Người xưa tin rằng hiện tượng thiên văn đối ứng với những thay đổi nơi nhân thế. Triều đình xưa có những chức quan đặc biệt như “Khâm Thiên Giám” để báo cáo về những biến hoá của thiên tượng, cung cấp thông tin để các Hoàng đế tham khảo. Một số Hoàng đế thậm chí còn tự mình nghiên cứu học thuyết thiên tượng, Minh Thành Tổ là một trong số đó.

Một số vị Hoàng đế tôn sùng đạo Phật trong lịch sử
(Tranh minh họa: Public Domain)

Dưới thời Minh Thành Tổ có một vị đại tướng quân tên là Chu Năng, tự là Sỹ Hoằng, từng lập được nhiều chiến công dưới thời Minh Thành Tổ. Chu Năng từng chiếm được Cửu môn Bắc Bình trong chiến dịch Tĩnh Nan, lại từng trong lúc nguy cấp không màng sinh tử bảo hộ Minh Thành Tổ. Vì Chu Năng có nhiều công lao nên được phong tới chức Tả quân Đô đốc phủ tả Đô đốc, phong tước Thành Quốc công, gia phong Thái tử Thái phó.

Năm Vĩnh Lạc thứ tư, Chu Năng đảm nhận chức Chinh Di Tướng quân đi chinh phạt quân địch ở phía nam.

Khi đại quân tiến về Quảng Tây, Minh Thành Tổ từng nói với các quan đại thần của mình, rằng:

“Ta quan sát thiên tượng vào ban đêm, Thống soái của ta hành quân về Tây sẽ gặp chuyện buồn, có lẽ nào là ứng trên thân Chu Năng? Tài năng của Chu Năng đủ sức chiến thắng quân địch, nhưng ta lại lo lắng ông ấy không thích nghi được với khí hậu miền nam”.

Mười mấy ngày sau đó, tin tức về cái chết của Chu Năng được truyền về. Chuyện là khi ông dẫn quân đến Long Châu ở phía tây nam Quảng Tây, quả nhiên mắc bệnh qua đời đúng như Minh Thành Tổ đã quan sát theo biến hoá của thiên tượng.

Minh Thành Tổ hết sức đau buồn, đã cho bãi triều năm ngày, ban cho Chu Năng được an táng ở Xương Bình, truy phong tước Đông Bình vương, ban thụy hiệu là Võ Liệt.

Thời xưa, căn cứ theo chính sử ghi chép lại, trong rất nhiều triều đại khi phát sinh biến cố lịch sử thì đều có thiên tượng đối ứng. Do đó người xưa tin rằng quan sát thiên sẽ mà biết được biến hóa tương lai gần, gọi là Tinh tượng học hay Chiêm tinh học.

Các nền văn minh sớm nhất được ghi chép lại trong lịch sử nhân loại như văn minh Babylon, Hy Lạp, Ấn Độ, Ai Cập, Nubi, Iran, Trung Hoa và Maya đều có nhắc tới các phương pháp quan sát bầu trời đêm. Việc quan sát này gọi là Thiên văn học, và bao hàm nhiều phương pháp phong phú như thuật đo sao, thiên văn hàng hải, thiên văn quan sát, làm lịch…

Cũng theo sử sách ghi chép lại, việc suy đoán số mệnh dựa trên độ sáng, vị trí của sao chiếu mệnh, cùng các hiện tượng xảy ra trên bầu trời (trong vũ trụ) đã ra đời và có lịch sử hàng nghìn năm. Chiêm tinh học phương Tây hay Tinh tượng học phương Đông đều có sự tương đồng, và xuất hiện cùng thời điểm với các khoa học tiền sử như Thái Cực, Hà Đồ, Lạc Thư, Chu Dịch, Bát Quái.

Những người có học vấn thời cổ đại đều nghiên cứu về Chu dịch, Tinh tượng học… nên rất hiểu biết về đoán mệnh. Có nhiều học giả rất tinh thông về việc quan sát Thiên tượng như Trương Hành, Thẩm Quát, Quách Thủ Kính. Cũng có không ít học giả viết sách trình bày và phân tích về quan sát Thiên tượng, nổi tiếng là nhà sử học thời Tây Hán, Tư Mã Thiên với cuốn “Thiên quan thư”. Ngoài ra, cũng có rất nhiều nhà quân sự nổi tiếng thông qua quan sát Thiên tượng mà đoán trước được sự thay đổi trong thiên hạ như Trương Lương thời nhà Hán, Gia Cát Lượng thời Tam Quốc và Lưu Cơ thời nhà Minh…

Cổ nhân thực sự có thể quan sát thiên tượng mà biết trước được biến cố ở nhân gian. Đây vừa là trí tuệ, vừa thể hiện sự kính ngưỡng Trời, Đất, Thần linh, bởi vì “Thiên nhân hợp nhất”, thế giới con người cũng là một phần của đại thiên thế giới.

Dựa theo “Minh Thành Tổ quan sát thiên tượng, tiên đoán tướng quân Chu Năng gặp nạn”
Đăng trên ChanhKien.org
Tác giả: Đức Huệ

Xem thêm:

Mời xem video: