Virus Corona và cuộc khủng hoảng mang tên ‘sợ hãi’
- Lương y Trần Phước
- •
Đại dịch cúm Corona Vũ Hán đang lan nhanh, và đã gây ra khá nhiều cái chết. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nâng mức cảnh báo lên cao, nhưng rõ ràng WHO cũng chưa phải là nơi tin cậy, bởi vì sự thay đổi liên tục của các mức thông báo do tổ chức này đưa ra chứng tỏ họ có vấn đề với Virus này, hoặc là do chính trị, kinh tế, hoặc là do hiểu biết hạn hẹp, hoặc là tất cả.
‘Đại dịch cúm Corona Vũ Hán’ là một loại cúm
Cúm (Influenza) là thứ bệnh tật đã được biết từ lâu trên thế giới, do các loại virus gây ra. Điều đặc biệt: chúng xuất hiện rất nhiều ở mùa Đông lạnh giá và khí trời âm u, còn xuất hiện khá ít ở Mùa hè và khí trời quang đãng, nhiều nắng.
Về chữ nghĩa, Influenza (cúm) là từ tiếng Anh có gốc tiếng Ý (influenza di freddo), nghĩa là Influence of the cold (ảnh hưởng của sự lạnh giá). Từ lâu, người ta đều biết, mùa dịch của cúm là mùa lạnh giá. Vì sao lại thế?
Y học Đông Phương phân ra Âm và Dương. Virus gây ra bệnh cúm thuộc về Âm Hàn, còn gọi là Bệnh độc. Người xưa không có phương tiện để quan sát, nên gọi việc nhiễm cúm là Cảm nhiễm khí Hàn Tà. Bởi vì Phế ố Hàn, nên các chứng Hàn Tà thường dễ tổn thương vào Phổi, tức nói rộng ra là hệ hô hấp. Để chống lại Hàn Tà, thì cần dùng Ổn ấm là được. Nói thì dễ vậy, nhưng để trị được nó, thì còn khá nhiều chẩn đoán, xem nó đã nhiễm tới kinh nào, mạch nào. Hễ có thể chẩn ra nơi bệnh đang trú ngụ, thì đều có thể trị được. Muốn chẩn thì căn cứ vào cảm giác của người bệnh và thầy thuốc để phán đoán. Ví như, cảm giác ớn lạnh, thì Hàn Tà đang trú ngụ ở Túc Thái Dương – Túc Thiếu Âm, đến khí phát sốt, thì khí nó đã chạy qua Thủ thiếu âm – thái dương, co giật thì đã sang tới Quyết âm – thiếu dương, ho khó thở, đau đầu thì đã tới Thái âm – Dương minh…. Căn cứ vào chứng trạng để dùng Châm cứu hoặc thuốc đưa tới đó chữa. Cái này có thể xem trong Thương Hàn Luận của danh y Trương Trọng Cảnh.
Các nhà nghiên cứu phương Tây thấy rằng chính sự thiếu hụt ánh sáng mặt trời và tiếp xúc ánh sáng mặt trời vào mùa Đông, khí trời u ám là nguyên nhân mang tính thời vụ của các loại dịch cúm do virus. Họ thấy rằng vì thiếu hụt ánh sáng ở mùa Đông, nên lượng Vitamin D được tổng hợp qua da không đủ, dẫn tới hệ miễn dịch bị suy yếu trầm trọng vào mùa Đông. Chính sự suy yếu theo thời vụ này của hệ miễn dịch do thiếu Vitamin D làm cho sức bảo vệ tế bào yếu kém, là là một nguyên nhân để virus có thể dễ dàng tấn công. Xét về sự khác biệt trong cách gọi của Đông – Tây, có thể chính Vitamin D là biểu hiện của Dương khí – Vệ khí chăng?
Chưa hết, phần lớn các loại virus cúm đều có sức phát tán, tồn tại và kích hoạt ở nhiệt độ thấp (từ 15 độ C trở xuống) và độ ẩm thấp, trái lại đều bị vô hiệu hoặc có sức phát tán RẤT THẤP ở nhiệt độ cao và độ ẩm cao (Từ 32 độ C trở lên, thì chúng bị vô hiệu và sức phát tán rất thấp).
Đây chính là 2 yếu tố xảy ra đồng thời vào mùa Đông, đặc biệt ở những nơi khí trời âm u. Trung Quốc lâu nay nổi tiếng về ô nhiễm, bầu trời luôn trong tình trạng thiếu ánh sáng. Có lẽ, đây là yếu tố để Trung Quốc trở thành nơi dễ bị Corona nhất.
Đối với đại dịch cúm Corona Vũ Hán, thì bất quá cũng là một loại cúm mà thôi. Dù tính chất có lây lan nhanh, cũng chủ yếu ảnh hưởng tới những người có hệ miễn dịch yếu kém. Đối tượng chủ yếu là người già, người dễ bị mắc thêm chứng khác (bội nhiễm). Cơ bản mà nói, hệ miễn dịch sẽ phản ứng với sự tấn công của virus, và sau đó sẽ vô hiệu chúng trong một thời gian nhất định. Với Corona, khoảng 10 ngày thì sẽ tự khỏi. Nhưng trong thời gian 10 ngày đó, cần chăm sóc tốt để tránh bội nhiễm, tránh lây lan, chống mệt mỏi, v.v… Nói chung là khá phiền phức.
Điều phiền phức nhất khi hệ miễn dịch của con người phản ứng chữa trị virus là nó tạo ra chất sinh nhiệt (pyrogen). Chất này sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng lên để xử lý virus. Nhưng nếu quá cao, sẽ gây ra hiện tượng co giật, các vấn đề sức khỏe khác nghiêm trọng. Đông Y gọi là Nhiệt cực sinh phong (rung, giật). Do đó, cần chú ý hạ nhiệt cho cơ thể.
Đến đây, có thể nhìn ra cách để xử lý cúm Corona Vũ Hán rồi đúng không?
1. Đảm bảo đủ Vitamin D trong điều kiện kém ánh sáng mùa Đông. Cách tốt nhất là ăn các thực phẩm giàu vitamin D như: Tôm, Vỏ trứng gà, Lòng đỏ trứng gà, nước cam, nấm, sữa đậu nành, sữa bò, ngũ cốc, bột yến mạch.
2. Làm ấm thân thể, giữ cho thân thể đủ nước, cổ đủ ấm và đủ ẩm.
3. Tập luyện khí công để bồi bổ Dương khí, Vệ khí. Khi Vệ khí vững chắc, thì sẽ không dễ cảm nhiễm khí Hàn tà, và dù có ở chung với người bị nhiễm cúm cũng không sao.
4. Vitamin C có thể giúp nâng cao thêm một chút hệ miễn dịch trong thời gian này.
5. Thực hành tốt các khuyến cáo y tế để tránh lây lan.
6. Không nên quá hoảng loạn, bởi vì hoảng loạn sẽ thương Thận, càng dễ cảm nhiễm Hàn Tà.
Nhưng virus corona chủng mới nguy hiểm hơn nhiều các phiên bản cũ?
Về mặt sinh học, virus nào cũng chưa được công nhận là một “CON”, tức là không có khả năng sinh tồn độc lập ở môi trường. Nói ngắn gọn, virus không phải là một “DẠNG SỐNG”, mà chỉ như một loại “Mã di truyền” được nhét vào trong một lớp vỏ protein, hệt như một tờ giấy viết vài dòng hướng dẫn nhét vào trong 1 cái chai thủy tinh rồi nút kín lại. Nó có khả năng tồn tại ở trong môi trường nhất định. Khi lớp vỏ protein bị phá vỡ, thì nó bị hủy. Nếu lớp vỏ protein vẫn còn, thì nó vẫn tồn tại.
Lưu ý: Tồn tại thôi, chứ không hề “SỐNG”, tức là nó không có khả năng lớn lên, cũng không có khả năng sinh sản, cũng không có khả năng tiêu thụ bất kỳ năng lượng nào. Y hệt như cái chai chứa tờ giấy có chữ bên trong, được nút kín lại vứt ở ngoài môi trường.
Bao quanh virus là một lớp vỏ protein, có các vòi gọi là Thụ thể, hay Chìa khóa. Bên trong nó chứa DNA hay RNA, là đoạn mã di truyền. Để dễ hình dung, đoạn mã di truyền ấy giống như mấy dòng chữ hướng dẫn thôi, chứ không có gì cả.
Khi một virus tiến nhập vào cơ thể người hay động vật, thì nó sẽ lang thang khắp nơi theo dòng chảy của máu và các loại dịch… Thụ thể của nó giống như các ăng-ten, sẽ liên tục tìm kiếm một tế bào phù hợp để xâm nhập vào bên trong. Trên bề mặt tế bào, cũng có cơ chế thụ thể, nên khi hai thụ thể này “bắt sóng” được nhau, thì tế bào liền “mở cửa” cho virus vào bên trong nó, hoặc cho phép virus “bắn” vào trong tế bào đoạn mã di truyền DNA hay RNA.
Khi virus (hoặc đoạn mã di truyền DNA hay RNA) đã vào bên trong tế bào thì nó liền “chiếm quyền điều khiển” bộ máy sinh hóa của tế bào để sao chép thành nhiều virus. Nên nhớ: nó chỉ tạo ra thật nhiều bản sao thôi. Chính bộ máy sinh hóa của tế bào đã “làm theo chỉ dẫn” của mã di truyền virus mà tạo ra các bản sao của virus.
Thật ra, có 2 loại virus. Loại nhân bản thật nhiều và loại chỉ “viết thêm” một chút vào bộ mã di truyền của vật chủ. Loại 1 thì sẽ phá vỡ tế bào vật chủ và giải phóng ra môi trường bên ngoài tế bào vô số các virus mới, và lại đi nhiễm vào các tế bào cùng loại khác. Phương thức tồn tại này gọi là Ly giải. Còn loại chỉ “viết thêm” vào bộ mã di truyền thì không phá vỡ tế bào. Nó sẽ được tế bào lưu giữ, và mỗi lần phân chia, sẽ sao chép bộ mã ấy. Như vậy, sẽ có vô số tế bào bị nhiễm, mà không hề gây ra bệnh tật gì. Chỉ tới khi nào đủ điều kiện kich hoạt được “ghi” trong bộ mã, thì nó mới phát sinh sự tàn phá tế bào. Lúc đó, lập tức hàng loạt tế bào có thể phát sinh biến dị, gây ra những tổn thương diện rộng tức thời. Phương thức tồn tại này gọi là Phân giải.
Dù phương thức nào, thì sau khi tế bào bị nhiễm rồi, sẽ phát động cơ chế miễn dịch để vô hiệu hóa sự lây nhiễm và chống lây nhiễm. Về cơ bản, các tế bào sẽ “báo động” và hệ miễn dịch sẽ tới để “nhận diện” virus, “nhận diện” tế bào bị nhiễm. Sau khi nhận diện xong, sẽ kích hoạt chế độ “không tiếp nhận”, và “thực bào”. Tế bào sau đó sẽ không tiếp nhận “tín hiệu thụ thể” nữa, và virus sẽ không lọt vào trong được. Khi không lọt vào trong được, thì gọi là bị “vô hiệu”. Các tế bào đã bị virus lọt vào trong rồi thì bị “nuốt” bởi Đại Thực Bào, và hệ miễn dịch hoàn thành quá trình “tự chữa”. Từ nay, virus sẽ bị nhận diện, và cơ thể miễn dịch hoàn toàn với chủng virus đó.
Không có bất kỳ thuốc nào thật sự hiệu quả để chữa bệnh khi virus đã xâm nhập tế bào. Thuốc kháng sinh không thể diệt được virus, vì nếu diệt virus thì bằng như diệt tất cả tế bào. Một số thuốc giúp “tẩy rửa” phần vật chất virus sau khi chúng bị vô hiệu còn tồn tại bên trong thân thể, làm thân thể cảm thấy “thoải mái” hơn một chút. Các bệnh do virus gây ra thường đều do cơ thể tự chữa được – nếu có thể chăm sóc tốt để đủ sức khỏe trong thời gian hệ miễn dịch đang chiến đấu.
Khi hệ miễn dịch chiến đấu chống virus, thường sinh ra nhiệt độ. Nhiệt độ tăng lên làm giảm sức tấn công của virus (chứ không thể diệt nó). Nhưng tăng quá cao thì ảnh hưởng tới hệ thần kinh và cơ, gây co giật và có thể tử vong. Do vậy, rất cần các biện pháp hạ sốt trong thời gian này. Nên nhớ, nhiệt độ là cần thiết của hệ miễn dịch, nên không thể hết sốt được nếu hệ miễn dịch chưa xử lý xong. Còn nếu xong rồi, thì sốt cũng sẽ tự hết, không cần hạ sốt.
Khi virus ly giải tế bào, thì sẽ có tế bào bị chết, và giải phóng ra các hóa chất làm cho cơ thể mệt mỏi, đau yếu. Lúc này, nước sẽ đóng vai trò giảm đau tốt, nếu tiêu thụ đủ lượng. Cũng có thể dùng các thuốc giảm đau, hạ sốt để tránh khó chịu. Nhưng nước vẫn là thứ rất quan trọng để thanh tẩy các hóa chất độc hại ra ngoài cơ thể.
Phòng bệnh là một việc khó với virus, vì chúng rất nhỏ, và có thể trôi nổi trong không khí ở các điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp. Nếu độ ẩm cao, thì virus sẽ bị rớt xuống đất. Nếu nhiệt độ cao, hay phơi ra ánh nắng mặt trời có tia cực tím (UV) thì chúng bị hủy. Cho nên, cứ mùa Đông lạnh giá, độ ẩm thấp (hanh khô), thì virus cúm corona cực dễ phát tán và lây nhiễm. Đó là vì sao, mùa Đông hanh heo là mùa của các loại cúm.
Nhưng không phải là không có cách. Đã có bằng chứng cho thấy, dù ở trong ổ dịch, nhiều người vẫn thoải mái ăn chơi mà không dính virus. Vì sao?
Điều chủ yếu là vì thân thể họ có tế bào khỏe, với màng bảo vệ tốt, không dễ bị “mở khóa” bởi virus. Chúng ta đều biết, sự “nhạy cảm” thường là vì yếu đuối mà sinh ra. Tế bào “nhạy cảm” với virus là vì nó yếu. Do đó, cần làm cho tế bào mạnh lên. Để có điều đó, thì cần một nội môi sạch sẽ và chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Đông Y xem trọng yếu tố Vệ khí (khí bảo vệ) và Dinh khí. Khí bảo vệ là bên ngoài. Nếu nó yếu, thì bất kể thứ gì cũng có thể xâm phạm vào trong. Cho nên, cần có vệ khí sung mãn. Vệ khí này cũng gọi là Dương khí. Nếu là bên ngoài, cũng gọi là Phế vệ, vì phế biểu lý với da lông, lớp bảo vệ bên ngoài.
Dương khí sung mãn không gì bằng tập luyện khí công. Khí công có thể giúp toàn thân thông kinh hoạt lạc, khí huyết sung mãn, nội môi sạch sẽ không chỗ bế tắc. Một gợi ý là Pháp Luân Công với hàng trăm triệu người đạt được trạng thái thân thể gần như miễn nhiễm với virus.
Đông Y cũng nói tới Chính khí. Một khi Chính khí mạnh, thì tà khí không xâm phạm nổi. Mà Chính khí gồm có 2 phần. Phần thực thể, là việc ăn uống, rèn luyện. Phần tinh thần, thuộc về tu dưỡng tâm tính. Nếu có một tâm tính thuần khiết, ít phiền não, thì sẽ đạt được Chính khí sung mãn, là điều kiện dự phòng tốt nhất cho cơ thể chống lại tà khí bên ngoài, trong đó có virus.
Cũng nên biết, con đường nhiễm của Corona là đường hô hấp, cho nên bịt miệng mũi là biện pháp rất quan trọng khi đi ra ngoài.
Và không nên quên một điều: mỗi loại virus chỉ phù hợp với một loại tế bào. Vì thế, corona chỉ có tác động tới phổi. Chăm chút cái phổi cho tốt, thì corona cũng không thành vấn đề.
Lương y Trần Phước
Đăng theo Facebook Phuoc Tran Tan dưới sự đồng ý của tác giả. Bài do TTVN biên tập, đặt tựa. Vui lòng đọc bài gốc tại đây.
Xem thêm:
Từ khóa virus corona dịch viêm phổi cấp tại Trung Quốc đông y