Trí tuệ cổ nhân: Tu dưỡng lời nói thiện
- An Hòa
- •
Cổ ngữ nói: “Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng”. Nói lời thiện khích lệ người khác thì có thể tích đức cho chính mình. Nói lời ác đả thương người thì không chỉ đem đến cho bản thân ác quả, mà còn khiến người khác nổi ác tâm. Bất luận một người nói gì thì đều sẽ phải chịu trách nhiệm với lời ấy.
Tôn Tử từng nói rằng: “Dùng lời tặng người thì quý như châu ngọc, dùng lời đả thương người thì sắc như thanh kiếm”. Đối với những người tu hành xưa mà nói, tu khẩu là vô cùng quan trọng. Thời cổ đại yêu cầu người tu hành phải làm được không nói lời dối trá, không nói lời ác độc, không nói lời xằng bậy. Bởi vì họ cho rằng lời một khi nói ra là có tích đức và tạo nghiệp.
Người xưa có câu: “Tĩnh tọa thường tư kỷ quá, nhàn đàm mạc luận nhân phi”, khi ngồi yên thì nghĩ về mình, khi nói thì không bàn lỗi người khác. Do đó người có đạo đức cao thượng thời xưa đều lấy tu dưỡng lời nói làm nền tảng căn bản để làm người, để đối nhân xử thế. Trong cuộc sống, một số người xấu dùng lời nói bịa đặt để hãm hại người khác và cho đó là kế sách hay, nhưng qua một giai đoạn thời gian sẽ có ác báo lớn hơn đến với họ.
Ngôn ngữ là chiếc cầu nối câu thông giữa người với người trong xã hội, cũng là thứ thể hiện ra thế giới nội tâm bên trong của một người. Cho nên, muốn nói ra được những lời thiện ý, lời minh mẫn, thú vị và vui vẻ, khiến người nghe dễ dàng tiếp nhận được, thì trong tâm phải có thiện ý, trong tâm phải có sự quan tâm hòa ái. Đặc biệt là với những người tu hành thì trong tâm lại cần phải từ bi, vị tha, không có sự ích kỷ, như vậy thì mới có thể tạo phúc cho mọi người, kết được nhiều thiện duyên.
Miệng lưỡi của con người là khó khống chế nhất, nên khi khống chế tốt thì vừa có thể tu hành vừa có thể tích đức. Nhưng miệng lưỡi của con người lại lợi hại như một thanh kiếm sắc bén, nên dễ dàng làm điều ác nhất. Trong cuộc sống đời thường, chúng ta không khó để gặp những người biết ăn nói nhưng đáng tiếc lại dùng không đúng chỗ. Cũng có những người thường xuyên nói lời chua ngoa, một khi nói là không chừa cho người khác đường lùi. Chỉ cần người khác đắc tội với họ cho dù là vô ý thì họ cũng tận sức dùng lời nói để công kích lại.
Có một câu chuyện cổ Phật gia kể rằng: Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, ngài từng dẫn dắt các đồ đệ đến nước Già Sư Na để truyền đạo. Đại đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni là Mục Kiền Liên đi vào trong thành để tìm người hữu duyên. Khi Mục Kiền Liên nhìn thấy hành vi của những người dân nơi đây, ông đã dùng đạo lý nhân quả để nói với họ rằng hành vi ngu ngốc của họ nhất định sẽ phải chịu báo ứng khổ cực. Dân chúng nghe lời của Mục Kiền Liên, ai nấy đều không chịu tiếp nhận, thậm chí còn nổi giận đùng đùng đuổi ông ra khỏi thành. Mục Kiền Liên không những không truyền được đạo mà còn khiến dân chúng oán trách.
Về sau, Phật Thích Ca Mâu Ni lại phái Văn Thù Sư đến nước Già Sư Na. Sau khi Văn Thù Sư đến nước này, ông không lập tức giảng đạo mà trước tiên khen ngợi những điểm tốt đẹp trong đức tính của dân chúng, rồi nhân đó mà khuyến Thiện. Những lời nói ấm áp của ông khiến dân chúng hân hoan phấn khởi và dễ dàng tiếp nhận. Cuối cùng, dân chúng cầm trong tay hoa thơm, lương thực, thành tâm thành ý cung dưỡng. Văn Thù Sư đã dẫn những người dân đến trước Phật Thích Ca Mâu Ni, nghe Đức Phật giảng Pháp.
Người có tâm lượng rộng lớn mới có thể thể hiện ra phong phạm khoan dung, người có tâm địa vô tư thì mới tỏa ra hào quang của sự chân thành và lương thiện. Trạng thái vĩnh hằng của bậc Giác Giả chính là từ bi. Những người tu hành xưa đều là dùng Thiện để quảng kết thiện duyên, khiến người có duyên được cứu giúp.
Trong một xã hội, nếu mỗi người đều mang trong mình tấm lòng nhân từ, thương xót người khác, dùng lời thiện ý nói với người khác, thì có thể khiến xã hội duy trì một trạng thái tường hòa và tốt đẹp.
Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập
Xem thêm:
Mời xem video: Trí tuệ cổ nhân: Có 4 điều cần kính sợ trong đời
Từ khóa lương thiện tu hành Nhân từ từ bi tu khẩu