Bác sĩ Trung y Canada: Đọc bài viết của Đại sư Lý để hiểu đích đến của sinh mệnh
- Tiêu Nhiên
- •
“Rốt cuộc con người từ đâu đến, sống trên đời vì mục đích gì? Sau khi nhắm mắt lìa đời, con người sẽ đi đâu về đâu? Tôi vẫn luôn truy hỏi những vấn đề sinh tử này. Bài viết của ông Lý đã giải đáp rất thấu đáo những thắc mắc cơ bản của tôi.” Bác sĩ Trung y cấp cao tại Canada, ông Lưu Tân Sinh, nói với Vision Times rằng sau khi đọc bài viết “Vì sao có nhân loại” của Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công, ông cảm thấy những thắc mắc của mình về sinh tử cuối cùng cũng được giải đáp.
Ông kiến nghị người dân Trung Quốc hãy đọc đi đọc lại nhiều lần bài viết “từng câu đều là thiên cơ” này, để có sự lựa chọn đúng đắn cho tương lai của mình.
Bác sĩ Lưu mở phòng khám tư nhân của mình ở Toronto, đồng thời dạy các khóa châm cứu tại một trường cao đẳng địa phương. “Điểm mấu chốt của toàn bộ bài viết là khuyến thiện, khuyến thiện chính là giúp con người thực sự trở về nơi khởi nguồn của sinh mệnh,” ông nói.
Bác sĩ Lưu hành nghề y 25 năm và đã chứng kiến tất cả những thăng trầm của cuộc sống. “Tôi đã tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân, nghèo có, giàu có. Trên thực tế, nhiều mảnh đời vô cùng khốn khổ, có cả những người giàu có thân đầy bệnh tật. Chẳng hạn có người trước đây rất giỏi kiếm tiền, nhưng khi về già lại mắc chứng bệnh giống như bệnh Parkinson, toàn thân run rẩy, không thể nói hay đi lại bình thường được.
Cũng còn rất nhiều người đang phải vật lộn trong quá trình ly hôn, hoặc chịu những cú sốc tình cảm, vô cùng thống khổ. Một số người chết yểu. Như trong trận đại dịch COVID, cuộc sống đang yên bình và hạnh phúc, hai vợ chồng đều làm ra tiền, nhưng người bạn đời lại đột ngột qua đời.”
Tiến sĩ Lưu cho biết, sau khi đọc bài viết này, ông hiểu rằng sinh mệnh (linh hồn) là bất tử. Bài viết cũng tiết lộ những bí mật về luân hồi chuyển thế, đích đến thực sự của sinh mệnh, v.v.
“(Khi hiểu được rằng) tích nhiều đức thì đích đến của cuộc đời sẽ tốt hơn, và không phải lo lắng về tương lai. Thậm chí, bạn sẽ có cái nhìn thoáng hơn, bình thản hơn về sinh tử. Tôi nghĩ kỳ thực đây là trả lời cho thắc mắc cuối cùng của toàn bộ nhân loại. Dù giàu hay nghèo, thì đích đến thực sự của sinh mệnh mới là quan trọng nhất, đó là trở về thế giới thiên quốc,” ông nói.
Tiến sĩ Lưu nói rằng tất cả những thiên cơ được tiết lộ trong bài viết này cũng là một cách phá bỏ thuyết vô thần và thuyết tiến hóa.
“Ví dụ, những người từ Trung Quốc Đại Lục được giáo dục theo chủ nghĩa vô thần. Họ cảm thấy rằng con người được sinh ra thì là được sinh ra, và chết đi thì là chết đi thôi, dường như không có kiếp trước hay kiếp sau.
Kỳ thực, khi trải nghiệm nhiều hơn, bạn sẽ biết rằng mục đích thực sự của sinh mệnh là phản bổn quy chân. Đặc biệt, khi đề cập đến việc trở về thiên quốc kỳ thực là đã tiết lộ rất nhiều thiên cơ.
Trên thực tế, tất cả các tôn giáo lớn đều đề cập rằng khoảng thời gian hiện tại rất quan trọng. Ví dụ, Cơ đốc giáo nói về ngày tận thế, Phật giáo phương Đông nói về thời mạt Pháp. Vậy điểm mấu chốt của khoảng thời gian này nằm ở đâu?
Nếu lựa chọn đúng đắn, sinh mệnh sẽ thăng hoa và thực sự có thể quay trở về. Nhưng nếu lựa chọn sai, tin theo những lời dối trá, ma quỷ, thì đích đến của sinh mệnh chắc chắn rất bi thảm. Tôi nghĩ rằng tại đây, ông Lý đã nói rõ với nhân loại rốt cuộc bạn nên chọn như thế nào.”
Từ bài viết trên, ông Lưu cũng nhận ra rằng kỳ thực, của cải vật chất không phải là điều quan trọng nhất trong cuộc sống.
“(Hiểu rằng) con người nên tu dưỡng bản thân, đừng quá chạy theo danh lợi, được mất của thế gian. Vì ở Đại Lục được 36 năm, tôi cảm thấy rằng những người dân ở Đại Lục khi ấy, mục đích sống của bạn học và bạn bè xung quanh tôi đều là kiếm được bao nhiêu tiền, mua được bao nhiêu ngôi nhà sang trọng, bao nhiêu xe sang, và tiết kiệm được bao nhiêu tiền. Mọi người đều nói về điều này khi họ gặp nhau.
Kỳ thực, trong vũ trụ này con người rất nhỏ bé. Theo đuổi những thứ này chẳng khác gì bỏ gốc lấy ngọn. Có câu rằng (của cải vật chất) khi sinh không mang đến, khi tử chẳng mang đi.
Những thứ mà nhiều người giàu có đến phút cuối cũng nuối tiếc, như bộn tiền gửi ngân hàng và xe hơi sang trọng, đến cuối đời, cũng đều không còn liên quan, cho nên điều sâu thẳm trong tâm mà nhân loại cần chính là tu luyện và thăng hoa.”
Bài viết “Vì sao có nhân loại” nhấn mạnh đức tin vào Thần, hành thiện tích phúc, tích đức. Bác sĩ Lưu tin rằng những điều này rất quan trọng để quy chính lại xã hội hỗn loạn ngày nay.
“Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nắm quyền, họ thực sự là những người đầu tiên từ bỏ chủ nghĩa hữu thần. Thứ gọi là ‘Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản’ nói rằng không có đấng sáng tạo, và không thể dựa vào các hoàng đế, thần tiên.
Kỳ thực, họ đã phá bỏ những điều căn bản nhất, thuyết con người do Thần tạo ra. Đây là sự đảm bảo thiết yếu nhất cho sự tồn tại của nhân loại. Do vậy, thiện niệm của con người cũng bị phá bỏ. Vì không có sự ước thúc nên con người thích gì làm nấy, vì quyền vì tiền mà bất chấp mọi thủ đoạn.”
“Một điều nữa, là nguồn gốc của nhân loại vốn đều có liên hệ với Thần vẫn luôn được kết thừa (trong lịch sử). Kết quả là, thuyết tiến hóa của họ thực sự gây tranh cãi ở chính phương Tây.
Nhưng ở Trung Quốc Đại Lục, chúng ta thấy rằng họ nhất loạt nhồi nhét những học thuyết này. Vì các tài liệu giảng dạy chính thức của ĐCSTQ hầu như đều được thống nhất. Trên thực tế, cuối cùng điều gì đã được hình thành? Chính là coi mình thành con vật (con người tiến hóa từ loài vượn mà thành).
Theo cách này, đạo đức đã trượt dốc nghiêm trọng. Chúng ta phải chứng kiến nhiều sự hỗn loạn, như trẻ em bị xe cán, hoặc người bệnh ngã trên đường nhưng không ai quan tâm. Xã hội này đã trở nên rất thờ ơ, lạnh nhạt. Để kiếm tiền, họ có thể làm giả không giới hạn, nào là thuốc giả, sữa bột giả, kết hôn giả, dầu từ nước cống.
Một điều khác mà chúng ta thấy gần đây là vụ người phụ nữ bị xích cổ, hay những đứa trẻ mất tích bị mổ cướp nội tạng. Kỳ thực, thủ phạm lớn nhất là chính quyền ĐCSTQ. Vì lợi dụng vỏ bọc của chính phủ, nên họ có quyền làm những điều xấu xa hơn thế.”
“Nhiều người cảm thấy bất lực trong một môi trường tồi tệ như vậy, nhiều người chạy theo xu hướng này và trượt dốc. Nhưng chúng tôi thấy rằng ông Lý đã truyền Đại Pháp này (Pháp Luân Công) ở Trung Quốc Đại Lục, có rất nhiều người hướng thiện và mang tâm kính Thần. Đây là một lực lượng chân chính, và là hy vọng của Đại Lục. Nếu không, sẽ không thể nhìn thấy hy vọng ở Đại Lục, xã hội này và đất nước này sẽ bị diệt vong.”
Ông tin rằng việc giữ gìn các quan niệm truyền thống được đề cập trong bài viết cũng có ý nghĩa to lớn đối với thế giới hiện tại. Nền giáo dục hiện tại ở Trung Quốc Đại Lục đã thất bại, nó không hướng mọi người đến con đường văn hóa chính thống.
“Trong nền văn minh 5.000 năm của Trung Quốc, chúng ta thực sự thấy rằng một trong những nét chủ đạo là Đạo được rất nhiều các bậc thánh nhân truyền thừa. Ví dụ, 2.500 năm trước, Lão Tử đã viết cuốn ‘Đạo Đức Kinh’ với 5.000 chữ.
Kỳ thực, những điều cốt lõi ông giảng rất rõ ràng, chính là con người phải tích đức, phải coi trọng đạo đức, coi nhẹ truy cầu vật chất, mới có thể phản bổn quy chân. Đây là cách hiểu của Đạo gia về sinh mệnh. Kỳ thực cũng là niềm tin vào Thần và sự gìn giữ đạo đức. Chỉ khi đó sinh mệnh mới có một đích đến tốt đẹp.
Đồng thời, không phải ngẫu nhiên mà Phật Thích Ca Mâu Ni truyền bá Phật giáo từ Ấn Độ truyền sang Trung Quốc. Thực tế là đặt định nền móng cho những sinh mệnh này. Văn hóa chính thống chân chính mà con người nói là do những vị Thánh nhân này truyền dạy.
Phật giáo giảng rằng bản thân sinh mệnh sinh ra đã phải chịu khổ. Cuối cùng phải thông qua tu luyện bản thân, niết bàn trở về thế giới thiên quốc. Đây chính là mục đích thực sự của sinh mệnh.
Nhìn vào toàn bộ lịch sử, nhiều người tuân theo văn hóa truyền thống của Phật gia hoặc Đạo gia, cuối cùng đều trở thành những bậc thánh nhân. Những vị thánh này thực sự đại diện cho văn hóa truyền thống, không phải là thứ cặn bã như thời cổ đại chỉ toàn cảnh cung đấu, hoàng đế hôn quân vô đạo mà Đại Lục tuyên truyền.”
Ngay đầu bài viết, Đại sư Lý đã đề cập rằng: “Tôi nhìn thấy nguy hiểm đang từng bước tiếp cận nhân loại.“ Điều này nhắc nhở bác sĩ Lưu về 3 mối nguy hiểm lớn.
Đầu tiên là đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19). Trên thực tế, bài viết đã đưa ra câu trả lời về cách thoát khỏi nguy hiểm, ông đề nghị người dân Trung Quốc hãy mở mang tầm mắt, và đọc đi đọc lại nhiều lần bài “Vì sao có nhân loại“ để lĩnh ngộ được nội hàm thâm sâu của bài viết.
“Cá nhân tôi cho rằng dịch bệnh này sẽ không dễ dàng biến mất. Chúng ta đã thấy chủng COVID này xuất hiện, liệu con người có thể thực sự tiêu diệt được nó hay không? Trên thực tế, nó không thể bị tiêu diệt hoàn toàn.
Những người theo thuyết hữu thần cho rằng chỉ có thể nói dịch bệnh đang tạm thời dừng lại, nghĩa là Thần bảo nó dừng lại, tạm thời cấp cơ hội cho nhân loại, xem nhân loại nắm bắt cơ hội này như thế nào mà thôi. Hãy tích đức hướng thiện, kính Trời tín Thần.”
“Mối nguy hiểm thứ 2 là đạo đức con người suy đồi tất yếu sẽ dẫn đến nguy hiểm cho toàn xã hội. Khi con người bất chấp mọi thủ đoạn theo đuổi lợi ích, mối quan hệ giữa người với người sẽ trở nên căng thẳng. Điều này cũng gây hại cho toàn bộ nền kinh tế.
Một số triều đại hùng mạnh trong lịch sử Trung Quốc, như dưới thời Trinh Quán thái bình thịnh trị (thời vua Đường Lý Thế Dân), vẫn đề cao đạo đức, nó được truyền thừa từ hoàng đế đến các thần dân. Hoàng đế cũng phải tuân thủ đạo đức, thật sự lấy đức trị quốc, thì những người bên dưới cũng sẽ hành thiện, tích đức, như vậy toàn xã hội mới thực sự thịnh vượng, kinh tế mới thực sự phát triển.
Hiện giờ chúng ta thấy ngân hàng Mỹ đang chao đảo tới mức chấn động. Dưới sự cai trị phản nhân loại của ĐCSTQ, nền kinh tế Trung Quốc ngày càng sa sút. Điều đáng lo ngại nhất trong tương lai là có thể xảy ra tình trạng thiếu lương thực.”
“Thêm nữa, khi đạo đức của nhân loại càng ngày càng sa đọa, thiên tai, lũ lụt, hạn hán, động đất, cùng với những thảm họa được dự báo mang tính lịch sử sẽ thường xuyên xảy ra trong thời mạt Pháp này. Chúng đều do đạo đức suy đồi của nhân loại gây nên.
Cho nên, theo hiểu biết của cá nhân tôi, hiểm họa đang xảy ra trên nhiều phương diện. Đây là lý do vì sao Đại sư Lý lại khẩn thiết nói rõ sự thật cho nhân loại. Vì vậy, hãy nhắc nhở những ai đọc bài viết này, phải biết trân trọng, biết ơn và hành thiện.”
Ông cũng thấy rằng nhiều đảng viên ĐCSTQ không thoái khỏi các tổ chức của ĐCSTQ cuối cùng đều đã thiệt mạng trong trận đại dịch này. “Trong tương lai, tôi hy vọng những sự cố đáng tiếc này sẽ không xảy ra với nhiều người hơn nữa.”
Từ khóa Pháp Luân Công Văn hóa truyền thống Trung y Dòng sự kiện văn hóa tu luyện Vì sao có nhân loại Đại sư Lý Hồng Chí