Nội hàm to lớn của đức âm nhã nhạc
- An Hòa
- •
Vì sao gọi là “Đức âm nhã nhạc”? Nhạc như thế nào mới xứng là “Đức âm nhã nhạc”?
Trong lời tựa của “Kinh Thi” có câu thế này: “Tình cảm trong lòng nảy sinh, cảm kích, không thể nén nổi, bèn thông qua ngôn ngữ biểu đạt. Nếu ngôn ngữ không đủ biểu đạt tình cảm, thì sẽ nảy sinh xuýt xoa than thở. Khi xuýt xoa than thở vẫn chưa đủ biểu đạt tình cảm thì kéo dài giọng mà hát lên. Khi hát lên vẫn không đủ biểu đạt tình cảm thì tay múa chân nhảy, nhảy múa tung tăng”. Vào thời cổ, thơ ca, âm nhạc và vũ đạo, ba lĩnh vực là một thể thống nhất, trong thơ có nhạc, trong nhạc có múa, trong múa có thơ, ba hợp một, gọi chung là “Nhạc”. Nhạc có nội hàm rất to lớn, tinh tế và sâu sắc.
Vì sao gọi là “Đức âm nhã nhạc”? Thời kỳ viễn cổ, trong tình huống âm dương không điều hòa, vạn vật lệch khỏi Đại Đạo, phép tắc tự nhiên bị phá hoại, thì cổ nhân sáng tác ra nhạc vũ để cân bằng âm dương, khai thông dẫn đạo vạn vật, làm cho tự nhiên trở về trạng thái hài hòa, làm cho thiên hạ lại trở về với Đại Đạo.
Trong thiên nhiên, nước chảy róc rách trên núi sẽ sinh ra tiếng (thanh). Khi tiếng và tiếng có thể cảm ứng lẫn nhau, sản sinh ra quy luật biến hóa thì sẽ phát ra âm (tiếng phát lộ ra có điệu trong đục cao thấp gọi là âm). Sự hài hòa tương phối giữa âm và âm sẽ phát ra thanh âm, tức là nhạc. Nhạc sinh ra từ tự nhiên, bản lai cũng mang theo đức âm của tự nhiên vậy.
Trời có mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Đất có núi, sông cùng các biển đảo. Năm tháng có sự trưởng thành của vạn vật. Phàm là hết thảy vạn vật trong tự nhiên đều có sự khác biệt đồng thời cũng có sự hài hòa, đó cũng gọi là nhạc vậy.
Cổ nhân có triết lý nhân sinh “Tĩnh quan thiên địa, sư pháp tự nhiên”, ý tứ chính là yên lặng dõi theo Trời Đất và thuận theo tự nhiên. Thiên nhiên có quy tắc vận hành nhất định, vào những lúc có biến đổi, thiên nhiên có thể khởi phát, điểm hóa cho con người. Con người sống yên vui trong Trời Đất, trong “bất tri bất giác” mà học được sự bao dung của tự nhiên, cũng học được cách khiêm tốn, nhún nhường. Những điều ấy đều được biểu hiện thông qua “Đức âm nhã nhạc”.
Âm nhạc: Mạch chảy ngàn năm từ văn hóa Thần truyền Âm nhạc xuất sinh từ đâu? Nội hàm của nó là gì? Vì sao nó lại có được những công dụng thần kỳ đến như vậy? | |
Thiên nhân hợp nhất: Cảnh giới cao thượng của âm nhạc cổ đại Âm nhạc làm cho con người cảm thụ được sự chân thực, bao la và vĩnh hằng. | |
Âm nhạc có sức mạnh giáo hóa và chính lại đạo đức con người Âm nhạc thực sự có sự sống, có linh hồn, có thể phản ánh ra nhân phẩm của người sáng tác và người nghe nhạc. | |
Âm nhạc truyền thống có thể dưỡng tâm con người Nhạc giả, thiên địa chi hòa dã. | |
Sức mạnh cảm ứng tâm linh của tiếng đàn Cổ Cầm Cổ Cầm là loại nhạc khí thiết yếu mà người quân tử thời cổ đại thường mang theo bên mình. | |
Bách bệnh sinh ra bởi khí và được chấm dứt bởi âm nhạc Âm nhạc là một loại ngôn ngữ, một loại tâm tình… | |
Trống thời cổ đại được xưng là thần khí Âm thanh của trống có thể tương thông với Trời. Trong các nghi lễ hay các buổi lễ âm nhạc đều không thể thiếu tiếng trống. | |
An Hòa
Từ khóa âm nhạc cổ đại đức âm nhã nhạc