“Theo một cách của riêng mình, nó là một làn gió mới mẻ cũng giống như các tác phẩm của Donatello và Masaccio[1] tại Ý. Một góc nhỏ của cuộc sống hiện thực chợt xuất hiện trên tranh như một phép lạ… Lần đầu tiên trong lịch sử, người họa sĩ đã trở thành người kiến chứng hoàn hảo nhất, chân thật nhất” Đó là lời khen dành tặng cho bức “Arnolfini Portrait” (Tạm dịch: Hôn lễ của Arnolfini) của Ernst Gombrich, tác giả “The Story of Art” (Tạm dịch: Câu chuyện của nghệ thuật), cuốn sách về nghệ thuật nổi tiếng nhất mọi thời đại, với hơn 7 triệu lượt mua kể từ năm 1950.

Cùng với bức họa dành cho nhà thờ Ghent, Hôn lễ của Arnolfini của Jan Van Eyck có thể nói là bức tranh sơn dầu tuyệt mỹ đầu tiên trong lịch sử hội họa, một tác phẩm phức tạp, tinh tế và tràn đầy ngôn ngữ biểu tượng.

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng - Kỳ XIII: Ngôn ngữ biểu tượng trong kiệt tác “Hôn lễ của Arnolfini”
Bức “The Arnolfini Portrait”, 1434, Họa sĩ: Jan van Eyck, Public Domain

Mặc dù Jan Van Eyck không phải là người phát minh ra tranh sơn dầu, nhưng ông lại là người đầu tiên thành công trong việc tìm ra phương pháp điều chế và vận dụng thuốc màu tốt nhất. Thời bấy giờ, phát minh ra tranh sơn dầu mới chỉ có lịch sử khoảng 100 năm, và đại đa số họa sĩ vẫn sử dụng cách vẽ màu keo. Tranh sơn dầu không giống màu keo vốn khô rất nhanh, nên họa sĩ có đủ thời gian để xử lý ánh sáng, từ đó đạt được vẻ tự nhiên và đều đặn. Ngoài ra, màu sắc cũng có thể được đắp vào từng tầng từng tầng, từ đó sản sinh hiệu quả phong phú và tinh tế. Năm 1434, Jan Van Eyck đã hoàn thành tác phẩm Hôn lễ của Arnolfini, một trong những tranh sơn dầu thành công sớm nhất.

Hôn lễ của Arnolfini miêu tả cảnh kết hôn giữa Giovanni Arnolfini, một người làm trong ngân hàng ở Tuscany, Ý và vợ của ông, Giovanna Cenami. Thời bấy giờ, hôn lễ không nhất định là phải cử hành tại nhà thờ, mà rất nhiều người chọn tổ chức tại nhà và mời người thân đến dự. Jan Van Eyck rất có thể cũng đã nhận lời mời và vẽ chân dung cho đôi vợ chồng.

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng - Kỳ XIII: Ngôn ngữ biểu tượng trong kiệt tác “Hôn lễ của Arnolfini”

Kết cấu bức họa là theo cách đối xứng cân bằng, dùng phương pháp thấu thị thuần thục và chuẩn xác để gần như làm biến mất tấm gương lồi hình tròn ẩn đằng sau bối cảnh. Bên trong tấm gương, ngoại trừ bối cảnh hai nhân vật chính là cô dâu, chú rể ra thì còn có thể nhìn thấy những sự vật mà không thể thấy được trên bức họa, đặc biệt là hai người làm chứng hôn lễ trong phòng phân biệt mặc y phục màu lam và màu cam. Phía trên tấm gương, Jan Van Eyck đã tự tay ký tên “Johannes de eyck fuit hic 1434” (Tạm dịch: Jan Van Eyck đã ở đây 1434) một cách nghiêm túc. Điều này khiến bức họa không chỉ là một bức họa, mà còn là sự kiến chứng cho buổi hôn lễ.

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng - Kỳ XIII: Ngôn ngữ biểu tượng trong kiệt tác “Hôn lễ của Arnolfini”

Cách bày biện và trang trí trong bức họa thể hiện sự giàu có của gia đình cô dâu chú rể, ví dụ chiếc đèn chùm hoa lệ, tấm gương lồi tinh xảo trên tường, chuỗi hạt, tấm thảm Ba Tư trên sàn và tấm kính khảm pha lê trên khung cửa sổ. Bàn tay phải của cô dâu đặt trong bàn tay trái của Arnolfini, còn tay phải của chú rể thì giơ lên ngay ngắn. Đây là một biểu trưng trang nghiêm của sự kết hợp giữa đôi nam nữ.

Nói đến “Hôn lễ của Arnolfini”, người ta không thể không nhắc đến ngôn ngữ biểu tượng trong tranh. “Ngôn ngữ biểu tượng” chính là những hình ảnh mang tính gợi nhắc, ám chỉ đến những ý nghĩa khác nhau mà người họa sĩ muốn biểu đạt. Ví dụ như:

  • Cây nến trên chiếc đèn chùm đại biểu cho Chúa trời đang có mặt để chứng kiến hỗn lễ, để chỉ lời hẹn ước thiêng liêng của họ trước Chúa trời, sẽ ở bên nhau bất chấp mọi khó khăn.

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng - Kỳ XIII: Ngôn ngữ biểu tượng trong kiệt tác “Hôn lễ của Arnolfini”

  • Tấm gương đại biểu sự thuần khiết, cũng khiến người ta liên tưởng tới con mắt của Chúa trời đang chứng kiến hôn lễ thiêng liêng.

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng - Kỳ XIII: Ngôn ngữ biểu tượng trong kiệt tác “Hôn lễ của Arnolfini”

  • Chiếc váy của cô dâu có ý tụ lại trước bụng, khiến người ta liên tưởng đến việc cô dâu có bầu, cũng là lời chúc phúc cho đôi lứa.

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng - Kỳ XIII: Ngôn ngữ biểu tượng trong kiệt tác “Hôn lễ của Arnolfini”

  • Màu xanh lá của váy cô dâu đại biểu cho hy vọng, có lẽ là hy vọng sớm được trở thành mẹ. Chiếc mũ trắng biểu thị cho sự trinh trắng.

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng - Kỳ XIII: Ngôn ngữ biểu tượng trong kiệt tác “Hôn lễ của Arnolfini”

  • Những trái anh đào bên ngoài cửa sổ tượng trưng cho tình yêu.

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng - Kỳ XIII: Ngôn ngữ biểu tượng trong kiệt tác “Hôn lễ của Arnolfini”

  • Quả cam bên bệ cửa sổ đại diện cho sự trong sạch và thuần khiết trong khu vườn Eden, trước thời Adam và Eva sa ngã. Nó mang hàm nghĩa cảnh tỉnh đôi nam nữ không được phóng túng sa ngã trong dục vọng.

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng - Kỳ XIII: Ngôn ngữ biểu tượng trong kiệt tác “Hôn lễ của Arnolfini”

  • Chuỗi hạt bên cạnh chiếc gương là chuỗi hạt được dùng trong khi cầu nguyện, ám chỉ tín ngưỡng của gia chủ vào Chúa trời.

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng - Kỳ XIII: Ngôn ngữ biểu tượng trong kiệt tác “Hôn lễ của Arnolfini”

  • Bức tượng gỗ ở đầu giường là Thánh Margaret, vị Thánh bảo hộ phụ nữ, với ý nghĩa bảo đảm sinh đẻ bình an.

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng - Kỳ XIII: Ngôn ngữ biểu tượng trong kiệt tác “Hôn lễ của Arnolfini”

  • Cây chổi treo phía dưới ám chỉ công việc gia đình, cũng ám chỉ việc xua đuổi những điều không tốt.

Screenshot 10

  • Chú chó nhỏ đại biểu sự trung thành.

Screenshot 11

  • Đôi dép trên sàn nhà và dưới ghế trong tranh đại biểu cho “có đôi có cặp”, đồng thời ám chỉ đôi nam nữ vẫn chưa xỏ dép, bàn chân vẫn đặt nơi đất thánh, vẫn còn trong trắng.

Screenshot 12Screenshot 13

Vậy là mặc dù không hề vẽ về đề tài tín ngưỡng, nhưng thông qua ngôn ngữ biểu tượng, Jan Van Eyck lại cho chúng ta thấy được sự thiêng liêng của hôn nhân trong văn hóa phương Tây. Đó là một lời thề bên nhau mãi mãi bất chấp mọi khó khăn của cuộc sống, một lời cam kết trước sự chứng giám của Chúa trời. Tình yêu, sự bao dung, và trên hết là lời hẹn ước thiêng liêng, đó chính là ý nghĩa đích thực của hôn nhân vậy.

Thành công trong kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu của Jan Van Eyck đồng thời biểu hiện tại biến hóa về ánh sáng. Phản chiếu ánh sáng trên thân kim loại của chiếc đèn chùm, ảnh phản chiếu ngược trên mặt tấm gương tròn, sự lấp ánh của chuỗi hạt treo trên tường, ánh sáng bên ngoài ô cửa sổ đều đạt hiệu quả tả thực khiến người ta kinh ngạc. Biến hóa ánh sáng và sắc thái phong phú dung hợp một cách tự nhiên. Các chi tiết đan xen phức tạp trong bức họa đều thống nhất tạo nên bầu không khí tường hòa tĩnh mịch. Tất cả những ưu điểm này đã khiến bức họa trở thành một kiệt tác đầy dư vị.

Quang Minh

Chú thích: [1] Donatello và Masaccio là hai nghệ sĩ nổi trội đi đầu trong thời kỳ Phục Hưng tại Ý.

Xem thêm:

Mời xem video: