15 triệu đồng cho một lít mật ong tại Trung Đông
- Ngọc Ánh
- •
Ngày càng nhiều người Yemen chuyển sang lĩnh vực sản xuất mật ong như một phương thức tạo thu nhập thay thế trong thời kỳ chiến tranh.
Từ lâu, Yemen đã nổi tiếng với ngành sản xuất mật ong tốt nhất trên thế giới, nó thường được so sánh với mật ong ở Manuka đến từ New Zealand. Một vài loại mật ong có chất lượng tốt nhất và sạch nhất, đến từ những con ong được nuôi riêng trên những bông hoa của cây táo sidr, sản phẩm tạo ra có màu mật nhạt hơn với vị cay nồng.
Theo báo cáo 2020 của Liên Hiệp Quốc, ước tính có khoảng 100.000 người nuôi ong quy mô nhỏ tại Yemen, sản xuất ra khoảng 1.580 tấn mật ong mỗi năm, trong đó có 840 tấn được xuất khẩu.
Mật ong sidr có thể bán lên tới 500 đô-la một kg ở các khu vực vịnh lân cận như Ả Rập Xê Út, và các tiểu vương vương quốc Ả Rập Thống Nhất. Trong khi những người am hiểu về mật ong xác nhận rằng sản phẩm của người Yemen xứng đáng có mặt trên thị trường toàn cầu, thì sự bất ổn về chính trị trong hàng thập kỷ qua lại khiến sự phát triển của mật ong trở nên khó khăn và giới hạn.
Với mong muốn phát triển ổn định và mang lợi nhuận đến cho đất nước, Chính phủ đã xác định mật ong là lĩnh vực chính cho sự phát triển này: những người nuôi ong, người bán buôn và người xuất khẩu nói rằng họ luôn muốn chia sẻ vàng lỏng của mình với thế giới.
Một thế hệ trước, những tổ ong vẫn được nuôi trong những thân cây trống và được vận chuyển trên lưng lạc đà; nhưng bây giờ, những tổ ong được sản xuất bằng máy nhập khẩu và được đem đi bằng xe bán tải giúp công việc trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, những người nuôi ong tại Yemen gặp phải vấn đề khó khăn trong việc thiếu nhiên liệu.
Mặc dù mật ong giúp kiếm ra lợi nhuận, tuy nhiên vẫn luôn có những thách thức với người nuôi ong cần phải vượt qua. Nếu những con đường bị cản trở, hay chiến tranh xảy ra thì sẽ không thể di chuyển tổ ong đến những vùng đất rộng rãi hơn, và những con ong sẽ bị chết. Kể cả những con côn trùng cũng bị gặp nguy hiểm từ việc những người nông dân sử dụng thuốc trừ sâu không kiểm soát.
Bất ổn chính trị cũng đồng nghĩa với việc nuôi ong trở thành công việc nguy hiểm đối với con người. Họ có thể đạp phải mìn hoặc việc di chuyển tổ ong vào lúc tối dễ bị những lực lượng hiếu chiến của Yemen nghi ngờ, họ cũng bị theo dõi chặt chẽ bằng máy bay không người lái của Mỹ và Ả Rập Xê Út.
Mohammed bin Lasharm, một người bán buôn mật ong cho biết một trong những người cung cấp của anh ấy đã bị tấn công bởi một cuộc không kích bởi chính quyền Ma’rib. “Anh ấy đã may mắn sống sót. Họ có thể đã nghĩ anh ấy là al-Qaida”, Lasharm cho biết.
Mặc dù nguy hiểm, nhưng với sự lạm phát tăng cao và công việc ổn định bị giảm xuống ngày càng có nhiều người chuyển sang nuôi ong như một nguồn thu nhập thay thế.
Một người nuôi ong tên Aulagi cho biết anh rất tự hào về công việc của mình và sẽ không từ bỏ dù bất kể lý do gì. “Thỉnh thoảng cũng sẽ cô đơn vì tôi chỉ gặp gia đình một lần một tháng. Nhưng công việc này vẫn tốt hơn so với công việc xây dựng ở Ả Rập Xê Út mà tôi từng làm trước đó. Ong và mật ong là sự ban phúc đến từ Thiên chúa và tôi biết ơn Ngài.”
Những người nuôi ong hiện đang cố gắng thuyết phục chính quyền hay những nhà từ thiện địa phương từng bước giúp họ trồng nhiều cây sidr hơn nữa đồng thời xây dựng một hệ thống giấy chứng nhận an toàn thực phẩm để có thể tăng khả năng tiêu thụ nhờ xuất khẩu.
Ngọc Ánh, theo Guardian
Xem thêm:
Từ khóa mật ong nội chiến Yemen Trung Đông Yemen Mật ong sidr