Kỳ thi hai trong một
- Nguyễn Quốc Vương
- •
Đề ra cho học sinh thi tốt nghiệp rồi lấy luôn điểm đó xét vào đại học.
Chấm bằng trắc nghiệm.
Tính toán ra đề sao cho phân hóa học sinh và đảm bảo ít học sinh bị liệt nhất có thể.
Thế thì điểm cao là đương nhiên có gì lạ đâu.
Nhưng khi điểm cao và thi trắc nghiệm thì rủi ro với các thí sinh là rất lớn. Học tốt, có tốt chất nhưng sơ sẩy khi thi thì cũng trượt.
Nhưng cũng chẳng sao!
Chuyện học hành khó nói lắm. Thất bại có khi lại là điều may.
Ngựa ăn nhau ở đường trường.
Đừng quá dốt là được. Từ khoảng trung bình khá trở lên với giỏi khi đi học phổ thông không có gì đáng ngại lắm.
Nếu có ý chí, tài năng thì có rất nhiều cơ hội, không gian… để học và theo đuổi mơ ước.
Trừ một số nghề nhất định phải học trường nào đó mới có thể làm nghề (ví dụ y chẳng hạn), các nghề khác như viết lách, kinh doanh… có thể học ở nhiều nơi, nhiều nguồn, nhiều giai đoạn không nhất thiết phải… một lèo ăn ngay.
Riêng đối với nghề sư phạm, chuyện thi phát đỗ ngay rồi học ra làm giáo viên vừa hay vừa dở. Hay vì tiết kiệm thời gian, vẻ vang, hoành tráng, thuận lợi. Nhưng cũng là cái dở vì thiếu trải nghiệm xã hội.
Trong nghề làm thầy trải nghiệm xã hội rất quý. Người thầy không có trải nghiệm xã hội mà dạy dỗ, hướng dẫn học sinh về cuộc đời, về lẽ sống… là nói phét hoặc đạo đức giả.
Nghề làm thầy là nghề mệt tim nhọc óc, băn khoăn, day dứt cả đời người làm gì có chuyện nhàn. Nếu thấy nghề giáo viên nhàn tức là giả vờ làm giáo viên mà thôi.
Cả cuộc đời mà chỉ làm anh học trò rồi làm thầy là một cái dở.
Trường học Việt Nam nhất là trường phổ thông cần nhiều người thầy có trải nghiệm xã hội phong phú ở bên ngoài, tích lũy được kinh nghiệm, bản lĩnh, tri thức học thuật sâu rộng… sau đó say mê giáo dục rồi quay lại làm thầy.
Nguyễn Quốc Vương
Theo Facebook Tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương
Xem thêm cùng tác giả, dịch giả:
Từ khóa Nguyễn Quốc Vương