Vì sao Bắc Kinh mắng chửi Ngoại trưởng Mỹ?
- Trí Đạt
- •
Gần đây, Trung Quốc đã triển khai một cuộc “công kích mạnh” nhắm vào Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói ông Pompeo “bôi nhọ và làm tổn thương Trung Quốc trên khắp thế giới, đến đâu cũng đổ thêm dầu vào lửa, gây chia sẽ, ngôn từ hành động khiến người ta coi thường.” Đại sứ Trung Quốc tại Chile còn chỉ trích ông Pompeo là “ngụy quân tử”, “mất lý trí”. Có nhà quan sát chỉ ra, việc Bắc Kinh nổi cơn thịnh nộ đối với quan chức ngoại giao tối cao của Mỹ, mắng mỏ một cách tùy tiện là điều hiếm thấy.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Peru trong chuyến thăm 4 nước Mỹ Latinh (Ảnh: Getty Images)
Pompeo thăm Mỹ Latinh đã đâm thẳng vào chỗ đau của Trung Quốc
Nhà bình luận Hằng Hà trả lời phỏng vấn của Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đã nói, ông Pompeo thăm 4 nước khu vực Mỹ Latinh, trọng điểm chuyến thăm là nhắc nhở về mối đe dọa của Trung Quốc, việc này khiến Trung Quốc nổi cáu. Nhắc nhở của ông Pompeo chủ yếu thể hiện ở 3 phương diện:
(1) Về chính trị, Trung Quốc muốn bổ khuyết chỗ trống mà Mỹ để lại ở Mỹ Latinh.
(2) Về kinh tế, sự viện trợ của Trung Quốc đối với các nước Mỹ Latinh là phải trả một mức giá nào đó. Một mặt có thể là cái bẫy nợ, một mặt cũng có thể dẫn đến tham nhũng hủ bại. Vấn đề tham ô hủ bại là không còn nghi ngờ, nó bao gồm cả tham nhũng hủ bại về chính trị và quan chức tham nhũng.
(3) Mỹ cũng bất mãn về lập trường của Trung Quốc đối với vấn đề ở Venezuela, bởi vì các nước Mỹ Latinh phần lớn đều thừa nhận chính quyền của ông Guaido và phản đối Maduro, và Mỹ cũng nhiều lần nhấn mạnh về nguy hại mà chủ nghĩa xã hội mang tới. Do đó, Trung Quốc cũng đều rất bất mãn.
Ông Pompeo đã không chỉ một lần một lần công kích Trung Quốc trên vũ đài ngoại giao, trong chuyến thăm châu Âu hồi tháng 2 vừa qua, ông cũng đã có những phát biểu tương tự.
Pompeo trần thuật sự thật, Trung Quốc tiến hành công kích cá nhân
Ông Hằng Hà nói, sự công kích Trung Quốc của ông Pompeo và sự công kích của Lục Khảng đối với ông Pompeo đương nhiên là khác nhau. Ông Pompeo đang trần thuật sự thật, chính là những gì đã xảy ra trong quá khứ và những gì hiện đang xảy ra, và chỉ đưa ra cảnh báo, chứ không tiến hành công kích cá nhân.
Phía Trung Quốc lại rơi vào vũng bùn công kích cá nhân, ngôn từ được sử dụng đã không phải ngôn từ ngoại giao. Không chỉ là người phát ngôn của Bộ Ngoại giao, mà còn có cả Đại sứ Trung Quốc tại Chile cũng dùng từ ngữ “mất lý trí” để miêu tả ông Pompeo, đây không phải là ngôn từ ngoại giao.
Phát biểu của ông Pompeo thể hiện sự thay đổi lớn trong chính sách ngoại giao của Mỹ
Ông Hằng Hà cho biết, ngôn từ của ông Pompeo được thiết kế kỹ càng, có lẽ là sự điều chỉnh chính sách ở một mức độ nào đó của Mỹ, thực tế cũng đã thể hiện sự thay đổi to lớn trong chính sách ngoại giao của Mỹ. Đối với kiểu công kích này, Mỹ là một nước dân chủ rất thành thục, chính thể trong nước và ngoại giao quốc tế đều rất thành thục nên có thể giữ được sự ổn định trong đối nội lẫn đối ngoại. Mỹ sẽ không vì ngôn từ công kích của Trung Quốc mà điều chỉnh chính sách. Bởi vì sự điều chỉnh chính sách của họ đều dựa vào những cân nhắc chiến lược.
Ông cho rằng sự diễn đạt của Trung Quốc đối với chính phủ Mỹ sẽ không có ảnh hưởng quá lớn nào, nhưng lại phản ánh một loại tâm lý bất an trong nội bộ Trung Quốc.
Trung Quốc mắng ông Pompeo, một nửa là bất nhẫn và một nửa là chiến lược
Ông Lý Vĩ Đông (Li Weidong), người phụ trách tòa soạn của Tạp chí Phân tích Chiến lược Trung Quốc chia sẻ với VOA rằng, trong quá khứ, Bắc Kinh thông thường sẽ giữ lễ ngoại giao bề mặt đối với Mỹ, nhưng lần này lại biểu hiện dường như là không kiêng nể gì với ông Pompeo. Thứ nhất là, Trung Quốc cho rằng ông Pompeo trở mặt trước. Dù sao về phương diện ngoại giao trong nhiều năm qua, Mỹ và Trung Quốc cũng đều không có trở ngại, dù có phê bình một chút thì cũng là khéo léo uyển chuyển; nhưng hiện tại ông Pompeo tới thăm các nước mà hầu như là những nước đều phê bình Trung Quốc, do đó khiến Trung Quốc khó có thể nhẫn chịu, và cho rằng Mỹ đã hoàn toàn lật mặt, nên Trung Quốc cũng cần lật mặt.
Thứ hai là, Trung Quốc có thể cho rằng chính trị trong nội bộ Mỹ có các tầng diện khác nhau, diễn đạt của ông Pompeo chưa chắc đã đại biểu cho Tổng thống Trump, cũng chưa chắc đã là ý kiến nhất trí của chính giới Mỹ, có thể là vì lý do cá nhân của ông ấy, ví dụ như xuất thân từ Cục Tình báo Trung ương (CIA) chẳng hạn. Trung Quốc còn cho rằng, nếu lật mặt với quan chức ngoại giao tối cao của Mỹ, có thể sẽ làm dịu bớt sự phê bình của Mỹ đối với Trung Quốc.
Ông Lý Vĩ Đông cho biết, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói ông Pompeo “có thể nghỉ ngơi được rồi”, ý là “ngậm miệng”, dùng ngôn ngữ của cư dân mạng mà nói chính là “ông hãy đi chết đi”, điều này là rất hiếm thấy trong lịch sử ngoại giao Trung Quốc. Nói những lời như thế này đối với quan chức ngoại giao tối cao của Mỹ, tương lai hai nước sẽ tiếp xúc như thế nào cũng sẽ là một vấn đề.
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa Mike Pompeo Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng