Trong đồ hình Thái cực đen trắng được lưu truyền từ xưa đến nay, màu đen đại biểu cho âm và màu trắng đại biểu cho dương. Đạo được tạo nên từ âm và dương. Đen và trắng khác nhau, âm và dương đối lập, đen trắng, âm dương hòa làm một. Đây là hình thái cơ bản của đồ hình Thái cực của Đạo gia.

Taijitu Lai Zhide
Thái cực đồ, bản vẽ do Lai Trí Đức ghi lại vào năm 1599. (Public Domain)

Trên thực tế, khi truy tìm nguồn gốc của các nền văn minh, các nhà khảo cổ đã rất ngạc nhiên khi khai quật được những đồ dùng có khắc những hình ảnh như Thái Cực của Đạo gia hay chữ Vạn của Phật gia. Các phù hiệu này xuất hiện ở cả các nền văn minh phương Tây như Hy Lạp, La Mã. Điều này cho thấy rằng hai loại phù hiệu này có giá trị phổ quát nhất định, có thể biểu hiện ý nghĩa tương đối nhất quán trong lịch sử các nền văn minh xa xưa. Người phương Đông đều quen thuộc với đồ hình Thái cực của Đạo gia, vậy nó biểu đạt điều gì?

Đạo là gì? Trên thế giới này chúng ta có thể thấy được sự tồn tại của mặt trời và mặt trăng, ngày và đêm, đàn ông và đàn bà, trên và dưới, cao và thấp, lạnh và nóng, chính và tà, thiện và ác, ủng hộ và phản đối. Ngay cả những số phổ biến nhất cũng được chia thành âm và dương. Ví dụ, người xưa coi số chẵn là âm và số lẻ là dương. Nói chung, hết thảy mọi thứ đều có tồn tại âm và dương. Thế giới mà chúng ta đang sinh sống tràn ngập tính chất âm và dương, đây chính là một loại quy tắc.

Thai cuc do 01
(Ảnh minh họa: Igorovsyannykov, Pixabay)

Đen và trắng, âm và dương, là hai thuộc tính đối lập và khác nhau. Vạn sự vạn vật trong vũ trụ có hai thuộc tính âm dương, cũng đều có thể được phân thành hai thuộc tính âm và dương. Đạo gia cho rằng ở cảnh giới cực cao của vũ trụ thì âm và dương là trạng thái tồn tại cơ bản. Đạo gia nói về Đạo, cho rằng đó là quy tắc tràn ngập khắp vũ trụ này. Nhưng làm thế nào để hình tượng hóa quy tắc ấy? Điều này quả thật rất khó. Chính vì vậy để hình tượng hóa Đạo, Đạo gia dùng Thái cực đồ hình âm dương đối lập, âm dương hòa hợp, cho thấy một loại tính chất phổ quát có thể thông qua đó mà biểu đạt Đạo.

Về danh từ “thái cực”, “thái” có nghĩa là phi thường, không thông thường; và “cực” có nghĩa là chỉ cực hạn, cao nhất, tương đồng với “thái”. Khi hai từ này kết hợp với nhau thì “thái cực” có nghĩa là cực cao, tức là trình độ và cảnh giới cực cao của vũ trụ. Ý nghĩa của đồ hình Thái cực đen trắng và âm dương là: Ở cảnh giới cực cao của vũ trụ, vạn sự vạn vật đều thể hiện và phân loại ra hai thuộc tính âm dương, do đó Thái Cực đồ thể hiện một loại quy tắc không đâu không có, và đây chính là một thể hiện của “Đạo”.

Theo Vision Times tiếng Trung
Tác giả: Sơ Tân
An Hòa biên tập

Xem thêm:

Mời xem video: