Xuất hiện video hơn 5.000 xe quân đội TQ đi về biên giới Trung – Ấn
- Trí Đạt
- •
Xung đột biên giới Trung – Ấn liên tiếp leo thang, trong lúc quân đội hai nước sắp tổ chức cuộc hội đàm cấp trung tướng tại khu vực Ladakh vào ngày 6/6, quân đội Trung Quốc đã gấp rút điều binh lực đến biên giới Trung – Ấn. Đoạn video lan truyền trên mạng cho thấy, trên đường quốc lộ Tân Tạng (quốc lộ 219) cách biên giới Trung – Ấn không xa, tất cả xe cộ đều bị chặn lại để chờ xe vận binh đi qua. Theo ước tính của cư dân mạng có mặt tại hiện trường, khoảng 5.000 – 6.000 xe quân đội di chuyển suốt đêm không ngừng. Trong thời gian hơn 24 giờ đồng hồ khi xe quân đội đi qua, tất cả tín hiệu đều bị chặn, không thể gọi điện thoại, gửi tin nhắn hay dùng Wechat.
Ngày 5/6, cư dân mạng đăng video bình luận: “Ồ ạt điều binh đến biên giới Trung – Ấn, điều binh một cách nguyên thủy thế này…”
Người quay video còn bình luận trong đoạn video: “Mọi người hiện đang xem là tại trạm kiểm soát Hồng Liễu Châu trên tuyến đường Tân Tạng, đây là quốc lộ 219. Chiều hôm qua chúng tôi bị kẹt ở đây, xe quân đội vẫn đang đi qua đây, buổi tối chúng tôi chỉ đành trú trong một khách sạn nhỏ ở đây. Từ sáng hôm nay lại bắt đầu có xe quân sự đi qua. Chúng tôi đã ở đây 24 tiếng đồng hồ rồi, xe quân sự đi qua ước tính khoảng 5.000 – 6.000 chiếc, có xe vận chuyển vật tư, xe trang bị cỡ lớn, tên lửa, xe bọc thép mẫu mới, xe tăng mẫu mới, xe vận binh bọc thép và các binh lính.”
“Hiện tại sắp có thể đi được rồi, chúng tôi ở đây đang đợi để đi. Hiện tại hướng mà camera chỉ chính là hướng từ Tân Cương đến Tây Tạng. Những chiếc xe này đều từ Tân Cương đi về hướng Tây Tạng. Cũng có thể nói là khu vực biên giới Trung – Ấn, do có xe quân đội đi qua, dọc đường tất cả các tín hiệu đều bị chặn, không cách nào gọi điện, gửi tin nhắn và gửi Wechat, chỉ có thể trấn thủ ở đây. Hy vọng mau chóng thông xe.”
大举调兵去中印边境
这么原始的调兵。。。
空运呢?
不是有了运20吗? pic.twitter.com/MmGAKPHzQN— 郑静观察员,观察政经 (@Sister_Jing) June 5, 2020
Ngày 5/6, cư dân mạng đăng một video khác cho thấy, quân nhân Trung Quốc và Ấn Độ đang đối đầu, mặc dù không xảy ra xung đột, nhưng khi đối đầu, binh lính Trung Quốc và Ấn Độ cách nhau chưa đến 1 mét, hai bên đều căng biểu ngữ của bên mình.
如果,没有病毒,建议他们距离远点。这么近,咖喱味道有点浓,杀敌作用有限。 pic.twitter.com/Sh1gcSJoED
— 林才竣Michael新號 (@Michael90656953) June 5, 2020
Ngoài ra, theo New York Times đưa tin hôm 31/5, quân nhân Trung Quốc ở khu vực biên giới đã xảy ra đối đầu với quân nhân Ấn Độ, hai bên dùng đá, gậy gộc và chân tay khi xảy ra xung đột, vài quân nhân Ấn Độ bị thương được trực thăng đưa đi điều trị, còn quân đội ĐCSTQ cũng có người bị thương.
Video lan truyền trên mạng còn cho thấy, nhiều quân nhân Ấn Độ ở trên đường ven hồ Pangong Tso (nơi có tranh chấp chủ quyền giữa Ấn Độ và Trung Quốc), đã đập phá xe trinh sát của quân đội trung Quốc, một người nghi là quân nhân Trung Quốc bị đè xuống đất, bị đánh bị đá. Trong lúc đó, có người nói tiếng phổ thông Trung Quốc hét lớn “cứu mạng”. Binh lính nằm trên đất bị chảy máu đầu, và bị quân nhân Ấn Độ đưa đi.
解放军东风战车,在中印边境被砸。
解放军战士被按在地上,印度军人永单膝碾压解放军脖子。
美国的骚乱在中国被刷屏了,但是中国士兵被印度人活捉,军车被印度人砸烂了的新闻却在墙国消声灭迹。。。。战狼吴京,你妈的,你在哪里 ?
你他妈的给老娘出来。。。 pic.twitter.com/VZFFYYkdP2— 郑静观察员,观察政经 (@Sister_Jing) May 31, 2020
Tuy nhiên, tối muộn ngày 31/5, phát ngôn viên quân đội Ấn Độ tuyên bố quân đội đã lưu ý đến đoạn video ngắn được đăng tải và lan truyền trên mạng truyền thông xã hội, nhưng video đó không phải là thật. Họ đồng thời nhấn mạnh, hiện tại khu vực biên giới phía Bắc “không xảy ra xung đột bạo lực nào” và phê bình việc móc nối đoạn video này với tình hình căng thẳng là có động cơ không tốt. Phía quân đội mạnh mẽ lên án hành vi có ý kích động gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia này.
Ngoài ra, có kênh truyền thông Ấn Độ trước đó từng đưa tin, Trung Quốc tăng gấp 3 lần số lượt tuần tra ở khu vực Pangong Tso, tương đương với số lượt tuần tra mà phía Ấn Độ bố trí trong khu vực 45km phía Tây hồ Pangong Tso.
Hãng tin AFP cho hay, ngày 5/5 tại hồ Pangong Tso thuộc khu vực biên giới Ladakh của Trung Quốc và Ấn Độ, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra xung đột, hai bên không sử dụng vũ khí, chỉ ném đá lẫn nhau ở khu vực có độ cao 4.257 km so với mực nước biển, tổng cộng có 250 người tham gia hỗn chiến, hai bên đều có người bị thương.
Ngày 9/5, quân đội hai nước lại xảy ra ẩu đả ở Sikkim – khu vực biên giới phía Bắc Ấn Độ, vụ việc này có 150 người tham gia. Khi đó, một Trung úy Lục quân Ấn Độ ngăn chặn quân đội phía Trung Quốc tiến vào khu vực do Ấn Độ kiểm soát, nhưng lại bị người dẫn đầu là Thiếu tướng phía Trung Quốc khiêu khích, cho nên hai bên đã xảy ra xung đột.
Sau khi xảy ra xung đột, ngày 18 và 20/5, Trung – Ấn đã tổ chức hội nghị quan chức quân đội, nhưng không có tiến triển trong giải quyết xung đột, thỏa thuận bị đổ bể, tuyến kiểm soát của khu vực Ladakh vẫn chưa giải quyết được tranh chấp do hai bên vẫn khăng khăng ý kiến của mình về vấn đề hồ Pangong Tso. Trung Quốc có ý muốn Ấn Độ thu nhỏ lại tuyến kiểm soát và để Trung Quốc tăng thêm phạm vi kiểm soát của mình, nhưng phía Ấn Độ không thể nào chấp nhận điều này.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh trước đó xác nhận rằng, Trung Quốc và Ấn Độ dự kiến sẽ tổ chức hội nghị quan chức cấp cao quân đội và ngày 6/6, để bàn bạc về vấn đề giải quyết tranh chấp biên giới hai nước.
Được biết, hiện tại ĐCSTQ bố trí khoảng 2.500 binh lính tại khu vực hồ Pangong Tso và thung lũng sông Galwan, đồng thời đang dần dần gia tăng cơ sở hạ tầng và vũ khí tạm thời tại đây. Con số này có thể không bao gồm binh lực đang vận chuyển hiện tại. Phía quân đội Ấn Độ triển khai khoảng 3.000 quân tiếp viện và pháo.
Pangong Tso được coi là địa điểm chiến lược quan trọng, phía Ấn Độ cho rằng, khu vực này một khi bị Trung Quốc chiếm lĩnh, thì Ladakh sẽ mất bình phong che chắn.
Đường Tân Tạng còn được gọi là quốc lộ 219, nối liền huyện Kargilik của Tân Cương và Ngari của Tây Tạng.
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa Ấn Độ quân đội Trung Quốc Xung đột biên giới Trung-Ấn Dòng sự kiện