“Độ ta cũng độ nàng”?
- Thiên Đức
- •
Nàng: ♪♫ … vạn dặm tương tư vì ai; tiếng mõ vang lên phũ phàng; chùa này không thấy bóng nàng; bồ đề chẳng muốn nở hoa; dòng kinh còn lưu vạn chữ; bỉ ngạn phủ lên mấy thu; hồng trần hôm nay xa quá; … ♬
Chàng: Oh, tiểu thiên sứ của anh hát bài gì hay thế?
N: Cả cái YouTube đang hát bài này mà triết gia của em không biết sao?
C: Dạo này đang mải nghiên cứu một cuốn sách triết lý rất hay, cho nên ít vào YouTube.
N: Biết biết. Ai không biết anh là nhà triết gia vĩ đại … trong tương lai. Ngoài triết học thì anh còn quan tâm gì nữa không? Ví dụ như … “em”?
C: À, à, triết học và và …
N: Được rồi được rồi, triết lý và tình yêu là hài hòa chứ không mâu thuẫn. Biết rồi mà. Mà bài hát này cũng triết lý lắm nhé, anh cũng nên thử tìm hiểu đi.
C: Oh, cũng đúng. Một bài hát được nhiều người mến mộ, thì rất có khả năng không chỉ nhờ lời ca và giai điệu, mà còn có triết lý cuộc đời ẩn tàng trong đó.
N: Một chàng trai trẻ xuất gia làm hòa thượng. Người con gái chàng mến chết thảm. Và hòa thượng đọa nhập ma đạo. “Độ ta không độ nàng” là tên bài hát này, và cũng là lời thương cảm từ đáy lòng của chàng trai trẻ trong phim.
C: Lại là thể loại cổ trang tu tiên ngôn tình chứ gì? Chủ đề “tình yêu và hòa thượng” này là chủ đề hàng nghìn năm nay rồi. Đứng từ góc độ triết học mà nói, đây là vấn đề có nguồn gốc sâu xa trong phương thức tu luyện của Phật giáo. Phật Thích Ca giảng Giới-Định-Huệ…
N: Đúng. Giới sắc. Cấm luôn.
C: Người ngoài Phật giáo có thể hiểu “giới sắc” là cấm luôn quan hệ nam nữ, tình yêu nam nữ. Anh muốn nói, kỳ thực là có lý do sâu xa trong đó. Giới, nói chung, là dùng phương thức từ bỏ vật chất, từ bỏ hành động, để từ bỏ cái tâm. Mục đích cuối cùng là buông bỏ cái tâm. Mà “giới luật”, là phương tiện để đạt mục đích ấy.
N: Nói như vậy phải chăng nếu bỏ cái tâm rồi thì không cần giới nữa? Cái này nghe không giống. Hòa thượng mà bia rượu thịt chó thì người đời không thừa nhận đó là hòa thượng đâu anh ơi.
C: Chuyện kể rằng, Phật nói: “Buông xuống”, và người có dự định sát nhân kia bèn buông đao xuống. Phật nói tiếp: “Buông xuống”. Người kia ngỡ ngàng không hiểu. Đao kia đã buông rồi mà? Hai tay trống trơn, còn buông gì nữa? “Buông xuống!” Đột nhiên người ấy hiểu ra, và buông bỏ cái tâm sát sinh trong lòng mình. Câu “buông đao thành Phật” chính là xuất xứ từ câu chuyện này. Nghĩa là nói mục đích cuối cùng là buông bỏ cái tâm.
N: Nghe có vẻ hợp lý, nhưng em chưa cảm thấy thuyết phục. Đã buông bỏ tâm là được rồi, thì tại sao cứ phải cấm hòa thượng uống rượu ăn thịt?
C: Vì phương pháp tu luyện Giới-Định-Huệ chính là dùng Giới, dùng phương thức từ bỏ vật chất, từ bỏ hành động, để bỏ cái tâm. Đây là do phương thức tu luyện định ra như thế. Chuyện kể rằng, ông Nan Đà, một người nhà của Phật Thích Ca, ngay trong hôn lễ của mình đã được Phật Thích Ca dẫn rời đi khỏi đám cưới, và sau đó được hóa độ thành La Hán. Chú rễ rời đi và hôn lễ không thành. Tu luyện Phật giáo là giảng ra như vậy.
N: Xem ra Phật giáo rất chặt chẽ về vấn đề này. Hễ tu thì cứ buộc phải như thế sao?
C: Không hẳn. Nếu nhìn “tu luyện” từ góc độ rộng hơn, thì không buộc phải cứ như thế. Vả lại quá trình bỏ các tâm cũng không nhất định là diễn ra như thế.
N: Trừu tượng quá!
C: Ví dụ, tâm tật đố, tâm tranh đấu, tâm phô trương hiển thị là các tâm cần bỏ đi; thế thì em nói hôm nay tôi buông bỏ tất cả chúng thì có được không?
N: Hẳn là không được. Đầu tiên là phải nhận thức được rằng những cái tâm đó là không tốt. Là chính mình ý thức điều ấy minh bạch trong tâm, nhận thức rõ ràng chứ không phải chỉ là nói ở miệng. Sau đó qua thực tiễn mà dần dần bỏ đi. Tức là, quá trình là dần dần, nên là như thế.
C: Đúng thế. Đây là quá trình nhận thức và nỗ lực từ bỏ cái xấu, dần dần trở thành người tốt. Không phải cứ “giới” là được ngay. Không phải hôm nay quy y tam bảo thì ngày mai lập tức tâm thanh tịnh. Nói chung, sẽ không diễn ra như thế được. Bởi vì đây vốn là một quá trình.
N: Quá chuẩn. Tu luyện là tự nguyện. Nếu người ta chưa nhận thức đến đó, hoặc chưa muốn thế, thì “giới cấm” cũng không chắc có thể đạt mục đích. Chàng trai chưa sạch lòng trần, cho nên rốt cuộc rơi vào ma đạo. Em xem phim thấy là như thế. Quá cảm động. Có phải là phim cũng rất triết lý không anh?
C: À, à, … phim thì anh chưa xem nên không dám nhận xét. Kinh Phật cũng kể rằng chú rể Nan Đà sau khi được dẫn khỏi đám cưới và trở thành hòa thượng, thì tu luyện mà vẫn vương vấn cái tâm về người vợ chưa cưới được và mong muốn tu luyện để có thể kết hôn các tiên nữ. Ông nhập ma mà không tự biết. Sau đó ông được Phật Thích Ca điểm hóa cho biết tương lai sẽ bị đọa địa ngục nếu vẫn tiếp tục như thế, rồi thì ông mới hiểu ra và tu thành La Hán. Như vậy, chủ đề “tình yêu và hòa thượng” thì cũng có thể coi là một chủ đề kinh điển hàng nghìn năm nay rồi. Có tính triết lý trong đó. Nhưng không phải chủ đề mới.
N: Nếu là vấn đề mấy nghìn năm, thì sao các hòa thượng không giải đi. Cả mấy nghìn năm mà không có lời giải à?
C: Sao cơ?
N: Đơn giản. Tương tự chương trình giáo dục của chúng ta học 20 năm 30 năm từ bé chưa biết chữ cho đến thành tiến sỹ. Nhưng mà chúng ta không buộc tất cả đều thành tiến sỹ. Ta triển khai mỗi năm một lớp. Có thi, có học đúp nếu cần, v.v. Nếu học giữa chừng không lên được nữa, không thành tiến sỹ thì cũng thành con người hữu ích cho đời, không hề phí hoài công sức đã bỏ ra. Tu luyện mà anh nói đến ấy, tại sao không chia ra thành bậc thang như thế? Ai nhận thức cao đến đâu, thì tu đến đó, bỏ các tâm xấu đến đó. Bỏ càng nhiều thì tu càng cao. Nhưng không buộc người ta phải “giới” tất cả một lúc. Nếu tu kiểu như em nói, thì đàn ông các anh cứ kết hôn, tu dần dần, sau này tu luyện lên rất cao rồi thì lúc đó tính tiếp, à, à, mà có khi lúc đó cũng đã là trung niên, hoặc cao niên rồi, con cái đầy nhà rồi mà. Không cần tính tiếp cũng tự có lời giải.
C: Tiểu thiên sứ của anh quá thông minh! Nhưng mà nếu có phương thức tu luyện như thế, thì đó không phải Phật giáo. Hoặc ít nhất không còn là Phật giáo nguyên gốc.
N: Oh?
C: Năm đó khi Phật Thích Ca sắp sửa nhập niết-bàn, các đồ đệ hỏi Ngài rằng sau này khi Thế tôn không còn tại thế thì thế nào? Đức Phật trả lời: Hãy lấy Giới làm thầy, “Dĩ Giới vi Sư”. Do đó môn tu luyện Giới-Định-Huệ chính là như thế. Nếu đổi đi thì không còn là pháp môn tu luyện của Phật Thích Ca nữa.
N: Xem ra bi kịch “độ ta không độ nàng” không phải ngẫu nhiên mà kéo dài mấy nghìn năm anh nhỉ. Là có lý do bên trong.
C: Ngoài ra, muốn triển khai phương án như tiểu thiên sứ của anh nêu trên, thì phải có một loạt an bài hoàn toàn khác với Phật giáo để nó có thể thành hiện thực. Ví dụ, đã không dựa vào Giới để chặt bỏ các tâm chấp trước, thế thì cần phải có một phương thức khác thay vào đó. Tức là cần có một hệ thống Pháp Lý tương ứng để chỉ đạo tu luyện theo cách này.
N: Giống như đi học ở nhà trường thì phải có một hệ thống giáo trình được biên soạn từng năm từng cấp độ, từ chưa biết chữ cho đến thành tiến sỹ. Cần một bộ giáo trình chuyên được soạn ra theo cách như thế. Nếu vẫn dùng bộ giáo trình được soạn ra theo phong cách “Dĩ Giới vi Sư” thì không thể nào.
C: Đúng thế. Không dựa vào Giới, mà dựa vào Pháp Lý. Dùng Pháp Lý mà chỉ đạo tu luyện. Môn tu luyện như thế sẽ thay nguyên lý “Dĩ Giới vi Sư” trong nền tảng tu luyện, đổi thành nguyên lý “Dĩ Pháp vi Sư”.
N: Có môn tu luyện kiểu như thế hay không?
C: Dạo này anh đang đọc một cuốn sách tên Chuyển Pháp Luân, có giảng ra phương pháp tu luyện giống như thế.
N: Tu theo môn này thì có cấm kết hôn không anh?
C: Không. Không những không cấm kết hôn mà cũng không cấm bất kỳ hoạt động xã hội nào. Thậm chí còn khuyến khích hòa đồng với xã hội chung quanh.
N: Hm, đáng ngờ đáng ngờ … không giới cấm thì tu lên thế nào? Ý em là, nếu vẫn ăn mặn vẫn kiếm tiền thì hỏi nhân tố tu luyện ở đâu?
C: Anh đọc trong sách dạy thế này. Có người kia đến cơ quan và thấy người khác nói lời xấu về mình, người đó bèn theo tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn trong sách mà đối đãi, mà hóa giải mâu thuẫn. Người kia về nhà thấy vợ khó chịu với mình, thì cũng lấy nhường nhịn và hòa ái mà đối đãi. Bản thân việc đi làm đi học lấy vợ đẻ con thì không phải tu luyện. Nhưng trong đó có nhân tố tu luyện phản ánh vào theo cách như thế. Tu luyện ngay trong cuộc sống này mà không hề phá vỡ các quan hệ nơi cuộc sống này.
N: Nghĩ chút … cũng có lý. Khi gặp mâu thuẫn trong đời mà biết tự sửa cái sai của mình, biết rộng lượng cởi mở, bỏ các tâm xấu, thế thì đúng là thăng hoa tâm tính rồi. Không những không phá vỡ các quan hệ xã hội, mà còn làm cho các quan hệ xã hội trở nên tốt hơn. Không phải càng tu càng xa lánh cuộc đời, mà trái lại, càng tu tốt thì đời sống càng hòa hợp. Nhân tố tu luyện không phải ở chỗ cạo đầu vô chùa, không phải ở chỗ bỏ đời vào núi, mà là ở ngay cuộc sống này. Hay!
C: Chính là ý đó.
N: Thế chẳng phải đây đúng là “độ ta và cũng độ luôn cả nàng” sao? Anh cho em đọc cuốn sách đó với.
Blog Thiên Đức
Xem thêm:
Từ khóa tu luyện Độ ta không độ nàng Đối thoại