Thời cổ đại việc xem tướng đoán mệnh là rất phổ biến. Bên cạnh việc xem tướng, người xem tướng cũng thường khuyên bảo người ta tích đức, tránh tạo nghiệp. Và trong khi có các cách nói như “nhĩ phúc” (phúc ở tai), “nhãn phúc” (phúc ở mắt), ‘khẩu phúc” (phúc ở miệng) thì không có cách nói tích đức ở tai, tích đức ở mắt, mà chỉ có cách nói tích đức ở miệng – “khẩu đức”.

Đoán mệnh Ăn một vạn con cừu, Chữ Tín là sinh mệnh thứ hai của con người
(Tranh minh họa: Họa sĩ Cừu Anh đời Minh, Public Domain)

Trần Hi Di, ông tổ của Tử vi đẩu số, đã viết trong cuốn “Tâm tướng thiên” nhiều lời bình về việc tu khẩu, quan sát khẩu đức của một người:

Nói năng bất cẩn, tùy tiện, nói những lời nguy hiểm thì sẽ làm giảm thọ mệnh.

Người mà lúc bình thường, mở miệng là có thể nói mình sẵn sàng hy sinh thì lúc nguy nan ập đến nhất định sẽ trốn tránh trách nhiệm. Người mà lúc bình thường, hễ gặp người khác liền nói là gặp được tri kỷ thì lúc hoạn nạn sẽ như người dưng.

Người ngu xuẩn thô lỗ thì nói chuyện chua ngoa, như thế vừa khiến bản thân nghèo khó vừa làm tổn hại thọ mệnh của mình. Người thông minh lại chất phác mộc mạc và không hay tùy tiện nói nhiều, có thể hưởng được an vui hạnh phúc, người như thế được cả danh lợi, phúc thọ.

Trong cuốn “Mệnh tướng chân đế” có kể rằng Tôn Vĩnh là người Giang Tây, rất giỏi về xem phong thủy và thông hiểu dịch số. Đương thời, Ngự sử Điền Công đang nghỉ ngơi ở quê hương. Bên cạnh nhà của Điền Công có một căn nhà khác thường xuyên bị hồ ly quấy phá, vì thế nên đã lâu không có ai dám ở. Ngự sử đã từng đích thân làm lễ cầu giải trừ họa mà không hiệu quả.

Một ngày nọ, ông mời Tôn Vĩnh đến xem quẻ. Trời đã tối, Ngự Sử để cho Tôn Vĩnh ở tại ngôi nhà bên cạnh đó, hơn nữa còn bảo người nhà đêm khuya âm thầm quan sát. Ngự Sử ngày hôm sau lại lệnh cho Tôn Vĩnh rời sang nhà bên này, gia quyến vào trong nhà đó ở. Cả hai ngày mọi người đều không còn bị hồ ly quấy phá nữa.

Ngự Sử khấu đầu hỏi nguyên nhân, Tôn Vĩnh suy nghĩ một lát rồi nói:

“Tôi thấy tướng mạo nghèo khổ của người nhà đó, liền khuyên anh ta hãy thông hiểu thiên ý, làm việc tích thiện, người chế ngự được cái ác thì sẽ có số mệnh tốt, khuyên anh ta đừng tham lam lợi ích vật chất để tạo phúc. Kỳ thực ba mươi năm nay, rất nhiều người nghe lời khuyên của tôi, xoay chuyển tai họa thành phúc phận. Chẳng lẽ là vì nguyên nhân này?“

Ngự Sử hiểu ra, nói:

“Tiên sinh khéo léo khuyên người, có thể thông hiểu người khác, hóa ra việc quấy nhiễu chấm dứt là vì kính trọng đức hạnh của tiên sinh chứ không phải là kính trọng tước vị của ta. Ta rất hổ thẹn!”.

Câu chuyện này cho thấy rằng khẩu đức có thể xua đuổi được tà ma, làm cho hoàn cảnh sống trở nên an lành tốt đẹp.

Trong Phật giáo giảng con người “mở miệng là tạo nghiệp” cho nên có nói đến “tu khẩu”, ngậm miệng không nói. Tạo khẩu nghiệp là một trong ba loại nghiệp “thân, khẩu, ý”. Khẩu nghiệp khác nhau sẽ sinh ra quả báo khác nhau. Trong Phật giáo chia khẩu nghiệp ra làm nhiều loại, chủ yếu là bao gồm ác khẩu, vọng ngữ, ỷ ngữ, lưỡng thiệt.

Ác khẩu chính là những lời chửi rủa, chửi bới lung tung, những lời khiến người khác đau khổ. Vọng ngữ là những lời nói dối vô căn cứ, làm đảo lộn đúng sai khiến người khác không phân biệt được. Ỷ ngữ là những lời nói thêu dệt, lời khen ngợi không thật. Lưỡng thiệt chính là đàm lộng thị phi, gieo rắc bất hòa, châm ngòi ly gián. 

Ngoài ra khẩu nghiệp nghiêm trọng nhất là phỉ báng Phật, phỉ báng Pháp, phỉ báng hiền nhân thánh nhân. Những người không thành tâm sám hối thì sẽ tự chặt đứt thiện căn của mình.

Theo Vision Times tiếng Trung
Tác giả: Lí Hiểu Kính
An Hòa biên tập

Xem thêm:

Mời xem video: