10 kiểu nhân viên mà sếp cảm thấy chán ghét nhất
- Minh Tâm
- •
Bạn có biết sếp của bạn ghét kiểu nhân viên nào nhất không? Trong hoàn cảnh thông thường, ngoài việc tỏ ra không hài lòng với những nhân viên lười biếng trong công việc, làm việc kém hiệu quả, sếp còn tỏ ra chán ghét những nhân viên có 10 hành vi sau.
1. Kiểu nhân viên không kiểm soát được lời nói
Một số nhân viên làm việc chăm chỉ, có thành tích xuất sắc, nhưng lại không kiềm chế được lời nói của mình, thường lấy khuyết điểm của người khác làm đề tài nói chuyện, sau lưng mọi người bàn tán khuyết điểm của đồng nghiệp, nói xấu công ty và sếp của họ. Những nhân viên như vậy cho dù có làm việc chăm chỉ đến đâu và thành tích của họ có tốt đến mấy thì cũng sẽ không được sếp quý mến.
2. Người không phân biệt công với tư
Hiện tượng này thường xảy ra ở những nhân viên có thâm niên trong công ty, họ cảm thấy mình đã đóng góp nhiều hơn cho công ty, thường sẽ có hành vi biểu hiện ra không câu nệ tiểu tiết và sử dụng tài nguyên của công ty cho mục đích cá nhân. Sếp rất không hài lòng với những nhân viên như vậy. Đồng thời, hành vi này cũng bộc lộ chỗ thiết sót trong việc quản lý của một công ty.
3. Người khoe khoang khoác lác
Một số nhân viên dựa vào thế mạnh của mình ở một phương diện nào đó, nên không coi ai ra gì và thích ba hoa khoác lác về bất cứ điều gì để chứng tỏ rằng bản thân họ không việc gì là không làm được. Trong mắt người đó, những nhân viên khác trong công ty đều không bằng mình, khi đạt được một chút thành tích liền trở nên tự mãn và khoe khoang khắp nơi. Loại hành vi này là điều cấm kỵ ở nơi làm việc.
4. Người đa nhiệm
Ngày nay, ngoài công việc cố định trên công ty, nhiều nhân viên còn có một hoặc nhiều công việc bán thời gian bên ngoài công ty, làm thêm nhiều việc, hàng ngày họ vô cùng bận rộn và có rất ít thời gian dành cho công việc chức vụ của mình trong công ty. Những nhân viên như vậy sẽ không được sếp khẳng định và thừa nhận.
5. Người đứng núi này trông núi nọ
Loại người này “thân ở doanh trại Tào, nhưng tâm lại ở đại Hán”, họ làm việc ở một công ty, nhưng lại không thể an tâm và ổn định hoàn thành công việc của mình một cách thiết thực, họ luôn đứng núi này trông núi nọ và sẵn sàng thay đổi công việc bất cứ lúc nào. Làm sao sếp có thể tin tưởng một nhân viên như vậy?
6. Người thích tìm lý do bào chữa
Một số người gặp vấn đề trong công việc nhưng họ không bao giờ tìm kiếm nguyên nhân từ bản thân, mà chỉ kiếm cớ để trốn tránh trách nhiệm. Kiểu nhân viên không chủ động gánh vác trách nhiệm sẽ không thể tiến xa được trong tương lai.
7. Người thích gây rắc rối
Khi có sự bất công nhỏ trong công ty, một số nhân viên sẽ đứng ra gây rắc rối. Đối với loại nhân viên này, mặc dù bề ngoài đôi khi sếp chấp nhận những đề xuất và yêu cầu của họ một cách chân thành, nhưng trong lòng lại rất chán ghét họ, một khi có cơ hội sẽ không chần chừ cho họ nghỉ việc.
8. Người hẹp hòi
Nhiều nhân viên có lòng dạ hẹp hòi, không thể chấp nhận những ý kiến bất đồng và một khi có cơ hội làm trưởng nhóm thì tự cho mình là trung tâm. Khi là một thành viên bình thường của nhóm thì lại làm việc một mình và cư xử một cách lập dị, coi những người có ý kiến khác với mình là kẻ thù, còn chờ đợi thời cơ để trả thù. Những nhân viên như vậy chắc hẳn là những con cừu đen của nhóm. Họ không chỉ đấu với đồng đội của mình, mà lại còn đòi hỏi sự đoàn kết và hợp tác của người khác, quả thực không thể xây dựng được một đội xuất sắc với những người như vậy. Làm sao ông chủ có thể ưu ái một nhân viên như vậy?
9. Người không có lòng cảm ân
Khi công ty phát triển tốt, họ có thể được hưởng những chế độ đãi ngộ tốt từ sếp và các đồng nghiệp. Tuy nhiên, khi công ty tạm thời rơi vào khủng hoảng, bản chất thật sự của một số người sẽ bộc lộ ra, họ sẽ luôn so đo và mặc cả với sếp, trong tâm cũng không hề biết ơn về những điều họ đã từng nhận được. Đến khi công ty có thể vượt qua khó khăn và phát triển trở lại, người đó lại phàn nàn rằng ông chủ không công nhận tài năng của mình. Những nhân viên như vậy sẽ luôn khiến sếp cảm thấy chán ghét.
10. Người luôn phàn nàn
Có những nhân viên luôn cảm thấy sếp và đồng nghiệp không công bằng với họ, hơn nữa, họ luôn muốn phàn nàn về mọi thứ trong công việc. Làm sao ông chủ có thể thích một nhân viên như vậy?
Vì vậy, nếu muốn được sếp coi trọng và đánh giá cao thì bạn nên tránh 10 kiểu hành vi trên. Theo cơ sở này, thêm vào sự thông minh và chăm chỉ của bạn, việc được sếp công nhận không còn là điều khó nữa.
Từ khóa kiểu nhân viên sếp