Sau Đại hội 19, vì muốn tiếp tục thể hiện sức mạnh kiểm soát của Đảng đối với toàn xã hội, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không ngừng nhấn mạnh vai trò thiết yếu của tổ chức Đảng trong các tôn giáo và doanh nghiệp. Không ít chuyên gia nhận định rằng, chính điều này đã  khiến văn hóa truyền thống Trung Quốc nói chung và tôn giáo nói riêng bị méo mó dị dạng.

thieulamtu
Tôn giáo tại Trung Quốc Đại Lục, dưới thao túng quyền lực của ĐCSTQ đã không thể phát triển bình thường, tiêu biểu nhất phải kể đến là Thiếu Lâm Tự biến thành công ty, phát hành cổ phiếu, lấy lợi ích làm mục tiêu.

Liên quan vấn đề cần có tổ chức Đảng trong các tôn giáo, ông Tăng Kiến Nguyên, Phó Giáo sư thuộc Khoa Quản lý hành chính Đại học Trung Hoa cho rằng, đây là chuyện vô cùng hoang đường. Trong lịch sử Trung Quốc, cả Nho, Đạo, Phật đều từng bị phá hoại vào những giai đoạn khác nhau, trong đó Phật giáo 4 lần chịu kiếp nạn, lịch sử gọi là “họa Tam Vũ và Nhất Tông diệt Phật” (*). Nhưng “Tam Vũ” và “Nhất Tông” không hạ thủ với Nho giáo và Đạo giáo, chỉ duy nhất ĐCSTQ hạ thủ đối với cả tam giáo.

Tăng Kiến Nguyên cho biết, ĐCSTQ lấy đảng tính thay thế nhân tính, dùng văn hóa đảng cổ súy cho dối trá, độc ác và tranh đấu thay cho văn hóa Trung Quốc với những giá trị nhân-nghĩa-lễ-trí-tín bao đời nay, chụp cho nó cái mũ “cổ hủ phong kiến lạc hậu”. Kinh khủng hơn là ĐCSTQ dùng sức mạnh nhà nước quy tội những người không tin vào hệ giá trị ĐCSTQ là phần tử bất mãn xã hội. ĐCSTQ cũng không khác gì một tôn giáo, dùng hình thái ý thức hoặc lòng tin để thu hút tín đồ (đảng viên) vây quanh một giáo chủ, đồng thời tẩy não để các “tín đồ” (đảng viên) khắc ghi, tuân phục, nâng niu những giá trị mà giáo chủ biểu dương.

Trong tác phẩm “Thiên An Môn xiêu vẹo”, nhà văn nổi tiếng Trung Quốc đang sống tại Mỹ là ông Trần Phá Không có nhắc đến 6 đặc điểm cho thấy ĐCSTQ giống một tôn giáo biến dị, lần lượt là: “tôn sùng giáo chủ”, “khống chế tinh thần”, “biên tạo tà thuyết”, “cổ súy tiền bạc”, “tổ chức bí mật” “gây nguy hại xã hội”.

Ông cho rằng, trước kia Hồng vệ binh sùng bái ông Mao Trạch Đông nên nhất loạt đều suy nghĩ và hành động theo quan điểm của Mao… Còn quá trình ông Mao Trạch Đông thực hiện khống chế tinh thần nhân dân Trung Quốc thường theo 3 bước: một là dụ dỗ, hai là nhồi sọ tẩy não, ba là đe dọa.

Về mặt “biên tạo tà thuyết”, có thể dễ nhận thấy chính là việc cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân vu cho “Pháp Luân Công hại người”, sai cấp dưới ngụy tạo “Pháp Luân Công tự thiêu”, giá họa cho Pháp Luân Công gây hại… hòng lừa gạt dân chúng. Ngoài ra Giang Trạch Dân còn cổ vũ các quan chức, Đảng viên “im lặng sẽ phát tài”, trọng dụng và dung túng cho những quan tham quan gian để họ trung thành với đảng.

Về “lập tổ chức bí mật” thì ĐCSTQ thời kỳ đầu đã như vậy. Ông Giang Trạch Dân có tổ chức bí mật “bang Thượng Hải”, là một dạng thức khác của “tổ chức bí mật”. Còn về “gây nguy hại xã hội”, điểm này có thể nhìn thấy rõ qua hàng loạt vấn đề, như thúc đẩy phát triển kinh tế ngắn hạn gây ô nhiễm môi trường, cổ súy con người chỉ biết chạy theo tiền bạc mà làm ra những chuyện trái lương tâm đạo đức, sản xuất hàng giả tràn lan… Bản thân ĐCSTQ đầy dã tâm chính trị, sẵn sàng đẩy người dân vào làm vật hy sinh hoặc nước cờ chính trị, gây ra không biết bao nhiêu cuộc vận động kéo theo cái chết bất thường của mấy chục triệu người…

Ông Trần Phá Không nhấn mạnh, ĐCSTQ  tập trung thế lực tàn ác, vừa là tổ chức phi pháp lại vừa là tôn giáo biến dị.

Lực lượng của Đảng làm méo mó chính tín

Ông Tăng Kiến Nguyên nói, sau khi ĐCSTQ kiến quốc đã cho thành lập những giáo hội yêu nước như Thiên Chúa giáo, Cơ Đốc giáo, tổ chức Đảng còn gây ảnh hưởng vào trong đoàn thể Phật giáo. Quản lý tôn giáo thời ông Giang Trạch Dân chủ yếu nhằm vào Pháp Luân Công, thành lập Phòng 610 đặc biệt trong hệ thống Quốc an để trấn áp Pháp Luân Công, dùng toàn bộ cỗ máy nhà nước bao vây Pháp Luân Công, đây cũng là thủ đoạn ĐCSTQ thường dùng nhất hiện nay.

Trong thời gian 2014 – 2016, ông Hạ Bảo Long Bí thư tỉnh Chiết Giang đã cưỡng chế tháo dỡ 1.200 – 1.700 cây thập tự giá của các giáo đường. Ông Tăng Kiến Nguyên cho rằng đây là những nơi nằm ngoài hệ thống giáo hội yêu nước, vì thế ĐCSTQ không thừa nhận, vì thế là đối tượng bị tấn công, thậm chí các cơ quan an ninh trật tự cũng xem họ là tà giáo, tăng cường thủ tiêu.

“ĐCSTQ là tổ chức cực quyền, không cho phép bất cứ tổ chức dân sự tự nguyện nào có được uy thế trong phạm vi nó thống trị,” ông Tăng Kiến Nguyên nói, “bất kể quyền lực này có thách thức quyền lực của ĐCSTQ hay không, ĐCSTQ không muốn có bất cứ ai trong xã hội thoát khỏi khống chế của nó. ĐCSTQ cảnh giác cao độ đối với tôn giáo, vì thế nó luôn đe dọa và kỳ thị cao độ các tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức dân sự khác.”

tranap Phap Luan Cong
Mục tiêu chính thời cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân là nhắm vào Pháp Luân Công, ngụy tạo tà thuyết “Pháp Luân Công hại người”, xây dựng Phòng 610 trấn áp Pháp Luân Công

ĐCSTQ sùng bái quyền lực và tiền bạc

Liên quan vấn đề ĐCSTQ có phải tôn giáo biến dị, làm người Trung Quốc ngày càng tàn ác, có lợi cho thống trị, ông Tăng Kiến Nguyên nói, kinh tế Trung Quốc Đại Lục phát triển được xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa duy vật, hình thành thứ tôn giáo bái vật là quyền lực và tiền bạc. Đồng thời, ĐCSTQ lại đặt tôn giáo dưới khống chế của Đảng, khi lòng người trống rỗng thì họ nhồi giáo điều của họ thâm nhập vào, lợi dụng quyền lực công, hệ thống giáo dục và truyền thông gây ảnh hưởng tư duy của toàn dân, đạt được mục đích nhồi sọ, khiến đa số người dân thật thà dễ bị dắt mũi.

Ông Tăng Kiến Nguyên chỉ ra, Trung Quốc Đại Lục dưới thao túng của ĐCSTQ không thể phát triển bình thường. Thêm vào đó, ĐCSTQ là vô thần, chủ nghĩa duy vật, hệ thống tôn giáo dưới thao túng của Đảng dễ đi vào con đường lợi ích. Ở đây biểu hiện cụ thể là thương mại hóa, điển hình nhất là Thiếu Lâm Tự biến thành công ty, phát hành cổ phiếu, lấy lợi ích làm mục đích, đây là tình trạng sa đọa tôn giáo. Tham gia giáo đoàn được xem là hành vi đầu tư, vì lợi nhuận, như quan niệm mới về loại doanh nghiệp xã hội hiện nay. Điều đáng nói là khi Thiếu Lâm Tự biến thành doanh nghiệp thì Trụ trì biến thành Giám đốc điều hành, nhưng không nhìn ra tinh thần doanh nghiệp ở trong đây.

(*) Tam Vũ: Vũ Đế thời Bắc Ngụy, Vũ Đế thời Bắc Chu và Vũ Tông thời nhà Đường; nhất Tông: Chu Thế Tông (921 – 959) nhà hậu Chu.

Blog Dương Tuệ

Xem thêm: