Vì sao Tử Cấm Thành chưa bao giờ ngập úng?
- Thiên Cầm
- •
Người Trung Quốc vốn tự hào về tòa Tử Cấm Thành nguy nga đồ sộ, tọa lạc ở trung tâm thành phố Bắc Kinh. Quần thể kiến trúc có diện tích lớn hơn cả Vatican này đã thu hút hàng triệu lượt du khách đến tham quan mỗi năm, và được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Tuy nhiên niềm tự hào Trung Hoa đó lại có đóng ghóp không nhỏ của một kiến trúc sư người Việt là Nguyễn An. Cho đến nay, rất nhiều vấn đề thiết kế kiến trúc trong công trình này vẫn khiến chúng ta bất ngờ về tài năng của người xưa, đơn cử như vấn đề vì sao không bao giờ thấy Tử Cấm Thành ngập úng.
- Tiếp theo bài: Vị hiền nhân người Việt góp phần xây dựng nên Tử Cấm Thành
Phía Bắc Bắc Kinh áp núi Yến Sơn, phía Đông đối diện với Bột Hải, địa hình phía Bắc cao phía Nam thấp, cho nên dòng nước thường chảy theo hướng Đông Nam. Từ Nguyên Đại Đô cho đến thành Bắc Kinh thời nhà Thanh, nguồn cấp nước trong các thành quách, cung điện đều tới từ dòng sông Lương. Hàng năm vào mùa mưa, chống lũ là một vấn đề lớn. Theo sử sách ghi lại, thành Bắc Kinh đã nhiều lần ngập lũ. Vào giữa năm 276 thời Minh, Bắc Kinh ngập lũ 29 lần. Vào giữa năm 268 thời nhà Thanh, Bắc Kinh gặp lũ rất lớn 5 lần, úng lụt nghiêm trọng 30 lần. Những trận lũ lụt này khiến rất nhiều phòng ốc bị huỷ, con người bị thương vong nghiêm trọng. Thậm chí tường thành Bắc Kinh cũng bị sập một lần vì nước mưa xói mòn.
Tuy nhiên Tử Cấm Thành nằm tại trung tâm Bắc Kinh, là quần thể kiến trúc cung điện hoàng gia có quy mô lớn nhất thời Minh Thanh, đứng trước lũ lụt lớn như vậy, nhưng trước sau vẫn bình yên vô sự.
- Mời quý vị xem video: Vì sao Tử Cấm Thành chưa bao giờ ngập úng suốt 600 năm?
Hệ thống thoát nước tương đối hoàn chỉnh
Trước khi hoàn thành Tử Cấm Thành, công tác chống lũ phải đối mặt với hai thử thách: Một là nước sông Cao Lương gây ngập úng lớn, hơn nữa núi Tây Sơn lại lở đất trầm trọng. Nhằm giải quyết hai vấn đề này, những kỹ sư đã quy hoạch dốc nghiêng tự nhiên theo địa hình, và cho xây một hệ thống thoát nước tương đối hoàn chỉnh bên ngoài cung.
Công trình thoát nước này được chia thành những con mương nổi và những con mương chìm. Chí ít có 3 phòng tuyến được xây dựng bên ngoài Tử Cấm Thành: Phòng tuyến số 1 là sông Hộ Thành và sông Đại Minh Hào, hồ Thái Bình. Phòng tuyến số 2 là ao Thái Dịch Tây Uyển và Hậu Hải. Phòng tuyến thứ 3 là sông Kim Thuỷ và sông Đồng Tử của Tử Cấm Thành (sông Hộ Thành).
Những dòng sông này bình thường sẽ cung cấp nhu cầu dùng nước trong thành. Nhưng hễ có hiện tượng úng ngập, thì chúng lại được dùng để thoát nước chống lũ, nhằm đảm bảo không để một lượng nước mưa lớn và nước lũ có thể chảy vào Tử Cấm Thành.
Từng hòn ngói viên gạch đều được bố trí hệ thống xả lũ
Ba điện trước Tử Cấm Thành là điện Thái Hoà, điện Trung Hoà và điện Bảo Hoà, dưới mỗi hàng lan can bằng đá cẩm thạch vây xung quanh đều có một lỗ thoát nước mưa. Mỗi chiếc cột đều gắn một đầu rồng bằng đá được điêu khắc tinh xảo, gọi là Ly Thủ (Tức đầu con Ly, gần giống con Rồng). Những lỗ tròn được tạc khắc thông bên trong là đường ống hỗ trợ thoát nước.
Mái của Tử Cấm Thành được tạo hình theo hình dáng của loài cá. Mái nhà như sống lưng của con cá, những viên ngói như chiếc vảy cá. Mái của Tử Cấm Thành thường tạo hình hơi dốc, hơn nữa mái khá dốc, phía dưới độ dốc nhỏ, có lợi cho việc nhanh chóng thoát nước mưa từ trên mái nhà, đồng thời có thể nhanh chóng thoát nước ra những vị trí xa khỏi Tử Cấm Thành.
Điều thú vị hơn là, hành lang giữa các cung điện đều dùng rất nhiều những vật hình như lỗ tiền xu bằng đá vuông. Hình dáng của nó mô phỏng tiền đồng thời Minh Thanh, tức là 5 lỗ trống điêu khắc theo hình dạng trong vuông, ngoài tròn, có thể dẫn nước, mọi người gọi là “Mắt tiền”. Những “Mắt tiền” này sẽ dẫn nước mưa từ trên mặt đất chảy xuống lỗ của rãnh ngầm.
Huyết mạch thoát nước chống ngập úng của Tử Cấm Thành
Hình thức thoát nước trên mặt đất của Tử Cấm Thành như sau: Nước mưa chảy từ phía Bắc sang phía Nam, từ giữa sang hai bên, hoặc xả vào mương nổi, hoặc trực tiếp xả vào sông Kim Thuỷ.
Có thể thấy rằng mương nổi và mương chìm là hệ thống huyết mạch thoát nước của Tử Cấm Thành. Một phần nước mưa chảy trên những công trình kiến trúc, men theo mái ngói lưu ly chảy xuống mặt đất, thuận theo mương nổi chảy tới miệng của mương chìm. Một phần nước mưa lại trực tiếp hình thành con đường trên mặt đất, chảy vào hành lang của cung điện theo độ dốc của mặt đất và rãnh ngầm xung quang móng.
Mỗi một đài điện của Tử Cấm Thành đều có một con đường ngự lộ (dành riêng cho vua) theo phía Nam Bắc. Những hành lang giữa lục viện phía Đông Tây đều có đường thông đạo theo hướng Nam Bắc. Như vậy, ngự lộ và thông đạo sẽ chia các khu vực hành lang thành hai khu thoát nước. Ở giữa thoát sang hai bên, sân sau thoát nước về phía sân trước, dòng nước trực tiếp hoặc thông qua mương thoát nước chảy về sân trước.
Giữa cổng Càn Thanh và điện Càn Thanh có một ngự đạo, dưới ngự đạo mới có những lỗ hổ. Ngự đạo hình con đê và lỗ hổ này đều có tác dụng chống ngập. Con đường dài Đông Tây và hai bên của cung Càn Thanh và cung Khôn Ninh đều có mương ngầm ngang dọc hai bên đường, tiếp nhận nước thoát ra từ hành lang các cung điện, sau đó tập trung về mương Đông Tây.
Sau khi nước mưa xả ra mương ngầm, sẽ được các mương nhánh tập trung tới những mương cạn, những mương cạn này xả thẳng ra sông Kim Thuỷ.
Sông Nội Kim Thuỷ
Nội Kim Thuỷ là dòng sông bên trong Tử Cấm Thành, là mạch chính trong hệ thống thoát nước của Tử Cấm Thành, chảy từ phía Tây Bắc của Tử Cấm Thành vào thành, lại chảy từ theo hướng Đông Nam. Tại ven sông Nam Hà nghiêng về phía Đông có lầu góc Tây Bắc của Tử Cấm Thành, trên đó có những lỗ chờ được xây bằng đá, chính là lối dẫn mà nước sông Hộ Thành chảy vào trong cung. Tại đây có thiết kế những chiếc van nước, có thể kiểm soát mực nước cao thấp. Nếu gặp lũ lụt, thì hạ cửa van nước xuống, nước lũ sẽ không thể chảy vào Tử Cấm Thành, mà chảy sang chỗ khác.
Trong lịch sử, Tử Cấm Thành chưa hề có ghi chép nào về tình trạng ngập úng. Điều này chứng minh rằng dòng sông Nội Kim Thuỷ đóng vai trò quyết định.
*
Nước mưa trong Tử Cấm Thành thông qua 3 con đường thoát nước là từ mái nhà chảy xuống mặt đất, từ mặt đất chảy vào mương ngầm, từ mương ngầm chảy vào sông Nội Kim Thuỷ, từ sông Nội Kim Thuỷ chảy vào sông Đồng Tử, cuối cùng thông ra sông Huệ Hà. Vài trăm năm qua, dẫu lượng mưa lớn cỡ nào, Tử Cấm Thành cũng chưa một lần gặp nạn nước lớn. Từ đó có thể thấy được tài năng của cổ nhân khi thiết kế hệ thống thoát nước tinh tế, thuận theo dòng chảy tự nhiên này.
Theo Vision Times tiếng Trung
Thiên Cầm biên tập
Xem thêm:
- 600 năm qua, vì sao trên mái Tử Cấm Thành không có phân chim?
- Vì sao Tử Cấm Thành có hàng ngàn phòng nhưng không có nhà vệ sinh?
Mời xem video:
Từ khóa Tử Cấm Thành thoát nước Nguyễn An ngập úng