Ý nghĩa câu tweet của Tổng thống Trump về vụ tấn công mạng
- Cao Sơn
- •
Vụ tấn công mạng qua SolarWinds khiến tin tặc có thể xâm nhập vào các cơ quan Chính phủ Hoa Kỳ, bao gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ An ninh Nội địa, Bộ Năng lượng, Bộ Ngân khố và Bộ Thương mại cùng nhiều công ty lớn nhỏ khác nhau. Trong khi phe Dân chủ và các kênh truyền thông lớn thiên tả nhấn mạnh thông điệp “Hoa Kỳ đang trải qua một cuộc tấn công mạng quy mô lớn và liên tục”, rằng Nga đứng sau hậu trường, ông Biden cũng tuyên bố sẽ đưa an ninh mạng trở thành “ưu tiên” của chính phủ mới, thì Tổng thống Donald Trump lại có bình luận trái ngược.
Ngày 19/12, Tổng thống Donald Trump lần đầu bình luận về vụ tấn công mạng qua SolarWinds. Ông viết:
“Tình hình tấn công mạng mà các kênh truyền thông tin giả đưa tin nghiêm trọng hơn nhiều so với thực tế. Tôi đã được báo cáo đầy đủ và mọi thứ trong tầm kiểm soát tốt. Nga, Nga, nước Nga luôn là ưu tiên đổ lỗi hàng đầu khi xảy ra bất cứ chuyện gì, bởi vì các phương tiện ‘truyền thông dòng chính giả mạo’ (Lamestream), chủ yếu vì các cân nhắc tài chính, mà ‘đứng hình’ khi thảo luận về khả năng nó có thể là do Trung Quốc (chỉ nói có thể thôi cũng không dám!). Các máy bỏ phiếu lố bịch của chúng ta cũng có thể đã bị tấn công trong cuộc bầu cử, mà hiện nay rõ ràng là tôi đã thắng lớn. Đây càng là sự xấu hổ hủ bại đối với nước Mỹ.“
Dòng tweet của Tổng thống Trump là để cảnh tỉnh người dân Mỹ đừng để bị ‘cuốn theo chiều gió’ của truyền thông thiên tả. Ông nói rõ, bất kể chuyện gì xảy ra với nước Mỹ đều đem đổ cho Nga trong khi không dám đề cập đến khả năng nó có thể là do Đảng Cộng sản Trung Quốc đứng sau thực hiện. Phần mềm SolarWinds có lỗ hổng, tạo thành sơ hở như cánh cửa mở khiến tin tặc có thể len lỏi vào, như vậy, không chỉ có Nga, mà bất kỳ nước nào biết đến lỗ hổng này đều có thể xâm nhập, và không loại trừ khả năng nhiều nước đã truy cập vào cùng lúc.
Trong dòng tweet này, Tổng thống cũng đề cập đến khả năng các máy bỏ phiếu bầu cử cũng có thể bị tấn công và ông đã thắng lớn. Ông muốn người dân tập trung vào việc cuộc bầu cử bị gian lận, và không muốn họ bị phân tán sự chú ý.
Vậy vì sao dòng tweet này của Tổng thống cũng được gửi đến Giám đốc Tình báo Ratcliffe và Ngoại trưởng Mỹ Pompeo?
Trước tiên nói về trường hợp của ông Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Ratcliffe. Hôm 16/12, phóng viên Catherine Herridge của CBS đưa tin, ông John Ratcliffe đã nói với CBS rằng “đã có sự can thiệp bầu cử nước ngoài của Trung Quốc, Iran và Nga vào cuộc bầu cử tháng 11 năm nay”.
Lẽ ra ông Ratcliffe phải gửi báo cáo đánh giá về việc can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử cho Tổng thống Trump vào ngày 18/12 (là hạn chót 45 ngày sau Ngày bầu cử 3/11) theo Sắc lệnh Hành pháp được ký vào năm 2018. Tuy nhiên, ông Ratcliffe đã được thông báo rằng cộng đồng tình báo sẽ không đáp ứng được thời hạn ngày 18/12 vì “các cơ quan chưa hoàn tất việc phối hợp để cho ra báo cáo.”
Ông Ratcliffe chỉ mới được Tổng thống Trump bổ nhiệm vào chức vụ này từ ngày 26/5 năm nay, khó tránh khỏi tình trạng ‘trên bảo dưới không nghe’ vì một số nhân vật trong Cơ quan Tình báo có thể cũng đã theo chính phủ ngầm. Báo cáo không ra được đúng hẹn, không phải vì bản thân ông Ratcliffe, mà vì “các cơ quan” đã không phối hợp với ông được hiệu quả.
Về Ngoại trưởng Mike Pompeo, dòng tweet của Tổng thống cũng gửi đến có ý nhắc nhở ông. Tối ngày 18/12, ông Pompeo cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên Fox News rằng, Chính phủ vẫn đang giải mã các cuộc tấn công mạng, nhưng ông tin rằng Nga đứng sau vụ tấn công mạng qua SolarWinds, Nga là một quốc gia thù địch với Mỹ, nhưng ĐCSTQ là mối đe dọa hàng đầu của Mỹ. Ngày hôm sau, hầu hết các phương tiện truyền thông đều đưa tin rằng ông Pompeo tin rằng Nga đã khởi xướng cuộc tấn công mạng này và đây được coi là tuyên bố công khai đầu tiên của một quan chức chính quyền Trump, tác động không hề nhỏ.
Tất nhiên, Nga đứng sau vụ tấn công mạng qua SolarWinds vẫn là một khả năng không thể thẳng thừng gạt bỏ, nhưng bên cạnh đó, cũng có khả năng là các thế lực chống Trump đã thông đồng với ĐCSTQ thực hiện.
Trả lời phỏng vấn Fox News hôm 18/12, Tướng Michael Flynn, cựu Cố vấn An ninh quốc gia của Nhà Trắng, đã tiết lộ tin tức chấn động mới nhất về sự can thiệp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào cuộc bầu cử, phát động cuộc chiến chống lại Hoa Kỳ. Ông cùng các luật sư Sidney Powell và Lin Wood hối thúc Tổng thống Donald Trump thực hiện thiết quân luật.
“Chúng ta đang nói về các cuộc tấn công mạng, thì đây chính là một loại tấn công mang tính chiến tranh, cũng giống như việc sử dụng các loại vũ khí khác để tấn công chúng ta vậy. Trong tình hình trước mắt là đang thông qua thông tin, gian lận và trộm cắp thông tin để khơi mào chiến tranh,” Tướng Flynn nói. “Chúng ta đang trong một cuộc chiến tranh thông tin, và có lẽ kẻ thù chủ yếu nhất chính là ĐCSTQ.”
Tướng Flynn ngay sau đó đã đưa ra thông tin chấn động, ngày 18/12, Tổng thống Trump đã nhận được bằng chứng về việc ĐCSTQ can thiệp vào cuộc bầu cử từ phe đồng minh.
“Trong quá trình quan sát, các quốc gia này đã phát hiện thấy các cuộc tấn công vào hệ thống bầu cử Hoa Kỳ và quá trình bầu cử ngày 3/11, họ sẵn sàng cung cấp bằng chứng trực tiếp cho Tổng thống Trump. Các đối tác và nhà phân tích nước ngoài này rất sẵn lòng giúp đỡ chúng tôi trong việc đối phó với sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử Hoa Kỳ. Bây giờ chúng tôi đã có bằng chứng, hôm nay chúng tôi đã nhận được bằng chứng rất, rất quan trọng.”
“Xét về tất cả các hành vi đáng kinh ngạc bị phát hiện trong an ninh bầu cử, chúng tôi không thể dung thứ cho những thế lực nước ngoài này. Chúng tôi có bằng chứng trực tiếp chứng minh đây là một thế lực nước ngoài.”
Sau khi Tướng Flynn cho biết Tổng thống Trump đã nhận được bằng chứng về việc ĐCSTQ can thiệp vào cuộc bầu cử, thì Tổng thống có tweet bình luận về vấn đề tấn công mạng có khả năng từ Trung Quốc. Liệu “bằng chứng có cấp độ hạt nhân” này khi nào sẽ được đưa ra công chúng?
Cao Sơn
Xem thêm:
Từ khóa Solarwinds hacker tấn công mạng tin tặc Gian lận bầu cử Bầu cử Mỹ bầu cử tổng thống Mỹ 2020