Có người đã tóm tắt một cách ngắn gọn về ban lãnh đạo mới của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) như sau: “Ông Tập Cận Bình giỏi chấn chỉnh ‘tầng lớp thượng lưu’, ông Lý Cường giỏi chấn chỉnh ‘tầng lớp trung lưu’ (đóng cửa thành phố Thượng Hải), và ông Thái Kỳ giỏi chấn chỉnh ‘tầng lớp hạ lưu’ (Bắc Kinh trục xuất lao động nước ngoài). Họ cùng nhau tạo nên một sự kết hợp trong mơ’”.

id13855974 edf43cb3b589a6ec44256d969c8163c2 600x400 1
Công nhân của Foxconn tại Trịnh Châu, Trung Quốc, đã bỏ trốn khỏi nhà máy, chạy trốn khỏi quản lý khép kín tại nhà máy trong khi các điều kiện thực phẩm, khám chữa bệnh đều thiếu thốn, vệ sinh không đảm bảo. (Ảnh chụp màn hình video)

Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 20 (Đại hội 20) của ĐCSTQ đã kết thúc, nhưng những khó khăn mà người dân Trung Quốc phải đối mặt có lẽ chỉ mới bắt đầu.

Tầng lớp thượng lưu đã nhận thức sâu sắc điều này, nên xu hướng bán tháo tài sản, nhà cửa ngày càng rầm rộ. Họ định “vung tiền” ra nước ngoài trước, để tính kế thoát thân.

Cách đây không lâu, 47 người đã bị cách ly trong một chiếc xe buýt lớn tại thành phố Quý Dương, hậu quả là một vụ tai nạn xảy ra khiến 27 người tử vong. Tới nay thành phố Hohhot lại bận rộn sử dụng tàu hỏa để vận chuyển 240.000 sinh viên đại học.

Đoàn tàu đã đột ngột dừng lại sau khi 1 ca nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) được phát hiện. Rất đông học sinh bị mắc kẹt trong toa tàu đông đúc, họ chỉ biết tuyệt vọng lên mạng kêu cứu: “Tất cả chúng tôi đều muốn sống, thế thôi.”

Dưới sự thống trị của ĐCSTQ, trong quá trình bị cách ly, rõ ràng đây không phải là con đường dẫn đến cái chết duy nhất đối với tầng lớp trung lưu và hạ lưu. Những cái chết ngớ ngẩn, kỳ lạ hơn ngày càng diễn ra thường xuyên hơn ngay trước mắt.

Mới đây, tại Trịnh Châu, một khu dân cư cao tầng đã bị phong tỏa khá lâu do phát hiện ra các ca dương tính, đã có người rơi từ tầng 17 xuống đất tử vong. Đó là một bà mẹ muốn đưa con đi khám bệnh, vì con cô bị ốm, cần được chữa trị gấp.

Có lẽ vì đứa bé đang trong tình trạng nguy kịch, nên người mẹ mới liều lĩnh như vậy. Rõ ràng, cô ấy không thể nghĩ ra cách nào tốt hơn là buộc tấm ga trải giường, và trèo xuống với đứa bé trong tay.

Câu chuyện tương tự vẫn tái diễn ở Tây Ninh (Trung Quốc), nơi đang hứng chịu nạn đói. Vì hầu hết các cửa hàng và siêu thị đều đóng cửa, khiến hàng chục nông nhân nhập cư trên một công trường xây dựng không thể mua được thực phẩm. Họ đặt hàng trực tuyến, nhưng không ai giao; gọi điện cho chính phủ, cũng không ai trả lời.

Còn có một người đàn ông lớn tuổi sống một mình đã chết đói tại nhà, vì thiếu thức ăn. Gia đình ông nói rằng ông “thậm chí còn chưa ăn một bữa no trước khi mất”.

Ngoài việc phong tỏa các tòa nhà và khu dân cư, chính phủ cũng đóng cửa tất cả các bệnh viện, siêu thị và cửa hàng không được chỉ định. Trong 3 năm qua, các biện pháp phòng chống dịch ở nhiều nơi cũng giống như ở Tây Ninh.

Chừng nào Zero-COVID chưa thành công, giới chức địa phương sẽ nhắm mắt làm ngơ, dù có nhiều người hơn chết vì các thảm họa nhân tạo như nạn đói, bệnh cấp tính, nhảy lầu, rơi khỏi tòa nhà…

Nếu bạn đang ăn bên lề đường, hoặc ngồi ăn một mình trong cửa hàng, họ sẽ đến dọa nạt và yêu cầu bạn phải đeo khẩu trang trước khi ăn. Nếu có động đất, bạn vội vã chạy ra ngoài thoát hiểm, họ sẽ chặn ở cửa, và hỏi vặn: Nhà còn chưa sập, chạy đi đâu?

Nếu người thân qua đời, bạn muốn nghỉ phép để về nhà dự đám tang, họ sẽ mất kiên nhẫn hỏi bạn, người đã chết, còn về làm gì? Chị gái bạn tuyệt vọng nhảy lầu tử vong, đồn công an thông báo, bạn hồn bay phách lạc muốn ra khỏi khu dân cư, họ sẽ uy hiếp bạn: Không viết cam kết thì không được ra ngoài, ra ngoài rồi thì đừng mong quay về…

Họ không chỉ vô nhân tính, mà đã mất trí. Bị một nhóm người loạn trí như vậy nhốt trong nhà một thời gian dài, liệu người dân Trung Quốc có thể không phát điên sao?

Ở nhiều nơi, những vụ chém giết không phải hiếm gặp. Nhiều vụ điển hình là những người dân bị nhốt đã cầm dao xông vào nhân viên quản lý khu dân cư. Ví dụ, tại Trịnh Châu, chính những cư dân đã chém chết nhân viên phòng chống dịch.

Trước đó ở Thâm Quyến, người dân cũng chém chết bảo vệ khu dân cư. Ngoài ra, một số cư dân ở Thành Đô cũng giơ dao đe dọa nhân viên phòng chống dịch, không chịu xuống nhà thực hiện xét nghiệm axit nucleic. Cán bộ cơ sở của ủy ban khu phố đã phải cầm nĩa thép để tự vệ trong quá trình làm việc tại khu vực.

Nếu con người không thể trở lại cuộc sống bình thường trong một thời gian dài, dẫu không phát điên, họ cũng sẽ có vấn đề về tâm thần, thậm chí mất kiểm soát bất cứ lúc nào.

Hễ có người nói một lời trái ý, họ cũng sẽ chém chết người đó. Một số người bất mãn với xã hội, đã đến chỗ đông người chém giết cả những người mà họ không quen biết. Ví dụ như ở Hắc Long Giang có người đến giết hàng xóm, ở Thâm Quyến có người chém người đi đường trên phố, ở Thượng Hải lại có kẻ giết người bừa bãi trong bệnh viện, ngay cả bác sĩ và trẻ em cũng không tha…

Cuối năm 2020, một trường đại học ở Thượng Hải đã tiến hành một cuộc khảo sát về tình trạng tinh thần của người Trung Quốc. Kết quả cho thấy hơn 1/3 số người từng trải qua các triệu chứng như trầm cảm, lo lắng, mất ngủ, căng thẳng cấp tính.

Về vấn đề này, một số chuyên gia ở Bắc Kinh đã cảnh báo rằng “tác động này có thể kéo dài từ 10 đến 20 năm”. Không chỉ kéo dài mà tỷ lệ mắc các bệnh lý này vẫn đang tăng lên đáng kể.

Vào tháng Ba, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công khai tuyên bố, tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm và lo âu trên toàn cầu đã tăng 25% chỉ 1 năm sau khi dịch bùng phát.

Đây có thể là lý do chính khiến các nước phương Tây chọn cách mở đất nước cửa càng sớm càng tốt, để người dân có thể nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.

Ngược lại, tới nay Trung Quốc vẫn tăng cường ngăn chặn và kiểm soát dịch nghiêm ngặt, sự bức hại về tinh thần mà người dân phải chịu đựng vượt xa các quốc gia khác trên thế giới. Trong viễn cảnh gỡ bỏ phong tỏa xa vời và tuyệt vọng đó, trạng thái tinh thần của con người không thể tốt lên, chỉ có thể tồi tệ hơn.

Điều này gợi nhớ đến một vụ tai nạn xe buýt xảy ra tại Trùng Khánh vào năm 2018. Khi đó, nhiều người đã lên án người phụ nữ trung tuổi gây mâu thuẫn với tài xế, khiến anh này “bẻ lái mạnh sang bên trái, lái xe rơi thẳng xuống sông”.

So với lúc đó, toàn bộ Trung Quốc hiện giờ còn chìm trong nỗi tuyệt vọng bi thảm hơn. Khi đó là người phụ nữ phát điên, còn lúc này là chính sách Zero-COVID, là Chính phủ “phát điên”.

Khi đó hành khách và lái xe có thể làm theo mong muốn của riêng mình, như họ có lên xe hay không, và lái xe đi đâu. Ngày nay, lái xe buýt tỉnh Quý Châu chở người đi cách ly và những hành khách ngồi trên xe đều không có lựa chọn nào khác. Họ không thể từ chối lên xe, chỉ có thể bị đẩy vào chỗ chết với đầy đau khổ và uất hận.

Nhiều người bị nhốt trong nhà và các tòa nhà cũng đang phải đối mặt với tình cảnh bi đát “không bùng phát trong cơn tuyệt vọng, thì sẽ chết trong tuyệt vọng”.

Về vụ xe buýt ở Trùng Khánh lao xuống sông, tác giả cũng cho rằng: “Nếu không tìm được lối thoát, thì đây sẽ là một viễn cảnh về xã hội tương lai của Trung Quốc.”

Giờ đây, những lời này đã trở thành một lời tiên tri, những bi kịch bi thảm hơn vẫn liên tiếp tái diễn hết cảnh này đến cảnh khác suốt 3 năm thực hiện Zero-COVID. Hy vọng những người Trung Quốc có thể sống sót sau thời khắc đen tối này, nếu không, họ sẽ không thể nhìn thấy ánh sáng.

Nhan Đan
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của nhà bình luận Nhan Đan, được đăng trên Epoch Times.)