“Anh vĩnh cữu” – Những câu hỏi lớn trong kiếp nhân sinh
- FB TRẦN XUÂN HIẾN
- •
Thực ra một cuộc sống tín thác được rất nhiều nếu buộc phải đem so với một cuộc sống “vô tín” hoặc “bất khả tri”. Ở đâu khước từ Thượng Đế (hay Vĩnh cửu) ở đó “Sự dữ” (Cái Ác) sẽ được tháo cũi, sổ lồng, nó sẽ tự do lộng hành…
Chị “vô thường” thật yên tâm, nhất là khi chị có vũ khí là “thuyết tương đối”. Chị tung tăng và hãnh diện. Dần dần chị nghĩ chị là “chân lý tuyệt đối” với một khẳng định chắc nịch “mọi sự đều là vô thường”. Kiếp nhân sinh hư hư thực thực, có đấy mà lại không có đấy. Hữu ngã và vô ngã như câu hỏi muôn thuở “trứng và gà” nó đơn sơ nhưng lại chẳng hề có đáp số. Nhưng nếu chị vô thường là chân lý đúng với câu khẳng định trên thì chính chị lại mâu thuẫn và phủ định chị. Câu khẳng định trên trở thành “hằng hữu”, thành “không vô thường” và mãi mãi đúng. Tự bản thân nó phủ nhận ngay chính cái nội hàm nó khẳng định.
Nhân sinh tê tái lại bị đẩy trở lại điểm xuất phát giống hàng ngàn năm trước. Họ chẳng khấm khá hơn gì lúc khởi đầu với sự tự do tuyệt đối: có hằng hữu (vĩnh cửu) hoặc không? quyền của “lý trí” do chính hữu thể phải/được lựa chọn?
Câu nói của nhà bác học Pascal khi tranh luận với các nhà vô thần học, hơn lúc nào hết lại văng vẳng và sâu sắc đến lạ lùng: “Nếu không có Thượng Đế, tôi tin cũng chẳng mất mát gì, nhưng nếu có chúng tôi sẽ được tất cả”.
Nếu bất kỳ ai đã, đang thực hành và trải nghiệm nghiêm túc đời sống có đức tin chân chính thì hiểu rằng Pascal nói thế vẫn quá khiêm tốn và kiệm lời. Thực ra một cuộc sống tín thác được rất nhiều nếu buộc phải đem so với một cuộc sống “vô tín” hoặc “bất khả tri”. Ở đâu khước từ Thượng Đế (hay Vĩnh cửu) ở đó “Sự dữ” (Cái Ác) sẽ được tháo cũi, sổ lồng, nó sẽ tự do lộng hành.
Hữu thể đã và đang dựa vào khoa học như một cứu cánh. Họ tưởng khoa học khai sáng và có thể là soi chiếu tất cả, họ tin rằng khoa học giải phóng họ, không buộc họ tin cái gì không được chứng minh rành mạch.
*** Nhầm 100%.
Đến lượt mình, thật trớ trêu và khốn khổ thay khoa học lại yêu cầu họ tin mà không cần chứng minh nhiều hơn, thô bạo hơn cả tôn giáo. Các tiên đề, các mệnh đề phải mặc nhiên thừa nhận, những giả thuyết nền tảng buộc phải tin để xây dựng luận cứ cho khoa học ngày càng nhiều, tự bản thân khoa học ngày càng thiếu căn cứ như một bãi nghĩa địa, những giả thuyết vụ nổ, giả thuyết về tiến hóa, như giả thiết về nước, như giả thiết về phát sinh sự sống, giả thuyết về chuyển động…..đến đây các “tín đồ” khoa học lại đi vào mớ bòng bong và luẩn quẩn.
Họ nhận ra niềm tin vào một Thượng Đế thậm chí còn dễ hơn, khả tín và chuẩn hơn cả những điều mà khoa học buộc họ đang tin. Họ dần mất phương hướng, thậm trí tuyệt vọng vì “khoa học” chỉ là một phương tiện chứ dứt khoát không thể là cứu cánh của nhân loại và cùng đích của nhân sinh.
Vậy bạn là ai, theo hoặc/và không theo tôn giáo nào, bạn sống ở đâu, thời nào bạn cũng sẽ đối diện ba câu hỏi lớn xuyên suốt cuộc đời bạn. Nó tưởng như chẳng liên quan, chẳng quan trọng, chẳng cần bận tâm nhưng thực ra nó vô cùng quan trọng chi phối toàn thể cuộc đời bạn.
Việc xác quyết nó sẽ quyết định đến toàn bộ “cuộc hành trình” có tên là “cuộc đời” trần thế này. Ba câu hỏi đó chính là:
- Bạn từ đâu tới với “cõi trần” này?
- Bạn ở cõi này để làm gì? (ý nghĩa đời bạn là gì)?
- Chết rồi sẽ ra sao?
Khi suy nghĩ về ba câu trên chính là lúc bạn trả lời tất cả các vấn nạn nền tảng nhất của cuộc đời mỗi chúng ta và nó cũng đòi buộc bạn phải xác quyết giữa “Có” và “Không” một cách dứt khoát nhất.
J Tran
Từ khóa Ý nghĩa nhân sinh khoa học nguỵ khoa học thuyết vô thần đạo đức trong khoa học cuộc sống