Bác sĩ nói sự thật bị “răn dạy”, ĐCSTQ tiếp tục dối trá để duy trì quyền lực
- Thanh Âm
- •
Tinh thần 25/4: Ánh sáng của hòa bình và lý trí trong thời kỳ đen tối. Dưới đây là bài blog của Thanh Âm thể hiện quan điểm của riêng tác giả.
Gần đây, một bác sĩ Hồ Bắc đang ở tuyến đầu phòng chống dịch đã bị Ủy ban kỷ luật Tập đoàn y tế Ngạc Đồng (Edong) trừng phạt vì “nhận xét không đúng”. Bác sĩ này sau đó bị cách chức giám đốc Cục Chất lượng quản lý tập đoàn lẫn Phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Thành phố. Được biết, bác sĩ này bày tỏ quan điểm cá nhân về các vấn đề đeo khẩu trang, quản lý nhà cửa, phong tỏa thành phố, phát hiện CT trong sàng lọc bệnh nhân nhập viện, vấn đề về điều trị y học cổ truyền… Sau đó đã bị chụp mũ gán cho là “bôi nhọ chính sách phòng dịch quốc gia.”
Cảnh sát Vũ Hán trước đó đã từng phải công khai xin lỗi vì đã cảnh cáo “nhầm” 8 bác sĩ, thì nay lại tiếp tục tiến hành xử lý bác sĩ nói sự thật này, một hành động khiến dân chúng cảm thấy khó hiểu. Rất nhiều bác sĩ tuyến đầu cảm thấy đáng tiếc cho vị bác sĩ này. Thay vì được khen thưởng vì đã dũng cảm chống dịch ở tuyến đầu, ông lại bị liệt vào danh sách phần tử bất hảo, khiến mọi người đều cảm thấy thất vọng. Điều này chỉ ra rằng, ĐCSTQ không tha cho một tiếng nói bất đồng ý kiến nào, cho dù là phát biểu sự thật. Có người bình luận: “Để cho người ta phát biểu thì trời sập sao. Những bác sĩ không sợ áp lực mà dám cất tiếng nói sự thật, đó quả là tài sản quý báu của xã hội!”
Bởi ĐCSTQ duy trì quyền lực chế độ bằng sự dối trá, nên nó xem việc ai đó “phát biểu sự thật” là nguy cơ có thể làm trời sập. Để ép dân chúng im lặng, giáo sư bị đuổi khỏi lớp, luật sư công lý bị bắt giữ, trong thời gian dịch bệnh, ai đó dám nói Mỹ là tốt, liền bị đội ngũ dư luận viên mạng “đảng 5 hào” công kích là “kẻ phản bội”. Hỏi thái độ mà không hỏi sự thật, hỏi gần hỏi xa mà không hỏi đạo lý, luân lý và giá trị phổ quát đã bị thủ đoạn tẩy não của ĐCSTQ làm đảo lộn tất cả.
Dân chúng cảm thấy tức giận nhưng không dám lên tiếng, chỉ một số ít người dám đứng lên dùng tên thật yêu cầu chính phủ công khai thông tin, thực hiện quyền công dân. Trong một hoàn cảnh dư luận và xã hội như vậy, không dễ để có thể đòi quyền lợi chính đáng cho bản thân một cách hòa bình và hợp lý.
Một số người nói rằng trong thời kỳ Sa hoàng của Liên Xô, những người bị bắt thường không có biểu hiện sợ hãi, nhưng dưới thời Stalin, sau khi bị bắt giữ họ trở nên sợ hãi rụt rè, bởi Stalin không chỉ tra tấn người mà còn áp dụng chính sách “liên lụy người thân”. Còn dưới thời ĐCSTQ cai trị, không còn nghi ngờ gì nữa, nó đã tiến một bước dài với thủ đoạn tra tấn khắc nghiệt hơn được sử dụng kết hợp với chính sách liên lụy người thân, thậm chí còn mổ cướp nội tạng sống!
Trong thời đại đen tối này, làm thế nào để có thể bày tỏ ý kiến một cách hợp lý và hòa bình? Làm thế nào để có thể bảo vệ lương tri của con người? Nỗ lực ôn hòa của các học viên Pháp Luân Công trong 21 năm qua nhằm cố gắng chấm dứt cuộc bức hại đã để lại một dấu ấn quý giá.
Ngày 25/4/1999, trước khi Pháp Luân Công bị đàn áp tại Trung Quốc, đã có hơn 10.000 người không hẹn mà đến, thỉnh nguyện một cách ôn hòa trước Văn phòng Kháng cáo Trung ương Bắc Kinh, yêu cầu chính quyền thả 45 người bị bắt trước đó, để họ có một môi trường tập luyện hợp pháp. Đây chính là ‘‘cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25/4’ đã đi vào lịch sử đất nước Trung Quốc.
Trước hết, họ không lo sợ ĐCSTQ đàn áp, không xem trọng được mất cá nhân (nhiều người trong số thỉnh nguyện này sau đó bị trù dập phải mất việc làm, bắt đi cải tạo lao động…) chỉ để cho Chính phủ Trung Quốc thấy rằng việc họ luyện tập Pháp Luân Công là hợp pháp.
Thứ hai, những người đến thỉnh nguyện có trật tự và ôn hòa, ngay cả cảnh sát cũng cảm thấy thoải mái. Một người tập Pháp Luân Công đã chia sẻ trong bài viết ‘25/4 trong ký ức của tôi’: “Một trong những học viên Pháp Luân Công cùng bị cải tạo lao động trước đây cũng là cảnh sát đã từng chứng kiến ‘cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25/4’. Anh bị sốc bởi sự tĩnh lặng, lý trí của các học viên Pháp Luân Công, những người chưa từng quen biết, mỗi người một nghề nghiệp, bao trùm hầu hết mọi ngành nghề trong xã hội. Sau đó, anh chủ động tìm hiểu sách Chuyển Pháp Luân (cuốn sách dạy về nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn của Pháp Luân Công) và cũng bắt đầu nhập môn từ đó.”
Thứ ba, nhóm người đại diện cho đoàn thỉnh nguyện, sau đó đã có một cuộc đối thoại hợp lý, đầy đủ căn cứ với Thủ tướng Chu Dung Cơ. Vấn đề được giải quyết một cách thỏa đáng và không một ai phải đi thỉnh nguyện nữa.
Tuy nhiên, cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân chụp mũ gán cho cuộc thỉnh nguyện ôn hòa này là ‘bao vây Trung Nam Hải’, kiếm cớ để tiến hành đàn áp Pháp Luân Công, chính sách kéo dài đến nay đã qua 21 năm. Tuy vậy, các học viên Pháp Luân Công – những người không sợ hãi quyền lực và chuyên chế – đã kiên trì ôn hòa và lý tính chống lại “đàn áp vô nhân tính”. Nhiều người đã từ xa xôi ngàn dặm đến thỉnh nguyện, chỉ để nói rằng “Pháp Luân Công là tốt!”
Năm người trong gia đình ông Bành Mẫn ở Vũ Hán bị bức hại nghiêm trọng, trong đó hai người bị bức hại đến chết. Điều này nếu xảy ra với một gia đình bình thường khác, xem ra đã tan cửa nát nhà, không còn đường sống, mất hết hy vọng. Nhưng họ không bị dọa sợ. Thay vào đó, họ đã dũng cảm ủy thác luật sư ở Mỹ khởi tố phó giám đốc Văn phòng Công an tỉnh Hồ Bắc, gia đình ông không chỉ thắng kiện, mà còn mở ra một tiền lệ cho những vụ kiện từ nước ngoài.
Làn sóng khởi kiện ông Giang Trạch Dân (chủ mưu đàn áp Pháp Luân Công) bằng tên thật của 200.000 người là cách thức tiêu biểu ôn hòa và lý trí của những người tập Pháp Luân Công dùng pháp luật hợp pháp để chống lại đàn áp. Trong 21 năm qua, họ đã không oán hận sự quấy rối thường xuyên của cảnh sát, không chán nản cảnh bản thân phải sống lang thang phiêu bạt, không cảm thấy tủi thân trước sự hoài nghi của người đời, mà ngược lại một mực dùng nhẫn nại và khoan dung để nói sự thật với thế giới. Khi một học viên Pháp Luân Công đang bị cảnh sát đánh đập, học viên này còn nói: “Đừng để con anh nhìn thấy anh đánh người, điều đó không tốt cho một đứa trẻ”. Người cảnh sát bị xúc động và lập tức chùng tay. Chỉ những người thực hành “Chân, Thiện, Nhẫn” mới có thể từ bi và nhẫn nhịn lớn như vậy.
ĐCSTQ xây dựng chính quyền bằng bạo lực và dối trá, nó không thể chịu đựng được “Chân, Thiện, Nhẫn”. Ngay cả khi có thể giải quyết vấn đề một cách ôn hòa và lý trí, đảng vẫn nhất mực phải dùng bạo lực. Tiêu biểu là số lượng lớn địa chủ đã bị chết vì đấu tố trong phong trào cải cách ruộng đất trước đây. Ngược lại, cải cách ruộng đất ở Đài Loan và Nhật Bản đều không có đổ máu. Chính quyền các nước này đã dùng phương thức kinh tế để phân chia lợi ích, đảm bảo cho địa chủ và nông dân đều nhận được lợi ích thích đáng. Địa chủ ở Đài Loan chuyển đổi thành tư bản công nghiệp và thương mại, đặt nền móng cho sự phát triển kinh tế Đài Loan sau này.
Cưỡng chế, phá nhà, ngăn chặn, điều tra, cực hình, tra tấn… Trung Quốc ngày nay, mỗi năm đều xảy ra rất nhiều vụ đổ máu. ‘Viêm phổi Vũ Hán’ một lần nữa phơi bày bản chất tà ác xem mạng người như cỏ rác, gây phẫn nộ trong dân chúng. ĐCSTQ tiếp tục điên cuồng hơn trong việc theo dõi và kiểm soát. Trong thời kỳ đen tối này, tinh thần của ‘cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25/4’ – kiên định chính tín, không sợ hãi cường quyền, hòa bình và lý trí – chính là ánh sáng rực rỡ cuối đường hầm.
Thanh Âm
(Bài viết chỉ đại diện cho quan điểm và quan điểm cá nhân của tác giả)
(Ghi chú của biên tập viên: Virus gây bùng phát viêm phổi Vũ Hán là đến từ Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ, do chính quyền ĐCSTQ che giấu sự thật dẫn đến dịch bệnh lan ra toàn cầu. Người Vũ Hán, người Hồ Bắc và tất cả người Trung Quốc cùng nhân dân toàn thế giới đều là những người bị hại. ĐCSTQ không phải là Trung Quốc, cũng không đại biểu được cho Trung Quốc, do đó, loại virus xuất hiện dưới sự cai trị của ĐCSTQ này nên được gọi là “virus Trung Cộng.”)
MỜI NGHE RADIO: Cựu phóng viên Đài Phượng Hoàng: ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công là việc làm ác nhất
Xem thêm:
Từ khóa Pháp Luân Công Cuộc thỉnh nguyện ngày 25.4 Dòng sự kiện