Thuế di sản chỉ đánh thuế vào những người giàu có, và điều này không hề ảnh hưởng đến tầng lớp trung lưu và người thu nhập thấp. Đây là luận điểm cứng nhắc mà ông Warren Buffett và thượng nghị sĩ Bernie Sander của Đảng Dân chủ bám chắc vào để phản đối đề xuất bỏ loại thuế di sản của ông Trump.

warren buffet
Tỷ phú Warren Buffet (Ảnh Paul Morigi/Getty Images for Fortune/Time Inc)

Trả lời trong buổi phỏng vấn mới đây với PBS Newshour, ông Warren Buffett đã nói: “tôi không cần được giảm thuế,” nhằm lên án kế hoạch giảm thuế của Tổng thống Trump. Trong đó ông nhấn mạnh rằng hủy bỏ thuế di sản là “sai lầm đáng sợ”, vì sẽ có lợi cho người giàu.

Được biết, đây không phải là lần đầu tiên vị tỷ phú này chỉ trích nhắm vào chính sách giảm thuế của ông Trump. Tỷ phú Buffett là người ủng hộ phe cánh tả, là một trong số những người tích cực cùng với Đảng Dân chủ (có chủ trương thiên tả, gần với chủ nghĩa xã hội) luôn công khai chỉ trích các chính sách của Tổng thống Trump.

Di sản mà vị tổng thống của Đảng Dân chủ, ông Obama để lại sau nhiệm kỳ của ông là bội chi ngân sách cao ngất ngưỡng (trên 10.000 tỷ), chính phủ đóng băng đến vài lần, và khi đã hết tiền chi tiêu, Obama đề xuất tăng thuế. Mớ hỗn độn đó đang được Đảng Cộng hòa của Trump gỡ từng nút thắt một.

Warren Buffett, Bill Gates hay George Soros là những tỷ phú thân Đảng Dân chủ. Nên việc Buffett luyên thuyên về các chính sách của Đảng Cộng hòa cũng là điều dễ hiểu.

Và mặc dù Buffett tuyên bố ông không cần được giảm thuế, với bản năng là những tỷ phú lão luyện, họ không dễ gì ngồi yên chịu thuế di sản, họ có cả hàng ngũ đội ngũ luật sư, kế toán chuyên làm những việc này, và thậm chí nếu vẫn không được, họ sẵn sàng chi tiền lobby các chính khách làm luật để lách luật.

Đề cập đến thuế di sản, họ cho rằng loại thuế này chỉ đánh thuế vào những người giàu có, và điều này không hề ảnh hưởng đến tầng lớp trung lưu và người thu nhập thấp. Đây là luận điểm cứng nhắc mà ông Buffett và thượng nghị sĩ Bernie Sander của Đảng Dân chủ bám chắc vào để phản đối đề xuất bỏ loại thuế này của ông Trump.

Thuế di sản có thực sự chỉ đánh vào người giàu?

Thuế di sản là thuế đánh vào phần tài sản thừa kế dành cho con hay anh em của người hiến tài sản cho, những người nào có tài sản hơn 5,5 triệu USD mới phải đóng thuế này.

Tuy nhiên, trên thực tế, đối với những gia đình làm nông truyền thống và các doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ, việc sỡ hữu 5 triệu đô là chuyện rất bình thường, giống như hầu hết các gia đình ở Việt Nam đều sở hữu căn nhà và đất đai tối thiểu lắm cũng được 1 tỷ đồng. Cho nên, thuế di sản sẽ làm cho gia đình trung lưu hay doanh nghiệp nhỏ phải bán nhà bán cửa, bán việc làm ăn để trả thuế di sản.

Nữ Dân biểu South Dakota, bà Kristi Noem gọi loại thuế di sản này là ‘thuế không công bằng’.

“Nếu gia đình chúng tôi có trạm xăng hay tiệm tạp hóa, cách duy nhất để chúng tôi nộp đủ những khoản thuế này là bán nó và đánh mất kế sinh nhai của gia đình. Vì vậy đừng tin vào câu chuyện nếu bạn nghe thấy ai đó nói rằng việc hủy bỏ loại thuế này chỉ giúp ích cho các cá nhân giàu có,” bà nói.

Phát biểu của W. Buffett ngay lập tức nhận được nhiều ý kiến tán đồng, song, bên cạnh đó cũng có không ít ý kiến không tán đồng.

Có ý kiến cho rằng: Vấn đề dễ nhận thấy nhất rằng chỉ nhà giàu mới né được thuế còn tầng lớp trung lưu thì khó lắm.

“Nói một cách đơn giản, phần tài sản của một người lúc chưa mất, họ đã vất vả cả đời làm lụng ra và đóng thuế đầy đủ rồi, sao giờ tài sản đó gửi cho con cái lại bắt phải đóng thuế lần nữa?”, một độc giả Facebook đặt câu hỏi.

Có ý kiến khác nói rằng, các nhà đầu tư thân Đảng Dân chủ như Warren Buffett và George Soros chuyên kiếm tiền dựa vào các lỗ hỗng về thuế, bằng đầu cơ, họ đã lũng đoạn nhiều nền kinh tế. Như thuế di sản, họ chỉ cần lập ra một quỹ đầu tư rồi để con cháu vào quản là được rồi, không phải nộp thuế di sản.

Trên thực tế, Bà Noem cho biết tại Mỹ có đến 70% công ty gia đình không thể tồn tại qua thế hệ thứ hai, và 90% không thể duy trì qua ba thế hệ.

“Hầu hết người Mỹ buộc phải chấm dứt sản nghiệp kinh doanh hay trang trại của gia đình họ vì thuế di sản,” bà nói.

>> Các nữ doanh nhân phản ứng tích cực với đề xuất cắt giảm thuế kỷ lục của ông Trump

Bernie Sander hoàn toàn bị lép vế

Trước đó, vào ngày 18/10 ở Mỹ (ngày 19/10 theo giờ Việt Nam) đã diễn ra buổi tranh luận trực tiếp trên kênh CNN về kế hoạch cải cách thuế của đảng Cộng Hoà, với sự tham gia của 2 thượng nghị sĩ Bernie Sander (Đảng Dân chủ) và Ted Cruz (Đảng Cộng hòa).

Ông Ted Cruz dẫn chứng về lý do tại sao thuế di sản không hợp lý và cần loại bỏ: “Bạn đã nộp thuế cho phần lớn quãng thời gian đi làm của bạn rồi, và khi bạn chết, bạn lại phải gặp 2 người: phu mộ và người thu thuế. Điều đó là không công bằng.”

Về ý kiến của ông Bernie cho rằng thuế di sản chỉ đánh vào người giàu ở Mỹ và không hề ảnh hưởng đến tầng lớp trung lưu Mỹ, ông Ted nói rằng, những tỷ phú giàu có như George Soros không hề trả thuế di sản, vì ông ta có cả đội ngũ luật sư và kế toán để né tránh một cách hợp pháp.

Trái lại, những người phải chi trả thuế di sản phần lớn lại là những nông dân, chủ trang trại và các công ty nhỏ.

Theo điều tra của Bộ nông nghiệp Mỹ, có đến 3,2 triệu nông dân Mỹ mà 13% di sản bao gồm ruộng đất bị đánh thuế di sản. Và trong giai đoạn từ năm 1995-2016, đã có 120.000 doanh nghiệp bị đóng cửa, 36.000 nông trại phải trả thuế di sản.

“Điều đó có nghĩa rằng, vì các trang trại và công ty nhỏ không có đội ngũ luật sư và kế toán như những tập đoàn lớn, do đó, việc đầu tiên mà những người kế thừa di sản buộc phải làm là bán nông trại, sản nghiệp kinh doanh và sa thải các công nhân đáng thương để có tiền chi trả thuế di sản. Điều đó rất không công bằng,” Ted giải thích thêm.

Quan điểm của nhà kinh tế học Milton Freidman

Trong một buổi thảo luận về chủ đề thuế di sản trước đây, cố nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel kinh tế năm 1976, và là người luôn chỉ trích trường phái kinh tế Keynes, ông Milton Freidman đã nói: “Gia đình là gốc rễ của xã hội, vậy nên mọi yếu tố làm kìm hãm động lực phát triển của gia đình cũng là làm ảnh hưởng đến phát triển xã hôi.”

Và một trong những luận điểm của ông về động lực để gia đình không ngừng tái tạo ra giá trị cho xã hội đó là theo đuổi nền tảng kinh tế bền vững cho gia đình họ. Và việc đánh thuế di sản đã làm tiêu tan hy vọng đó của họ.

“Nơi đâu mà bạn có các nhà máy?

Nơi đâu mà chúng ta có máy móc thiết bị?

Nhờ đâu mà chúng ta có quỹ đầu tư vốn?

Nhờ đâu mà chúng ta có động lực cải tiến công nghệ?”

Ông cho rằng chính nhờ lao động miệt mài và tiết kiệm của các gia đình đã thúc đẩy toàn nền kinh tế.

Milton Freidman
Ông Milton Freidman, cố nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel kinh tế năm 1976, và là người luôn chỉ trích trường phái kinh tế Keynes. (Ảnh: youtube.com)

Và nếu việc đánh thuế di sản khiến các gia đình không còn muốn tiết kiệm cho con cháu nữa mà chi tiêu tiền vào các thú giải trí phù phiếm. Điều đó sẽ là vô cùng đáng sợ, nó triệt tiêu động lực phát triển của toàn bộ nền kinh tế.

Mọi bậc làm cha mẹ đều có hàng ngàn lý do để mong muốn cho thế hệ con cháu họ có cuộc sống tốt đẹp hơn với một nền tảng kinh tế bền vững hơn họ đã từng có. Chính điều này đã thúc đẩy họ cống hiến làm việc tận tụy và sống tằn tiện với hy vọng họ có thể để lại được điều gì đó cho con cháu. Qua đó cũng đã đẩy năng suất xã hội tăng theo tương ứng, đóng góp vào sự tiến bộ chung của toàn xã hội.

Do đó, ông Milton Freidman cho rằng, việc đánh thuế di sản không những khiến cá nhân mất đi động lực làm việc và tiết kiệm, mà còn mang đến những hệ lụy cho xã hội.

Trường Xuân (T/h)