóng viên Sankei Shimbun về tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc và dữ liệu do Chính phủ Trung Quốc công bố cho thấy dữ liệu do chính phủ Trung Quốc công bố cao hơn nhiều so với ước tính dữ liệu thực. Đường màu đỏ là số liệu chính phủ công bố, đường màu vàng là số liệu của phóng viên ước tính. (Ảnh: Từ tài khoản mạng xã hội X @zonghengjp)
Báo cáo chỉ ra, đầu tư bất động sản chiếm khoảng 10% GDP, nếu tính cả tiêu dùng sản phẩm điện tử thì chiếm khoảng 30% GDP. Tuy nhiên, đầu tư bất động sản của Trung Quốc giảm 16,7% vào năm 2023 so với năm 2022. Chỉ riêng phần đầu tư bất động sản đã khiến tổng GDP giảm khoảng 5%.
Tổng giá trị xuất khẩu trừ đi giá trị nhập khẩu sẽ là giá trị xuất khẩu ra nước ngoài. Trước đây, xuất khẩu ròng chiếm khoảng 3% GDP của Trung Quốc. Nhưng tổng xuất khẩu ròng từ tháng 1-11/2023 vẫn thấp hơn 32,3% so với cùng kỳ năm 2022. Điều này làm giảm GDP tổng thể khoảng 1%. Báo cáo cho biết, nếu tính cả đầu tư bất động sản và xuất khẩu ròng thì GDP sẽ giảm khoảng 6%.
Tuy nhiên, giới chức Trung Quốc chưa công bố số liệu về tiêu dùng hộ gia đình vốn chiếm khoảng 40% GDP, chỉ có thể ước tính thông qua số liệu về tổng doanh số bán lẻ tiêu dùng.
Tổng doanh số bán lẻ tiêu dùng năm 2023 tăng 7,2% so với năm 2022. Nếu dùng số liệu này để tính toán, thì mức tăng trưởng GDP là khoảng 2,8%.
Nếu cộng 3 dữ liệu trên lại với nhau thì dữ liệu thay đổi thực tế của GDP sẽ là -3,2%. Ngay cả khi cộng thêm tác động của lạm phát thì ít nhất cũng phải là -2%.
Báo cáo cũng nhấn mạnh việc làm sai lệch số liệu tăng trưởng GDP sẽ làm tăng rủi ro khi đầu tư vào Trung Quốc.
Kể từ mùa thu năm 2021, bong bóng bất động sản Trung Quốc bắt đầu vỡ. Trong thời gian gần đây, tin tức về sự bất ổn trong lĩnh vực tài chính trong nước của Trung Quốc cũng thường xuyên xảy ra.
Liên quan đến vấn đề này, chính quyền Bắc Kinh đã sử dụng hệ thống cảnh sát công an để bắt giữ những người có liên quan và cắt đứt luồng thông tin. Điều này buộc các công ty và nhà đầu tư châu Âu và Mỹ phải giảm đáng kể đầu tư vào thị trường Trung Quốc.
Cuối cùng, ông kêu gọi những người Nhật Bản đã đầu tư vào Trung Quốc hãy rút tiền khỏi Trung Quốc càng sớm càng tốt.
Theo báo cáo của Đài Châu Á Tự do, ngày 5/7/2023, tại một hội thảo, ông Scott Kennedy, cố vấn cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), một cơ quan cố vấn của Washington, cho biết dữ liệu kinh tế của Trung Quốc nhìn chung không phản ánh đúng tình hình thực tế.
Kennedy nói rằng ông đã phỏng vấn nhiều học giả, hầu hết họ đều nghi ngờ độ tin cậy về dữ liệu của chính phủ Trung Quốc, không ai tin vào dữ liệu này, dù đó là giá trị GDP hay tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc.
Theo phân tích của ông, mặc dù Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc đã đạt được tiến bộ vượt bậc trong việc thu thập dữ liệu trong 10 năm qua, nhưng để đạt được mục đích chính trị, dữ liệu cuối cùng mà cơ quan này đưa ra vẫn sẽ khác với thực tế, đặc biệt là trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19).
Trong thời kỳ dịch bệnh, bắt đầu từ năm 2020, Chính phủ Trung Quốc có động cơ rất mạnh mẽ để che giấu số liệu cụ thể. Trong giai đoạn này, các học giả có thể thu được ít dữ liệu hơn. Mọi người đều rất lo lắng rằng dữ liệu năm 2021 và 2022 đã bị báo cáo sai lệch đáng kể, đặc biệt là dữ liệu đầu tư và thống kê thị trường nhà ở.
Tại cuộc họp, bà Anne Stevenson-Yang, đồng sáng lập kiêm trưởng phòng nghiên cứu tại J Capital Research, đã chỉ ra rằng chính phủ Trung Quốc sẽ sử dụng các điều chỉnh đối với dữ liệu kinh tế để đạt được các mục tiêu chính trị.
Bà cho biết, nhiệm vụ của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc không phải là phản ánh dữ liệu thực, mà là đặt ra giá trị kỳ vọng của dữ liệu và điều chỉnh các giá trị, khiến dữ liệu hiển thị gần với giá trị mong đợi.
Ngoài ra, dữ liệu kinh tế của Trung Quốc cũng thường bỏ qua nền kinh tế nông thôn. Chính quyền không phản ánh tình hình việc làm, tiêu dùng và tài sản hộ gia đình ở nông thôn.
Từ khóa kinh tế Trung quốc